Bữa ăn học sinh teo tóp vì… “cõng” phí!
Bữa ăn của học sinh nội trú, bán trú hiện nay “cõng” quá nhiều loại phí như nhân công, vận chuyển, “hoa hồng”… Bên cạnh đó, giá cả cứ leo thang vùn vụt càng khiến cho bữa cơm của học sinh ngày càng teo tóp.
Bữa ăn của học sinh vùng cao quá đạm bạc, bữa ăn của học sinh ở TPHCM dù khá hơn song cũng ngày càng teo tóp.
Theo tìm hiểu của PV, năm học 2012-2013, chi phí cho các bữa ăn ở các trường có tổ chức bữa ăn cho học sinh đều đồng loạt tăng giá từ 5 đến 15.000 đồng/bữa. Theo đó, giá thấp nhất cho một bữa ăn tại trường là 20.000 đồng/bữa, cao từ 35.000 đến 40.000 đồng/bữa.
Ghi nhận tại hai trường tư thục Q.Tân Bình và Q.Bình Thạnh thì chi phí ăn, uống của học sinh nội trú là 100 ngàn đồng/ngày cho các bữa sáng, trưa, tối.
Một phụ huynh có con học tại trường THPT bán trú-nội trú H.H, Q.Phú Nhuận cho biết: “Vì học cả ngày nên tôi cho cháu ăn trưa tại trường với chi phí gần 800 ngàn/tháng. So với năm ngoái thì chi phí này tăng thêm gần 10 ngàn đồng/ 1 ngày”.
Video đang HOT
Nhiều trường, học sinh đóng tiền ăn theo tuần để trường dễ điều chỉnh giá. “Khi chúng tôi thắc mắc thì được trường giải thích là do giá thị trường biến đổi nên trường cũng phải điều chỉnh để đảm bảo được bữa ăn đủ chất cho học sinh”. Một phụ huynh cho biết.
TPHCM với gần 600 ngàn học sinh, 80% học sinh ăn trưa tại trường nhưng thực trạng chung hiện nay là các trường không có bếp ăn nội trú, nhân công nên đã giao bữa ăn cho các đơn vị cung cấp. Lý do được các trường đưa ra là tổ chức bữa ăn công nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, nhân công, thời gian cho trường.
Nhiều phụ huynh lo lắng, ai sẽ kiểm soát chất lượng của các loại thực phẩm mà các nơi này sử dụng, và sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận và “hoa hồng” cho trường thì bữa ăn của học sinh sẽ còn lại bao nhiêu.
Vì những lý do “bất khả kháng” nên chất lượng bữa ăn của học sinh vẫn không được cải thiện, thậm chí ngày càng teo tóp. Em L.Th.Thúy, học sinh trường THPT dân lập H.B, Q.Tân Bình cho biết: “Thực đơn thông báo một đằng, bữa ăn có đúng như vậy hay không thì chưa biết. Có hôm thực đơn thông báo là heo quay kho cải chua nhưng cải chua thì có mà heo quay thì không. Nhiều lúc mệt quá, em chỉ ăn vài miếng cho qua. Đến xế chiều bị đói em học bài hết nổi”.
Chị L.Hoa, Q.Phú Nhuận chia sẻ: “Con mình chỉ ăn một buổi trên trường nhưng hôm nào thấy con bảo hôm nay con ăn cơm không được, mình đã thấy lo, huống chi đến ông bố bà mẹ có con học nội trú, sức khỏe của con phó thác hết cho trường”.
“Nhà trường là nơi giáo dục kiến thức và đạo đức cho học sinh, ngay cả một bữa ăn cũng cần phải trung thực. Bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không những tăng cường sức khỏe cho thế hệ trẻ mà còn cung cấp kiến thức dinh dưỡng một cách thực tế, có tác dụng gấp nhiều lần những bài học về sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm”.TS.BS Từ Ngữ-Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
Theo Lê Tuyết
Lao Động
Tân sinh viên gian nan tìm nhà trọ
Hà Nội lại bước vào thời kỳ cao điểm mùa nhập học. Các tân sinh viên khấp khởi mang theo giấy báo trúng tuyển vào trường nhưng kèm theo đó là nỗi lo kiếm tìm chỗ trọ khi ký túc xá trong trường chỉ đủ cho diện chính sách.
Mối lo về phòng trọ năm nào cũng ám ảnh các tân sinh viên
Ngày đầu nhập học đã mất ví
"Nhiều phụ huynh, học sinh ở quê lên thành phố lần đầu cho con nhập học nên nhà trường đã cẩn thận hướng dẫn đầy đủ ngày giờ, nơi làm thủ tục, giấy tờ. Chúng tôi cũng đặc biệt nhắc nhở về vấn đề an ninh trật tự, tránh trường hợp bị thất lạc giấy tờ, rơi tiền hay bị chèo kéo bởi các dịch vụ tư nhân ngoài nhà trường. Vậy mà ngay ngày đầu đã có học sinh làm mất toàn bộ giấy tờ, ví tiền. May mà rơi trong trường nên tìm lại được..."- ông Dương Mạnh Hùng - Phó Hiệu trưởng ĐH Nội vụ Hà Nội cho biết.
Tại hội trường nơi làm thủ tục đăng ký nhập học của trường ĐH Nội vụ Hà Nội, nhiều tân sinh viên cùng gia đình mang theo đồ đạc chăn màn, nồi cơm, quạt điện để chuẩn bị cho cuộc sống tự túc sắp tới. Chị Nguyễn Thị Hồng, đưa con đến nhập học khoa Quản trị Văn phòng cho biết, dù đã hoàn thành mọi thủ tục đăng ký nhưng chưa dám rời khỏi trường vì được họ hàng dặn dò kỹ là phải chờ trong trường, đợi người nhà đến dẫn đi tìm chỗ trọ. "Bên ngoài rất nhiều người chào mời tìm chỗ trọ, hỏi han xem đã có nơi ở chưa vì biết chúng tôi ở quê lên mà trường thì rất ít sinh viên được ở ký túc xá. Mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh, lại chỉ có 2 mẹ con lần đầu lên thành phố, chưa biết đường đi lối lại đã rất lúng túng, lại được phổ biến là không nên tiếp xúc thông tin bên ngoài nhà trường nên tôi dặn con cứ ở trong trường cho yên tâm." - chị Hồng cho biết.
"Nhập học xong rồi nhưng lo nhất lúc này là kiếm được chỗ trọ cho con. Với mức giá 1,5 đến 1,8 triệu đồng/phòng trọ là khoản lớn với gia đình nông thôn như chúng tôi, vậy mà kiếm được chỗ như vậy quanh khu vực trường ĐH Sư phạm Hà Nội rất khó" - anh Đỗ Văn Phúc, Hà Nam đưa con nhập học khoa Sư phạm Toán ngao ngán.
Khan hiếm chỗ ở nội trú
Đang là thời điểm ăn nên làm ra của các "cò" tại các khu vực tập trung đông trường ĐH như khu vực Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Đông. Rất nhiều tân sinh viên đã phải lang thang ở Hà Nội nhiều tuần nay để tìm chỗ trọ bên ngoài nhà trường. Tình trạng này ngày càng phổ biến bởi hệ thống ký túc xá trong các trường đang trong tình trạng quá tải trầm trọng. ĐHQG Hà Nội có tới 25.000 sinh viên, tuy nhiên nhu cầu nội trú chỉ được đáp ứng cho khoảng 12% sinh viên có nhu cầu may mắn trong diện ưu tiên. "4.000 chỗ ở tại các khu ký túc xá lúc nào cũng quá tải. Chúng tôi chỉ có thể dành suất ở nội trú cho sinh viên thuộc diện hộ nghèo hay con thương binh, liệt sĩ. Hiện ban quản lý ký túc xá còn gặp không ít khó khăn khi phát sinh quá nhiều trường hợp được địa phương cấp chứng nhận hộ nghèo..." - ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, ĐHQG Hà Nội cho biết.
ĐH Nội vụ Hà Nội có tổng cộng 2.400 chỉ tiêu riêng năm nay cho tân sinh viên hệ ĐH và CĐ. Tuy nhiên, chỗ ở ký túc xá chỉ 200-300 suất. "Chỉ có đối tượng chính sách đặc biệt mới được giải quyết ở nội trú. Kể cả là con em dân tộc, miền núi nhà trường cũng không thể giải quyết được" - ông Dương Mạnh Hùng cho biết. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có khoảng 30.000 sinh viên với 2/3 số đó có nhu cầu ở kí túc nhưng mới chỉ đáp ứng được 4.000 chỗ. Trường ĐH Nông nghiệp có 12.000/14.000 sinh viên có nhu cầu ở kí túc xá nhưng cũng chỉ đáp ứng được hơn 3.000 chỗ. Cá biệt, như ĐH Ngoại thương được chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu nội trú, ĐH Dược chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu.
Có được một phòng trọ như thế này là mơ ước của đa số tân sinh viên
"Bộ sẽ phối hợp để hạn chế tăng giá trọ"
Trước tình trạng khan hiếm chỗ ở nội trú tại các thành phố lớn, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT chia sẻ, thực tế số lượng trung bình các trường ĐH tạo điều kiện ở nội trú chỉ từ 10-20%. Hiện Hà Nội có hơn 120 cơ sở đào tạo, số học sinh-sinh viên đang theo học tại các trường là hơn 800.000 sinh viên. "Rất nhiều khó khăn với sinh viên trong việc tìm chỗ trọ trong thời gian học. Với 80% sinh viên phải ở ngoại trú, hiện Bộ đang tăng cường phối hợp với các địa phương trong việc quản lý các điểm cho thuê trọ tập trung của người dân để hạn chế tình trạng tăng giá đột ngột vào những lúc cao điểm như hiện nay" - ông Ngũ Duy Anh cho biết.
"Về lâu dài, Hà Nội đang có dự án cung cấp 300.000 chỗ ở trong các khu ký túc xá tập trung cho các trường" - ông Phạm Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục cơ sở vật chất và thiết bị trường học, Bộ GD-ĐT cho biết. ĐH Quốc gia Hà Nội hiện đang cùng Sở Xây dựng Hà Nội hoàn thiện 2 tòa nhà trong dự án Ký túc xá Mỹ Đình để có thêm 3.000 chỗ ở cho sinh viên. Ngoài ra, khu nhà ở SV tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp cũng đang được thành phố xúc tiến xây dựng với tổng diện tích sàn 210.000 m2, đáp ứng được chỗ ở cho gần 22.000 sinh viên.
Theo ANTD
Niềm vui đến đúng lúc Một tấn rưỡi gạo, 4 tạ mỳ cùng hàng trăm chiếc chăn dạ, áo đồng phục, dép nhựa, đã đến đúng lúc các em nhỏ của liên trường xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang bắt đầu khai giảng năm học mới. Những món quà từ Thủ đô Hà Nội được chuyển tận tay nhà trường Không phải ăn ngô là...