Bùa ngải cho học sinh: Cần chế tài xử lý
Trước việc nhiều người tư vấn mua bùa để học nhanh, thi đỗ đạt điểm cao, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ cho rằng đây là hành vi lừa đảo.
Không khó tìm khi chỉ cần gõ chữ “bùa yêu”, “ bùa học” trên mạng xã hội sẽ hiện ra một loạt những lời quảng cáo thần thánh khi sử dụng những bùa này.
Theo lời những người bán hàng tự nhận là thầy tư vấn, những học sinh học hành điểm thấp, thua kém bạn bè chỉ cần dùng bùa trong vòng vài tuần sẽ có tác dụng tăng sức mạnh để học sinh học thông minh, học giỏi, đỗ đạt được điểm cao.
Trước lời quảng cáo này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chia sẻ quan điểm với Giáo dục Việt Nam khuyên rằng người sử dụng, đặc biệt học sinh không nên tin vào bùa bói toán bởi những thứ này không có cơ sở khoa học chứng minh.
Mục đích người bán quảng cáo như vậy là để lừa người khác, thực tế không có bùa học để thông minh. Nếu muốn học giỏi bản thân mỗi người phải rèn luyện, ham học còn chuyện dùng bùa chỉ là mê tín dị đoan và cần phải phản đối.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, để ngăn chặn thực trạng này, biện pháp trước hết là cha mẹ học sin phải nhận thức đây là chiêu lừa đảo để giáo dục con cái không nên tin vào. Bậc phụ huynh phải quan tâm và hiểu con cái của mình để không gây nên áp lực cho con cái.
Video đang HOT
Ngoài ra phía an ninh mạng cũng cần phải quản lý, kiểm soát chặt những thông tin để ngăn chặn những quảng cáo tràn lan. Đặc biệt đi kèm với việc ngăn chặn, các cơ quan chức năng phải có một chế tài xử lý những trường hợp quảng cáo vi phạm này.
Ảnh minh họa
Nhận định về nguyên nhân dẫn tới việc nhiều học sinh tìm hiểu mua bùa học về sử dụng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ nói: “Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên có thể do học sinh, bộ phận giới trẻ không hiểu biết, không tìm hiểu kỹ nên dẫn đến bị lừa, tin vào lời quảng cáo của người bán.
Một nguyên nhân khác cũng có thể do các em học sinh bị áp lực từ cha mẹ, cha mẹ kỳ vọng vào con cái dẫn đến việc tạo cho đứa trẻ bị áp lực và muốn tìm một biện pháp nhanh nhất để học giỏi. Vì vậy cha mẹ nên tạo điều kiện, áp dụng biện pháp phù hợp cho con chứ không nên ép buộc, tạo áp lực lên chính con cái mình”.
Trước hiện tượng một số bạn trẻ mua bùa học để học giỏi, bạn Trương Ngọc Linh (17 tuổi, Hà Nội) cho rằng việc sử dụng bùa học không những không đem lại hiệu quả mà còn tốn kém tiền bạc của bố mẹ.
Không có kết quả nào mà không cần tới sự cố gắng, rèn luyện. Bản thân là học sinh ngồi trên ghế nhà trường phải tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập chứ không phải chỉ bằng một cái bùa để vào người sẽ giúp mang lại cho bạn đó một kết quả tốt.
“Việc một bộ phận giới trẻ hiểu sai việc dùng bùa sẽ tạo nên tâm lý ý lại, lười biếng, coi thường việc học và không biết quý trọng cũng như tâm huyết cho việc học để thu về kết quả cao.
Có những bạn học sinh học rất giỏi nhưng vì một số vấn đề tâm lý khi thi cũng dẫn đến kết quả thi bị ảnh hưởng, vậy nên thành công sẽ không bao giờ có chỗ cho những người lười biếng” – nữ sinh này nói.
Nữ sinh nhận học bổng sớm 'Tiếp sức đến trường': Tự tin bước tiếp
Trang nói chỉ cần được đến trường, còn việc duy trì học phí cho các kỳ sau thì cô đã có cách.
Tân sinh viên Lê Thị Trang nhận tiền học bổng "tiếp sức" 10 triệu đồng từ phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh: C.T.
Ban tổ chức chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường 2021" của báo Tuổi Trẻ đã quyết định trao sớm cho tân sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam Lê Thị Trang - nhân vật trong bài viết "Bệnh ung thư không làm nản lòng bước chân vào đại học" suất học bổng 10 triệu đồng.
Nhận được thông tin, ngày đón nhận suất học bổng, Trang đã khóc vì bất ngờ và hạnh phúc. Trang nói: "Số tiền này như cứu lấy đời mình. Mình không thể nghỉ học, nhưng để đến trường lúc này với gia đình và bản thân thì thật khó khăn".
Mẹ của Trang, bà Lê Thị Oanh, kể sau khi biết con đỗ đại học đã chạy vạy để lo học phí, nhưng vì dịch bệnh ai nấy đều khó nên vay mãi mà chẳng đủ. Vợ chồng bà Trang đã nghỉ việc gia công bao bì từ rác thải được hơn một năm nay. Nhiều đợt dịch bệnh khiến công việc chăn nuôi trên mảnh vườn thuê cũng lao đao lận đận. "Con ham học thì mẹ cha mừng, nhưng nghĩ đến cảnh con phải bỏ học vì không tiền thì lòng đau như cắt" - bà Oanh tâm sự.
Trang nói chỉ cần được đến trường, còn việc duy trì học phí cho các kỳ sau thì cô đã có cách. Vừa "bấm tay", Trang vừa nói về kế hoạch của mình: "Thứ nhất là mình đã nhắn xin các anh chị ở Long An cho phép em tranh thủ ngày nghỉ thì về đó làm thêm. Hai nữa là chị chủ tiệm bán gấu bông đã nhắn nếu cần việc cứ nhắn, chị sẽ hỗ trợ. Khi học thì mình vẫn muốn kiếm một công việc nào đó liên quan đến ngành mình học để làm thêm, vừa kiếm tiền nhưng cũng nâng cao kiến thức".
Những kế hoạch về ngày mai tươi sáng hong khô dòng nước mắt. Trang đón nhận ân tình của xã hội, từ đó giúp bạn được đến trường. Bỏ lại sau lưng những nhọc nhằn, chông chênh của tháng ngày phía trước, Trang mỉm cười, tự tin bước tiếp trên con đường mình đã chọn.
Giáo dục phổ thông Bộ chưa tập trung đánh giá người học mà đi xếp loại các tỉnh Ở Việt Nam rất là sợ không phải đánh giá người học mà là để đánh giá các tập thể, tỉnh nào tốt, tỉnh nào kém. Trong bài viết: "Xây dựng một ngân hàng đề thi chung, tại sao không", Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải ý kiến của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ -...