Bữa ăn cuối “nghẹn cổ họng” trước giờ thi hành án của tử tù
Bữa ăn cuối cùng của Hiếu là món xôi gà, thế nhưng, tử tù này chỉ mở to đôi mắt nhìn mọi người trong trạng thái hốt hoảng…
Con đường phạm tội của các tử tù là khác nhau. Có người gây tội vì thù hận, vì lợi nhuận, bị đồng tiền che mờ nhận thức. Lại có người gây án chỉ vì những phút không thể kiềm chế bản thân…. Thế nhưng, với những người tù khi lĩnh án tử và trước giờ thi hành án, bữa cơm cuối cùng bao giờ cũng nghẹn đắng nơi cổ họng.
“Tôi không ăn nổi”
Bị thua bạc và trở thành con nợ, Văn Đình Hiếu (25 tuổi, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) đã giết bà ngoại và làm ông ngoại bị thương để cướp của. Hiếu đã phải lĩnh án tử theo phán quyết của tòa án về tội Giết người, Cướp của.
Theo miêu tả của Báo Ninh Thuận, trước giờ thi hành án, bữa ăn cuối cùng của Hiếu là món xôi gà. Thế nhưng, tử tù này chỉ mở to đôi mắt nhìn mọi người trong trạng thái hốt hoảng và cúi nhìn bữa ăn một cách vô thần. Sau lời nói “ăn một chút đi” của cán bộ trại giam, Hiếu hít một hơi rất sâu, cố trấn tĩnh rồi đáp: “Tôi không ăn nổi. Cho tôi một ly cà phê đen”. Sau đó, tử tù này giơ đôi bàn tay bị còng bưng ly cà phê nhấp một ngụm. Khi được hỏi có nhắn gì về cho gia đình không, Hiều đáp trong hơi thở run rẩy: “Nhờ chuyển lời mong địa phương quê nhà giúp đỡ mẹ tôi, xin bố mẹ tha lỗi cho đứa con bất hiếu này”…
Lấy dấu vân tay của một tử tù trước khi hành hình. (Ảnh: An ninh thế giới)
Bát phở còn nguyên, tử tù không tài nào bật được lửa để hút thuốc
Trương Ngọc Điệp (SN 1981 trú tại đội 5, thôn Vĩnh Phệ, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội) bị tuyên án tử hình về tội Giết người, Cướp tài sản.
Sáng 4/11/2005, Điệp phải thi hành án tại trường bắn Cầu Ngà (phía sau Trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội).
Tờ Pháp luật & Xã hội viết, khi ký vào quyết định thi hành án tử hình của TAND TP Hà Nội, bàn tay Điệp run run đặt lên tờ giấy để viết tên mình lên đó… Khi được ra ngoài ăn bữa cuối cùng và viết thư về cho gia đình, bát phở bò để nguyên mà tử tù này không hề động đũa. Bàn tay Điệp lóng ngóng cầm bút để định viết những dòng trăng trối cho mọi người trong gia đình rồi người tử tù liên tục run lên từng chập, từng chập. Điệp lóng ngóng rút một điếu thuốc Vinataba nhưng rồi không tài nào bật lửa được. Một chiến sĩ cảnh sát đứng cạnh đó phải châm thuốc cho.
“Hai chiến sĩ bảo vệ dìu Điệp ra xe ô tô để tới trường bắn. Điệp rít nốt điếu thuốc rồi đứng dậy. Ngay lập tức, Điệp khuỵu xuống, hai chiến sĩ bảo vệ liền xốc nách hai bên đưa ra xe. Điệp bị cột chặt vào cọc tre bằng những sợi dây thừng chắc chắn, hai mắt bịt băng đen. Rồi đội xạ thủ gồm 6 người dàn hàng ngang phía trước, cách tử tù vài mét…”, tờ Cảnh sát toàn cầu thuật lại khoảnh khắc cuối cùng của tử tù Trương Ngọc Điệp.
Từ tù chỉ ăn được một miếng
Đó là trường hợp của tử tù Phạm Văn Hội (SN 1987, quê Ninh Bình, tạm trú H. Đắc Đoa, Gia Lai).
Hội đã giết bạn thân của mình để cướp của rồi lôi xác nạn nhân ra giữa lô cao su, sau đó chất lá đổ xăng thiêu xác để phi tang. Ngoài ra, tử tù này từng nhận 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản và đánh người gây thương tích.
Một bát phở – bữa ăn cuối của tử tù. Bên cạnh là bao thuốc Vinataba, cốc trà nóng (Ảnh: Cảnh sát toàn cầu)
Trước giớ thi hành án, Hội lập cập đứng lên với sự áp giải của 2 chiến sĩ cảnh sát, khuôn mặt tái nhợt. Theo sự hướng dẫn của cán bộ quản giáo, Hội lê từng bước nặng nề ra ngoài đến căn phòng đã chuẩn bị sẵn một bữa ăn cuối cùng. Nhưng rồi, tử tù này cũng chỉ ngồi nhìn trân trân vào bức tường trước mặt, cán bộ quản giáo phải động viên mấy lần Hội mới run run cầm đôi đũa lên nhưng cũng chỉ ăn một miếng lấy lệ rồi tiếp tục ngồi nhìn vào khoảng không vô định. Theo thông tin trên báo Công an Đà Nẵng.
Tử tù Nguyễn Toàn (SN 1971, P. Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế) cũng đã không ăn nổi bữa cơm cuối cùng. Sau khi nhận án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc vào tháng 12/2013, tử tù Nguyễn Toàn đã được Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế lo mồ yên mả đẹp vì gia đình từ chối nhận xác. Vợ của tử tù phân trần lý do từ chối nhận xác chồng bởi hoàn cảnh khó khăn.
Sau khi công bố đơn xin ân xá bị bác, tử tù sẽ được ban giám trại chuẩn bị cho bữa ăn ân huệ. Cùng đó họ sẽ được tạo điều kiện viết thư, nhắn tin cho người thân (qua máy ghi âm)… Bữa cơm ân huệ có thể là xôi gà, phở, bánh bao nhưng bao giờ cũng có thêm ấm trà cùng bao thuốc lá. Đây là bữa cơm thịnh soạn nhất từ lúc tử tù bị bắt giam. Bữa cơm ngon nhưng trong quá trình bị biệt giam, không tử tù nào dám đòi hỏi hoặc mong đợi đón nhận.
Video đang HOT
Theo Đọc báo/Tri thức trẻ
Bị cáo Trịnh Ngọc Chung bị Tòa "truy" về hành vi cưỡng chế nhà 194 phố Huế
Sau khi bị cáo Trịnh Ngọc Chung và đại diện Cục thi hành án đều khẳng định việc kê biên bán nhà 194 phố Huế là đúng thì Viện kiểm sát viện dẫn hàng loạt Nghị định để khẳng định buộc phải có chính quyền địa phương mới có thể kê biên được chứ không phải là có thể có hay không vẫn kê biên.
11h20 ', Toà hỏi bị cáo Chung về việc triển khai thực hiện THA thế nào? Bị cáo Chung nói rằng, sau khi nhận các văn bản THA ngôi nhà 194 phố Huế, ông Chung triển khai cuộc họp để thực hiện việc thi hành án.
Bị cáo Chung khẳng định, cuộc họp đã được tiến hành và có văn bản cụ thể tại UBND quận Hai Bà Trưng với sự tham dự của đầy đủ các đại diện, ban ngành liên quan.
Toà hỏi bị cáo, ngày 23/7 họp chỉ đạo THA, còn có văn bản nào khác không? Chung trả lời, ngoài văn bản khác, văn bản 2077 của Tổng Cục THADS Bộ Tư pháp gửi THA Hai Bà Trưng yêu cầu: Cục THA Hà Nội kiểm tra, thi hành án dứt điểm.
Công văn về việc chỉ đạo THA của TP Hà Nội, yêu cầu Chi cục THA triển khai kiểm tra, tiến hành thực hiện việc cưỡng chế trước 15/7 báo cáo về Cục.
Bị cáo Chung cho biết: ngày 28/6, bị cáo ra quyết định cưỡng chế. Sau này mới được biết trong quá trình bị cáo ra quyết định thì có khiếu nại. Toà hỏi có giải quyết khiếu nại không? Bị cáo nại rằng, khiếu nại không gửi bị cáo mà gửi Cục THA nên người giải quyết THA là Cục không phải bị cáo.
Quyết định cưỡng chế có tống đạt của người khiếu nại không, đại diện Cục THADS xác nhận có nhận được khiếu nại. Những người liên quan đến việc khiếu nại quyết định cưỡng chế cũng xác nhận tại Toà là họ có khiếu nại.
Cục có giải quyết khiếu nại trước ngày cưỡng chế, không chấp nhận toà bộ khiếu nại của gia đình ông Minh.
Tòa tiếp tục chất vấn những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án như Cục THADS TP Hà Nội, phía nguyên đơn khiếu nại vụ việc THA trái pháp luật và đại diện chủ ngôi nhà 194 phố Huế. Đến 11h45, Tòa tạm nghỉ phiên xử buối sáng. Chiều nay 14h, nối tiếp phiên tòa...
11h15': Chủ toạ nhận định, Luật Dân sự qui định rõ, bán tài sản cho người khác khi phát sinh tranh chấp thì phải đứng về phía người mua để giải quyết sự việc, bảo vệ quyền sở hữu của mình. Việc bán đấu giá tài sản đã thành, người mua không thể đòi lại được vì vậy phía đơn vị ra văn bản phải lưu ý vấn đề này bởi mua tài sản đã được xác lập.
11h': Trả lời HĐXX về tính pháp lý căn nhà 194 phố Huế, bị cáo Chung cho rằng, việc trung tâm đấu giá bán ngôi nhà 194 phố Huế cho ai, quy trình như thế nào, tôi không biết.
"Quan hệ "tay 3" này có liên quan đến nhau, nghĩa vụ và quyền của các cơ quan khác nhau. Nghĩa vụ của trung tâm bán đấu giá là chuyển tiền cho cơ quan thi hành án..." - bị cáo khai.
Đại diện Cục thi hành án TP Hà Nội trả lời tại phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung.
Toà hỏi: bị cáo ra quyết định đình chỉ bản án của TAND Tối cao vào thời điểm nào?. Bị cáo nói rằng, đã ra quyết định đình chỉ, sau khi nhận bản án giám đốc thẩm số 18 và quyết định THA, cùng việc đình chỉ giao nhà.
Bị cáo Chung cho rằng, vụ án liên quan đến 2 giai đoạn nên tôi ra quyết định đình chỉ. Các đương sự thoả thuận nhau về giá, nếu các bên không thoả thuận được, với vai trò của mình, tôi phải tham gia.
Bị cáo Trịnh Ngọc Chung bị tòa "truy" về việc cưỡng chế thi hành án nhà 194 phố Huế.
Chủ toạ khẳng định, ngày 21/4/2011. THA có công văn đề nghị Tổng cục chỉ đạo THA, rà soát lại bản đấu giá có đúng không? Sau khi nhận công văn, bị cáo Chung đã nhận được tài khoản THA tổng tiền và lãi suất hơn 1,6 tỷ đồng.
Thông tư 14 qui định, trường hợp bản án bị huỷ sửa, thì tiến hành lại các trình tự thủ tục theo qui định.
Trung tâm đấu giá đã chuyển đúng số tiền bán đấu giá, Chung yêu cầu Trung tâm chuyển toàn bộ lãi xuất để đảm bảo quyền lợi THA cho ông Minh, Bị cáo Chung đã tiếp tục gửi ngân hàng trên 33 tỷ đồng.
Bị cáo Chung viện dẫn việc làm của mình dựa theo thông tư 14. Tuy nhiên, bị cáo cũng cho rằng Thông tư 14 chưa bám sát, cũng như có thêm áp lực nhưng bị cáo vẫn áp dụng dựa theo Thông tư 14 và Luật THA.
Chủ toạ phản bác bị cáo rằng, "Bị cáo đã nói rằng đã căn cứ vào thông tư 14, thế nhưng VKS nhận định phải căn cứ vào Bản án và các qui định liên quan.
Bị cáo hiểu vấn đề này như thế nào? Bị cáo Chung trả lời không thể dựa vào bản án được!?.
10h30', Tòa chuyển sang xét hỏi về hành vi cưỡng chế nhà 194 phố Huế.
10h20', HĐXX quyết định cho phiên tòa tạm nghỉ.
10h15', VKS viện dẫn hàng loạt Nghị định để khẳng định buộc phải có chính quyền địa phương mới có thể kê biên được chứ không phải là có thể có hay không vẫn kê biên.
Trong đề nghị số 141/VKSND Tối cao ngày 9/5/2014 gửi xuống TAND TP Hà Nội, phía VKS đã nhận định: Quá trình điều tra xác định việc bán đấu giá nhà 194 phố Huế của Công ty CP bán đấu giá Hà Nội ngày 28/4/2009 cho ông Đặng Văn Thoán là người mua trúng đấu giá là không đúng pháp luật.
9h'58: VKS hỏi ông Công - Cục phó Cục thi hành án trên 2 tư cách: chuyên gia và cấp trên của bị cáo Chung về thủ tục kê biên ngôi nhà 194 phố Huế mục đích làm gì? Có phải là kê biên để bán đấu giá không?
Ông Công cho biết kê biên để đảm bảo cho thi hành án. Khi kê biên, thẩm định xong có thể các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận sẽ chuyển sang bán đấu giá.
VKS truy vấn: Nếu không có tài liệu để kê biên thì cơ quan đấu giá có căn cứ đấu giá không, trong khi anh Minh và người nhà 194 phố Huế không đồng ý.
Phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung tiếp tục "nóng" trong ngày xét xử thứ 2.
Đại diện Cục THA TP Hà Nội khẳng định: Gia đình 194 phố Huế không đồng ý vẫn xử lý vì tài sản đã kê biên.
9h46': Tòa hỏi bị cáo Chung sau khi bán đấu giá xong có Quyết định kháng nghị của VKSND Tối cao, đến thời điểm nào hồ sơ thi hành án phải chuyển lên Cục thi hành án. "Ngày 25/8/2009, tôi thông báo cho gia đình 194 phố Huế phải chuyển dịch toàn bộ tài sản khỏi nhà 194. Ngày 9/9/2009, nhận được kháng nghị. Trong thời gian đó, anh Minh khiếu nại nên Cục thi hành án. Cục yêu cầu chi cục chuyển hồ sơ", Chung trả lời.
Tòa tiếp tục truy thời điểm Chi cục THA quận Hai Bà Trưng chuyển hồ sơ lên Cục. Bị cáo Chung trả lời không nhờ thời điểm chuyển hồ sơ lên Cục thi hành án nhưng chắc chắn Cục Thi hành án đã giữ hồ sơ hơn 1 năm.
9h42', Bị cáo Chung trả lời luật sư bào chữa nhà 194 phố Huế theo hồ sơ là 174m. Việc bán đấu giá đúng hay sai, bị cáo Chung đọc Công văn của Cục điều tra VKSND Tối cao trả lời ông Thoán để cho rằng việc bán đấu giá là đúng.
9h37', Tòa yêu cầu đại diện Cục thi hành án TP Hà Nội trả lời xác định thủ tục thi hành án và bán đấu giá nhà 194 phố Huế.
Tòa mời đại diện Tổng cục thi hành án trả lời (tuy nhiên chủ tọa nhấn mạnh đơn vị này là khách mời nên có thể trả lời hoặc có thể không trả lời).
9h22', Tòa hỏi ông Hoàng Ngọc Minh, đồng sở hữu nhà 194 phố Huế. Ông Minh trả lời không biết về cam kết của ông Hoàng Đình Mậu (bố ông Minh) trả nợ với ngân hàng khi ông Mậu còn sống.
Ông Minh cho biết cho biết em của ông Minh cũng đồng quan điểm với ông không đồng ý bán ngôi nhà 194 phố Huế. 9h15: HĐXX bắt đầu làm việc, quay trở lại xét hỏi về việc bán đấu giá nhà 194 phố Huế. HĐXX hỏi đại diện công ty bán đấu giá về hồ sơ.
Bị cáo Trịnh Ngọc Chung tại phiên tòa xét xử sáng nay 8/7.
Đại diện công ty này cho biết hồ sơ gồm: Quyết định của tòa án, Quyết định thi hành án; Biên bản kê biên tài sản; Biên bản định giá tài sản; Bản vẽ ngôi nhà 194 phố Huế. Đại diện công ty này cho biết hồ sơ còn nhiều giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, khi Tòa hỏi công ty này có nhận được công văn số 60 không thì đại diện công ty không trả lời.
8h55': Mặc dù kết thúc ngày xét xử thứ nhất với bị cáo Trịnh Ngọc Chung, HĐXX cho biết phiên tòa sẽ tiếp tục vào 8h sáng ngày hôm nay 8/7. Tuy nhiên, đến 8h55' sáng nay, phiên tòa vẫn chưa làm việc. Nhiều người đến tham dự phiên tòa tỏ ra khó hiểu về thời gian làm việc của HĐXX.
Vụ cưỡng chế thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã được báo Dân trí điều tra làm rõ và bóc tách từng sai phạm cụ thể trong suốt hơn 50 kỳ báo. Hành vi vi phạm pháp luật của Trịnh Ngọc Chung- nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã bị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao truy tố về tội "Ra Quyết định trái pháp luật".
Trước sự bức xúc của công luận và quan điểm luận tội đanh thép của VKSND Tối cao, sau gần 1 năm thụ lý hồ sơ vụ việc, sáng 7/7/2014, bị cáo Trịnh Ngọc Chung đã được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử công khai.
Các thuộc cấp khai tỉ mỉ việc Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo làm giả hồ sơ thi hành án nhà 194 phố Huế.
Trong ngày xét xử đầu tiên, các thuộc cấp của bị cáo Trịnh Ngọc Chung là bà Đoàn Thị Thu Trang và Trịnh Thị Thúy Hạnh đều khai chi tiết tại tòa về toàn bộ quá trình Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo thuộc cấp làm giả hồ sơ, tài liệu thi hành án nhà 194 phố Huế. Các thuộc cấp của Chung cũng tỏ ra bức xúc khi bị cáo Chung phủ nhận toàn bộ, đồng thời cho rằng chính bà Trang và bà Hạnh tự ý làm giả mạo hồ sơ.
Cũng trong buổi xét xử đầu tiên, nhiều bất thường trong vụ bán đấu giá nhà 194 phố Huế đã phát lộ.
Ông Hoàng Ngọc Minh và bà Hồng, đồng sở hữu nhà 194 phố Huế cùng khẳng định các thành viên trong gia đình không nhận được văn bản, thông báo nào về việc bán đấu giá căn nhà 194 Phố Huế. "Nhà chúng tôi bị đưa ra bán mà đăng thông báo ở báo Nhân dân, ai đọc, ai biết được", ông Minh bức xúc.
Đại diệnCông ty bán đấu giá thanh minh rằng: Ngoài đăng báo nhân dân, đơn vị còn dán niêm yết tại khu phố, tổ dân phố, Chi Cục thi hành án quận nhưng không dán thông báo tại nhà dân vì "đã bán đấu giá nhà người ta mà đến dán ở cửa thì khó lắm".
Đại diện Công ty bán đấu giá thông tin thêm, trong lần thông báo lần 2 về việc bán đấu giá nhà 194 Phố Huế, đã có 5 người đăng ký mua nhưng đến lúc tiến hành thủ tục thì chỉ còn 2 người. Cái dễ cho người mua là nhà này bán xe máy nên ai đến, ai vào xem cũng được, mà người mua chỉ cần xem ở tầng 1 để biết diện tích là chủ yếu.
Khi đó, đại diện công ty đưa khách đến xem nhà dưới hình thức người đến mua xe máy vì nếu thông báo với gia chủ (ông Minh) thì khách cũng không muốn đi xem nhà vì ngại va chạm với gia chủ vì kiểu "mua ép bán uổng" đó.
Đại diện VKS không giấu bức xúc, cho rằng việc bán đấu giá nhà 194 phố Huế như vậy không đủ yếu tố công khai. Thủ tục bán đấu giá cũng sai từ đầu. Kiểm sát viên truy gay gắt đại diện công ty bán đấu giá, cho rằng: "Ông suy nghĩ gì về việc bán nhà dân như thế, bán mà đến diện tích cũng không nắm được, không đến đo đạc, làm như kiểu giấu diếm?.
Theo thông báo của HĐXX, đúng 8h sáng nay 8/7, ngày xét xử thứ 2 vụ án sẽ tiếp tục diễn ra.
Điều 296 quy định về tội ra quyết định trái pháp luật như sau: 1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. Về quan điểm chỉ đạo giải quyết vụ 194 phố Huế, trả lời PV Dân trí, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định chỉ đạo cơ quan tư pháp xử lý nghiêm, khách quan, đúng luật.
Dân trí sẽ tiếp tục tường thuật diễn biến phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung.
Nhóm PVĐT
Theo Dantri
Phút vô thần trước giờ ra pháp trường của một tử tù Ngồi xuống bàn, trước mặt Hiếu là một bữa ăn cuối cùng với món xôi gà. Mở to đôi mắt nhìn mọi người trong trạng thái hốt hoảng, sợ sệt, Hiếu cúi nhìn bữa ăn trước mặt một cách vô thần. Văn Đình Hiếu, 25 tuổi, trú tại thôn An Xuân, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế đã bị đưa ra...