Bữa sáng miễn phí ở trường
Theo trang tin Malaysiakini, Chính phủ Malaysia dự kiến thực hiện chương trình cung cấp bữa ăn sáng miễn phí cho học sinh tiểu học trên toàn quốc kể từ năm 2020.
Một bữa ăn sáng miễn phí trong trường học
Phát biểu với truyền thông, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết, chính phủ có thể sử dụng nguồn quỹ hợp nhất từ các bộ ngành khác nhau để thực hiện chương trình nói trên. Đối tượng được hưởng lợi từ chương trình là học sinh tiểu học tại các trường công và các trường được chính phủ đài thọ. Về thực đơn cho bữa sáng, vị Thủ tướng 94 tuổi, vốn là một bác sĩ, cho biết, có rất nhiều thực đơn có lợi cho sức khỏe của học sinh, phù hợp với mục tiêu đảm bảo dinh dưỡng trong mỗi bữa sáng do chương trình đề ra.
Trước đó, Bộ trưởng Giáo dục Malaysia Maszlee Malik cũng đưa ra thông báo về chương trình này. Theo đó, khoảng 2,7 triệu học sinh tiểu học tại Malaysia sẽ được cung cấp bữa sáng miễn phí kể từ tháng 1-2020. Chính phủ sẽ chi 2-3 tỷ ringgit (470 -710 triệu USD) cho chương trình này, tùy thuộc vào thực đơn bữa sáng cho học sinh.
Trong vài năm gần đây, ngoài nâng cao chất lượng giáo dục, Chính phủ Malaysia còn chú trọng đến việc giảm bớt gánh nặng cho các bậc phụ huynh. Kể từ năm 2012, học sinh các trường tiểu học và trung học công lập của Malaysia được miễn học phí hoàn toàn. Chính phủ chi trả toàn bộ các khoản chi tiêu cho giáo dục mà không đòi hỏi các bậc phụ huynh hay người dân phải đóng góp. Trước đó, học sinh các trường tiểu học ở Malaysia cũng chỉ phải đóng 24,5 ringgit (7,35 USD) trong khi học sinh các trường trung học đóng 33,5 ringgit (11,16 USD) cho mỗi năm học để mua giấy kiểm tra, đóng phí bảo hiểm và các hoạt động thể thao.
Đối với khu vực giáo dục tư nhân, Malaysia cũng có những khuyến khích đáng kể như giảm thuế thu nhập 70% cho các trường hoặc chiết khấu thuế đầu tư 100% trong thời gian 5 năm, cắt giảm chi phí quảng cáo ở nước ngoài để thu hút học sinh nước ngoài, miễn thuế nhập khẩu và bán thiết bị giáo dục.
Video đang HOT
THANH HẰNG
Theo SGGP
Bí ẩn sự mất tích của MH370: Hậu quả khủng khiếp sau sự biến mất của máy bay và những nỗi đau khôn tả
Không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, đặc biệt là ngành hàng không, sự mất tích của máy bay MH370 còn để lại những nỗi đau khôn xiết cho đến tận bây giờ.
Ngành hàng không và nền kinh tế thiệt hại lớn
Theo Express, hàng không Malaysia đã nhận được 58 triệu bảng Anh từ chính phủ Malaysia trong động thái nhằm cứu ngành hàng không này khỏi sự tổn thất sau sự mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370.
Đầu năm nay, chính phủ Malaysia đã rót cho ngành hàng không nước này 97 triệu bảng. Năm 2014, máy bay dân sự quốc tế MH370 đã biến mất khi bay từ sân bay Kuala Lumpur tới sân bay Bắc Kinh, Trung Quốc. Phi hành đoàn của Boeing 777 lần cuối liên lạc với trạm kiểm soát không lưu khoảng 38 phút sau khi cất cánh và khi đó máy bay đang bay qua Biển Đông.
Chỉ vài phút sau đó máy bay biến mất khỏi màn hình radar nhưng vẫn để lại dấu tích trên radar quân sự trước khi bay ngược lại theo hành trình dự kiến trước đó.
Lý do khiến MH370 mất tích vẫn còn là điều bí ẩn
Một thông tin gây sốc với hàng không Malaysia trong cùng năm đó, đó là việc máy bay MH17 bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur bị bắn hạ trong lúc bay qua vùng biển Đông Ukraine khiến 283 hành khách và 15 phi hành đoàn thiệt mạng.
Cả hai thảm kịch đều gây thiệt hại lớn về mặt tài chính cho ngành hàng không Malaysia khiến chính phủ nước này buộc phải rót tiền nhằm cứu ngành hàng không khỏi sự sụp đổ.
Quỹ đầu tư của Malaysia Khazanah Nasional Berhad cũng phải rót tiền và lên kế hoạch cứu vãn hàng không.
Nhà đầu tư Morgan Stanley gần đây đã vạch ra chiến lược mới để cứu ngành hàng không. Tính từ năm 2015-2017, ngành hàng không của Malaysia đã tổn hại đến 1,92 tỉ bảng.
Doanh thu từ hoạt động du lịch chiếm gần 16% tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia và đem lại 14% tổng số việc làm cho quốc gia năm 2012. Tuy nhiên, sự mất tích của MH370 đã tác động lớn đến ngành du lịch nước này sau sự việc.
Rất nhiều du khách cho biết họ không muốn đi du lịch đến Malaysia nữa, đặc biệt là sau khi hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay của chính phủ Malaysia bị chỉ trích nặng nề tại Trung Quốc. Thậm chí, nhiều công ty du lịch của Trung Quốc có thời điểm còn dừng việc bán vé máy bay tới Malaysia.
Những nỗi đau còn lại
Doanh nhân Trung Quốc Li Hua bị đột quỵ, muốn tự tử, còn vợ ông nằm viện vì đau tim kể từ khi con gái của họ mất tích cùng chuyến bay MH370 của Malaysia.
Bà A. Amirtham, nhân viên phòng khám ở Malaysia đã nghỉ hưu, thỉnh thoảng ngất xỉu, thiếu ngủ và mất cảm giác thèm ăn sau khi đứa con trai duy nhất, Puspanathan, biến mất cùng chiếc Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Với bà Li Jiuying, số phận mờ mịt về người anh trai Li Guohai có mặt trên chuyến bay hôm 8/3/2014 khiến bà luôn có cảm giác nặng nề khi phải nói dối người mẹ già yếu. Mẹ bà Li tin rằng con trai mình đang bận công tác và chưa về được.
Nhiều năm sau ngày phi cơ của hãng Malaysia Airlines biến mất, người thân của các hành khách xấu số vẫn mắc kẹt trong nỗi đau.
Nhưng sự thật về vụ tai nạn hàng không lạ lùng này vẫn chưa có lời giải đáp cho các thân nhân. Việc chiếc Boeing 777 mất tích khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh được xem là một trong những bí ẩn khó hiểu nhất của ngành hàng không.
Cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều năm trời ở phạm vi phía nam xa xôi của Ấn Độ Dương, hiện tập trung dò dưới đáy biển bằng thiết bị tìm tàu ngầm kỹ thuật cao, vẫn không đem lại kết quả gì. Giới chức hàng không thế giớiyêu cầu giám sát máy bay từng phút để tránh thảm kịch tương tự xảy ra.
Theo nguoiduatin
Malaysia đóng cửa hàng trăm trường học vì ô nhiễm Chính phủ Malaysia đã đóng cửa hơn 400 trường học ở bang Johor ở miền nam nước này sau khi hàng chục học sinh đã lần thứ 2 trong vòng 3 tháng trở lại đây có dấu hiệu bị bệnh do ô nhiễm hóa chất. Hàng trăm trường học ở Malaysia đã phải đóng cửa vì ô nhiễm Theo AP, Bộ giáo dục...