Bữa cuối thịnh soạn của tử tù xưa có gì đặc biệt?
Một số nền văn minh cổ xưa như Trung Quốc, Inca… cho tử tù ăn bữa cuối cùng thịnh soạn. Sau khi dùng xong bữa cơm này, tử tù bị hành hình. Vì sao người xưa làm như vậy?
Đối với nhiều nền văn minh cổ xưa, tử tù ăn bữa cuối thịnh soạn là điều khá phổ biến. Người Inca, Trung Quốc… làm điều này cho tử tù trong suốt nhiều thập kỷ.
Trước khi bị hành hình, tử tù được cai ngục mang cho bữa cơm cuối cùng. Bữa cơm này gồm có nhiều món ngon hơn so với mọi ngày.
Sau khi dùng xong bữa cơm này, tử tù sẽ bị hành hình theo bản án được đưa ra.
tử tù ăn bữa cuối cùng thịnh soạn hơn so với thường ngày.”>
Nhiều người không khỏi tò mò vì sao người xưa lại cho tử tù ăn bữa cuối cùng thịnh soạn hơn so với thường ngày.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người xưa làm như vậy vì yếu tố nhân văn.
Người xưa cho rằng tử tù khi sắp đối mặt với cái chết sẽ không khỏi lo lắng, bất an, thậm chí là sợ hãi.
Theo đó, cai ngục cho đầu bếp chuẩn bị bữa cơm đầy đủ, thịnh soạn hơn so với những ngày trước đó để họ ra đi không bị đói khát.
Người xưa tin việc người chết ăn no bữa cuối cùng sẽ khiến họ không trở thành “ma đói” và sẽ được đầu thai, sống cuộc đời mới.
Thế nhưng, đối với tử tù, bữa ăn cuối cùng là bữa ăn khó nuốt trôi nhất. Dù có nhiều món ngon thì họ cũng khó có thể ăn chúng một cách ngon lành.
Nguyên do là vì họ biết rằng sau bữa ăn này sẽ là lúc bản thân bị hành hình và không còn sống trên cõi đời.
Mời độc giả xem video: Tử hình kẻ giết nữ sinh sân khấu điện ảnh. Nguồn: VTC Now.
Bật mí nghệ thuật ướp xác của người xưa
Nghệ thuật ướp xác để bảo quản thi hài người chết nguyên vẹn hàng trăm năm được một số nền văn minh cổ xưa thực hiện như Ai Cập và Chinchorro. Mỗi nơi thực hành việc ướp xác theo cách riêng.
Khi nhắc đến nghệ thuật ướp xác, nhiều người nghĩ ngay đến xác ướp của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Những xác ướp này được công chúng biết đến nhiều nhất. Xác ướp lâu đời nhất của Ai Cập được tìm thấy có niên đại hơn 5.000 năm tuổi.
Người Ai Cập thời cổ đại thường ướp xác những người thuộc tầng lớp thượng lưu, quý tộc và hoàng gia. Dân thường hiếm khi được ướp xác do chi phí khá tốn kém.
Quy trình ướp xác của người Ai Cập vô cùng cầu kỳ và công phu. Sau khi loại bỏ tủy não và lấy ra toàn bộ gan, ruột, dạ dày, phổi và các cơ quan nội tạng khác, thi hài người chết được rửa sạch và loại bỏ nước bằng việc cho Natron (một loại muối mỏ) vào bên trong.
Sau khoảng 1 tháng, người Ai Cập sẽ cho vỏ cây quế, nhựa thông... đầy khoang bụng của tử thi rồi dùng chỉ khâu lại.
Tiếp đến, người ta sẽ thoa một lớp nhựa cây, dầu sáp lên toàn bộ thi thể trước khi dùng vải lanh quấn cẩn thận nhiều lớp thi hài người quá cố.
Cuối cùng, thợ ướp xác đội tóc giả, mặc quần áo và đeo trang sức cho xác ướp. Sau khoảng 60 - 70 ngày, quy trình ướp xác của người Ai Cập kết thúc.
Khác với người Ai Cập, người Chinchorro thực hiện ướp xác cho mọi nhóm đối tượng trong xã hội, bao gồm cả người dân bình thường. Họ sống rải rác ở các sa mạc ven biển thuộc Chile và Peru từ khoảng năm 7000 trước Công nguyên đến khoảng năm 2000 trước Công nguyên.
Theo các chuyên gia, người Chinchorro thực hành ướp xác vào khoảng năm 5.000 trước Công nguyên. Quy trình ướp xác của họ vô cùng độc đáo.
Sau khi một người qua đời, thợ ướp xác sẽ rạch một đường ở bụng và lấy nội tạng ra. Kế đến, họ nhét đất vào trong bụng rồi khâu lại và rắc bột mangan lên hộp sọ.
Thời tiết khô nóng của sa mạc giúp bảo tồn xác ướp hàng ngàn năm. Nhờ vậy, những xác ướp của người Chinchorro còn mãi với thời gian.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Viên chức phù thủy ăn lương 10.000 USD/năm ở New Zealand Hơn hai thập kỷ qua, một thành phố ở New Zealand đã chính thức trả lương cho một phù thủy, người muốn đem niềm vui và lan tỏa tình yêu đến với mọi người. Vào một buổi chiều thu đầy nắng, hai pháp sư mặc áo choàng đen dài, đội mũ phù thủy chóp nhọn ngồi uống cà phê tại một trong những...