Bữa cơm nhà có thể trở thành “kẻ thủ phạm” gây ung thư bởi những thói quen khi nấu ăn
Những thói quen nấu ăn được đề cập dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư cho cả gia đình, nhưng hầu như mọi người đều mắc phải.
1. Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
Hiện nay giá dầu ăn khá đắt đỏ nên nhiều người thường chiên đi chiên lại dầu ăn nhiều lần để tiết kiệm. Đây là một sai lầm nấu ăn cực kỳ tai hại ngày Tết và là nguyên nhân khiến bạn làm tăng cao khả năng ung thư của bản thân và gia đình. Vì dầu ăn bị đun nóng nhiều lần, thành phần hoá học của dầu sẽ bị thay đổi: Vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide… Những chất này khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao và ung thư.
2. Rã đông thịt sai cách
Cuộc sống bận rộn nên nhiều bà nội trợ có thói quen dự trữ thịt trong ngăn đá để không phải đi chợ quá nhiều lần trong tuần. Khi để trong ngăn đá, muốn chế biến thịt buộc phải rã đông.
Nhưng nhiều người lại rã đông không đúng cách, như cho thịt vào nước nóng hoặc lò vi sóng hoặc rã đông ở nhiệt độ phòng. Những cách này đều sai lầm.
Nếu rã đông ở nhiệt độ cao, sẽ làm ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Còn rã đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm thịt bị biến chất dễ gây bệnh tật. Cách rã đông đúng nhất, là bạn nên chuyển thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát và chờ khi tan đá thì chế biến ngay.
3. Nấu xong không rửa chảo tiếp tục nấu món mới
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng sau khi nấu xong một món nồi chảo vẫn sạch hoặc vì thói quen nên thường xuyên không rửa lại chảo mà cho vào nấu luôn món mới. Tuy nhiên, cách làm này sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Nhìn bằng mắt thường thì đấy chảo có thể sạch, không dính thức ăn nhưng vẫn dính dầu mỡ, nếu tiếp tục xào nấu thức ăn một lần với nhiệt nhiệt độ cao có thể sẽ tạo ra chất benzopyrene gây ung thư.
4. Trữ thịt quá lâu trong tủ lạnh
Thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn trong thời gian dài không chỉ làm thịt mấy đi độ ngon tự nhiên mà còn gây biến chất, rất có hại cho cơ thể.
Nếu không có thời gian đi chợ, buộc phải mua nhiều để dùng dần thì cũng chỉ nên tích trữ không quá 1 tuần trong ngăn đá.
5. Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại thức ăn thừa
Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, rồi lại hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản xuất ra chất gây ung thư.
Đặc biệt là việc nấu các món canh kéo dài, những món ninh nhiều tiếng đồng hồ, đun đi đun lại, không chỉ phá vỡ nhiều loại vitamin trong thực phẩm mà còn làm tăng hàm lượng các chất độc hại lên ở mức cao hơn.
Lâu dần như vậy tạo thành thói quen chế biến, sẽ khiến sức khỏe giảm sút, dễ sinh bệnh ung thư.
6. Thói quen đựng thức ăn còn nóng vào hộp nhựa
Những sai lầm, trong nấu ăn khiến gia đình nguy cơ mắc ung thư cao nhất đó là không được sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thứ có khả năng gây nguy hại sức khỏe cho con người. Bạn không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Đây là một cách nấu ăn, chế biến thực phẩm không lành mạnh cần từ bỏ. Tốt nhất chỉ nên quay đồ ăn bằng những hộp nhựa có chỉ định dùng được lò vi sóng.
Theo tapchicongthuong
Những cách ăn sáng cực kỳ nguy hiểm, tự rước ung thư vào người
Ăn sáng sai cách sẽ phá hủy cơ thể nghiêm trọng, thậm chí rước thêm vào cơ thể rất nhiều bệnh nguy hiểm như dạ dày, gan, thận, thậm chí cả ung thư...
Ảnh minh hoạ: Internet
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, ung thư đang trở thành gánh nặng trên toàn thế giới. Theo xu hướng chung, các nước càng phát triển, tỉ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như ung thư, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn sức khoẻ tâm thần càng tăng.
Việt Nam đã chuyển từ nước đang phát triển sang nước có thu nhập trung bình, tỉ lệ mắc các bệnh không truyền nhiễm, trong đó có ung thư đang tăng lên qua từng năm.
GS Thuấn dẫn chứng, năm 2000, cả nước có 68.000 ca mắc mới ung thư, đến 2012 tăng lên 116.000 ca mắc mới, 94.000 trường hợp tử vong. Năm 2018, theo số liệu mới nhất của WHO, số ca mắc mới đã tăng lên 165.000 và số tử vong tăng lên 115.000 ca, trung bình cứ 100.000 dân có 154,5 trường hợp bị ung thư.
Theo GS - TS Trần Văn Thuấn, thực tế hiện nay có rất nhiều người bỏ số tiền lớn để uống thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng, các loại nấm, sâm... hàng ngày với hy vọng có thể ngừa được ung thư. Tuy nhiên có những thứ hiệu quả nhất như bỏ thuốc lá, dinh dưỡng rẻ có tác dụng ngừa ung thư, thể dục thể thao lại không áp dụng. Hoặc đơn giản nhất là tự 'làm mình trong sạch' với những bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là bữa sáng.
Dưới đây 4 kiểu ăn sáng gây tổn hại cho cơ thể nghiêm trọng không phải ai cũng biết:
Ăn sáng từ đồ chuẩn bị từ hôm trước
Nhiều người có thói quen nấu cơm và thức ăn nhiều hơn vào bữa tối để dành cho bữa sáng hôm sau. Tức là, sau một đêm ngủ dậy, cả gia đình sẽ được ăn thức ăn "thừa" cho bữa sáng, có thể là cơm chiên hoặc thức ăn hâm nóng. Ăn sáng kiểu này rất thuận tiện về cách chế biến, về cơ bản giống như một bữa ăn đầy đủ, toàn diện về dinh dưỡng.
Tuy nhiên, thức ăn để qua đêm có thể gây hại cho sức khỏe con người. Các loại rau ăn thừa, đặc biệt là rau lá xanh đậm, cố gắng không nên ăn lại. Bởi lượng nitrat trong loại rau này tương đối cao, sau khi nấu chín và để trong thời gian dài, nó sẽ dễ dàng chuyển thành nitrit - một chất gây ung thư rất nguy hiểm.
Ăn sáng sai cách sẽ phá hủy cơ thể nghiêm trọng, thậm chí rước thêm vào cơ thể rất nhiều bệnh nguy hiểm như dạ dày, gan, thận, thậm chí cả ung thư...Ảnh minh hoạ: Internet
Bữa sáng với bánh quẩy chiên
Bánh quẩy chiên ăn với cháo, phở hoặc uống thêm sữa đậu nành, đây là kiểu ăn sáng phổ biến của nhiều người hiện nay, tuy nhiên theo các chuyên gia nếu thời gian dài có kiểu ăn sáng như vậy sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.
Bánh quẩy là thực phẩm chiên nhiệt độ cao, cùng với bánh bao chiên, bánh rán có lượng chất béo cao, cộng thêm sữa đậu nành cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng chất béo nhất định, lượng dầu trong hỗn hợp bữa sáng này rõ ràng vượt quá tiêu chuẩn gây ra những bất lợi cho sức khỏe như khó tiêu, béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp,..
Ăn sáng trên đường, vừa đi vừa ăn
Ăn uống trong khi đi bộ không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa, và không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ. Nếu bạn chọn thức ăn đường phố cho bữa sáng, bạn nên chú ý đến vệ sinh, tốt nhất là nên mua ăn tại nhà. Cố gắng không ăn sáng trên đường đi làm, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.
Ngoài ra những thực phẩm này không khiến bạn có cảm giác no, ăn nhiều có thể dẫn đến dư thừa năng lượng không cần thiết nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể suy giảm thể lực và dễ mắc bệnh. Ảnh minh hoạ: Internet
Ăn sáng với các đồ ăn vặt
Nhiều người hay mua dự trữ một số loại đồ ăn nhẹ dạng chế biến sẵn như: bánh quy, bim bim, sô cô la... để tiện ăn sáng. Nếu khi đói có thể sử dụng các loại thực phẩm này, tuy nhiên dùng đồ ăn vặt để thay thế bữa sáng là không khoa học. Đồ ăn nhẹ chủ yếu là thực phẩm thô, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ.
Ngoài ra những thực phẩm này không khiến bạn có cảm giác no, ăn nhiều có thể dẫn đến dư thừa năng lượng không cần thiết nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể suy giảm thể lực và dễ mắc bệnh.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Thói quen cần tránh khi dùng chảo chống dính Không nên rửa chảo ngay sau khi nấu, không dùng cọ sắt, kim loại để làm sạch chảo chống dính. Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, chảo chống dính là vật dụng quen thuộc trong gian bếp mỗi gia đình, song chất chống dính trong chảo không tốt cho sức khỏe, nhất là khi nấu ở nhiệt độ cao. Chất...