Bữa ăn cuối cùng của những tử tù trước giờ thi hành án
Trước khi phải chấp hành bản án nặng nề nhất của pháp luật, các tử tù luôn được đáp ứng một bữa ăn thịnh soạn theo mong muốn.
Bữa ăn cuối cùng của những tử tù trước giờ thi hành án
Đây được coi là một trong những ân huệ cuối cùng cho những tội phạm, mà tội ác của họ gây ra nghiêm trọng tới mức phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Nhiếp ảnh gia người New Zealand Henry Hargreaves đã thực hiện dự án tái tạo bữa ăn cuối cùng của những tử tù ở nhiều nơi, trong đó đặc biệt chú trọng vào các từ từ ở Mỹ. Anh cùng một người đầu bếp đã cùng bắt tay thực hiện những bữa ăn dựa trên các thông tin thu thập được và chụp ảnh lại. Không chỉ đồ ăn, các đồ đựng hay dụng cụ ăn cũng được là do các tử tù tùy ý lựa chọn.
Mỗi bữa ăn lại cho thấy một phần tâm trạng khác nhau của những người đã cận kề khoảnh khắc sinh tử. Có người hoảng loạn đầy mệt mỏi, cũng không ít người thể hiện tinh thần lạc quan, sẵn sàng đón nhận. Bởi vậy nên có tử tù yêu cầu khẩu phần ăn cực lớn, người lại chỉ yêu cầu duy nhất một quả ô liu…
Những bức ảnh của Henry sau khi công bố đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trên toàn thế giới. Hãy cùng xem lại đặc ân đặc biệt cuối cùng của những tử tù từng phạm tội nghiêm trọng thông qua những hình ảnh dưới đây.
Một hình ảnh trái ngược là bữa ăn khổng lồ của tử tù John Wayne Gacy, 52 tuổi, người đã phạm tội những tội ác đặc biệt nghiêm trọng là hãm hiếp và 33 tội danh giết người.John yêu cầu 12 con tôm chiên, một phần gà rán lớn, khoai tây chiên và dâu tây.
Video đang HOT
Tử tù bị kết án 168 tội danh giết người Timothy McVeigh yêu cầu một phần kem bạc hà lớn với sô cô la rắc bên trên.
Phạm nhân Allen Lee Davis, 54 tuổi, bị kết án tử hình với 3 tội danh giết người trước khi thi hành án đã yêu cầu được thưởng thức một chiếc đuôi tôm hùm, tôm chiên, bánh mì nướng tỏi, thịt trai chiên và một cốc bia.
Từ tủ Angel Nieves Diaz, 55 tuổi, người bị kết án tử hình vì tội giết người, bắt cóc và cướp có vũ trang mang tâm trạng khá hoảng loạn trước khi thi hành án. Ông ta từ chối bữa ăn theo tâm nguyện cũng như bữa ăn thường xuyên của nhà tù.
Tử tù Ted Bundy, 43 tuổi, phạm tội hãm hiếp, đào thoát khỏi trại giam cùng 35 tội danh giết người cũng từ chối một bữa ăn đặc biệt. Phạm nhân yêu cầu một bữa ăn truyền thống với bò bít tết, trứng, bánh mỳ nướng với bơ cùng với mứt, sữa, nước hoa quả.
Tử tù Ronnie Lee Gardner, 49 tuổi phạm tội trộm cướp, giết hại 2 người. Bữa ăn cuối cùng theo yêu cầu gồm đuôi tôm hùm, bít tết, bánh táo, kem vani và thưởng thức khi xem bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”.
Phạm nhân Ricky Ray Rector bị kết án tử hình cho 2 tội danh giết người. Ông ta yêu cầu bữa ăn gồm Bít tết, gà rán, nước quả anh đào, bánh hồ đào. Nhưng sau đó ông ta đã để lại mẩu bánh hồ đào và nói rằng “muốn để dành lại cho bữa ăn sau”
Một bữa ăn khá nhẹ nhàng và đầy đủ. Phạm nhân Stephen Anderson, người phải đền tội vì trộm cắp, tấn công và 7 tội danh giết người chỉ yêu cầu bánh mì nướng, bánh đào, một viên kem sô cô la, củ cải đỏ, ngô và pho-mát.
Theo Xahoi
Bơm tiền cho ngư dân, Trung Quốc dùng tàu cá 'chiếm' biển Đông
Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters.
Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá giấu tên cho phóng viên Reuters thấy chiếc tàu cũ kỹ của mình.
Mặc dù tàu cũ, nhưng tàu cá được chính quyền Trung Quốc trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh giúp ông thuyền trưởng liên lạc trực tiếp với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Hệ thống này sẽ rất hữu dụng nếu tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của Việt Nam hay Philippines khi đi đánh cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông.
Tàu cá của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp ở Hoàng Sa - Ảnh: Độc Lập.
Vào cuối năm 2013, hệ thống vệ tinh Beidou của Trung Quốc đã được lắp đặt trên 50.000 tàu cá nước này, Tân Hoa xã cho hay.
Hệ thống vệ tinh Beidou vẫn được coi là đối thủ của Hệ thống định vị toàn cầu - GPS (Mỹ) và hệ thống định vị GLONASS (Nga). Quân đội Trung Quốc sử dụng Beidou nhiều nhất, theo Reuters.
Tại Hải Nam, cửa ngõ ra biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc chỉ chi trả 10% chi phí đánh bắt cá. Chính quyền hỗ trợ số còn lại.
Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân khi họ đi đánh bắt cá và tìm kiếm ngư trường xa bờ trên biển Đông, theo Reuters.
Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích ngư dân đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông, các thuyền trưởng cho Reuters hay trong các cuộc phỏng vấn tại cảng Quỳnh Hải, Hải Nam.
Chính quyền Trung Quốc còn hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá có thể đánh bắt xa bờ, các thuyền trưởng Trung Quốc cho biết thêm.
Gần đây, tàu cá Trung Quốc đã được điều động lảng vảng quanh khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam.
Tàu cá Trung Quốc quanh giàn khoan đã đâm húc và thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vòng trên hai tháng cho đến Bắc Kinh cho rút giàn khoan vào ngày 15/7, Reuters cho hay.
"Cá rất quan trọng đối với Trung Quốc. Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc được chính quyền nước này động viên và tài trợ để đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp", giáo sư Alan Dupont, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định.
"Chính quyền Trung Quốc làm điều này vì động cơ thương mại và địa chính trị", theo ông Dupont.
Theo báo Thanh Niên
Trung Quốc dùng tàu cá "độc chiếm" biển Đông Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters. Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá giấu tên cho phóng viên Reuters thấy chiếc...