Bù nước cho cơ thể vào mùa hè
Mùa hè, nắng nóng khiến cơ thể con người dễ rơi vào tình trạng mất nước do thoát qua mồ hôi và uống không đủ nước hoặc do uống nước không đúng cách. Bù nước cho cơ thể vào mùa hè là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Muốn đối phó với thời tiết nắng nóng ngoài việc tránh ra ngoài đường vào các giờ cao điểm thì việc bù nước, uống đủ nước cho cơ thể là điều rất quan trọng.
1. Đối tượng dễ mất nước khi hè đến
Thời tiết nóng nực, trời mùa hè có tác động đến sức khỏe con người nhiều đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Lúc này nhiệt độ ngoài trời quá cao và việc nếu phải phơi mình dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao, nóng bức, thiếu phương tiện chống nắng cần thiết sẽ khiến cơ thể mất nước.
Ngoài ra, lượng nước mất do mồ hôi không được bù đủ sẽ khiến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Điều này gây ra tình trạng say nóng, mất nước toàn thể.
Ngoài các đối tượng như trẻ em và người cao tuổi thì những đối tượng khác như công nhân làm việc ngoài trời như: công nhân xây dựng, nhân viên thu gom rác, cảnh sát giao thông,… những đối tượng này đều có thời gian làm việc ngoài nắng nóng dài, ít thời gian nghỉ ngơi và uống bù nước.
Người cần bù nước là khi cơ thể xuất hiện một vài dấu hiệu như: sốt cao, mặt mũi đỏ nhừ, vã mồ hôi, có biểu hiện rối loạn thần kinh như mất phương hướng, bị ảo giác, co giật thậm chí nặng có thể bị hôn mê, tụ máu dưới màng cứng trong não. Những tổn thương này khó hồi phục và nhiều trường hợp có thể không hồi phục.
Trẻ em là đối tượng dễ bị mất nước và cần bù nước cho cơ thể vào mùa hè – Ảnh Internet
2. Đối phó với nắng nóng mùa hè
Cơ thể con người vốn cần cung cấp đủ nước, mỗi ngày cần uống đủ 2 lít nước. Nắng nóng mùa hè là thời điểm cơ thể cần bổ sung nhiều nước hơn. Cần khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Để chống mất nước, sốc nhiệt thì bạn cần bù nước cho cơ thể.
Uống nước lọc rất tốt cho cơ thể nhưng không đủ, mùa hè lượng mồ hôi mất đi nhiều hơn do các hoạt động thể lực, hoạt động hay làm việc ngoài môi trường nắng nóng. Việc bù nước được thực hiện bằng cách uống nước pha loãng muối đường (oresol) vừa giúp cung cấp nước vừa giúp cung cấp điện giải mất đi theo mồ hôi.
Việc bổ sung oresol rẻ, tiện lợi. Bạn chỉ cần sử dụng một gói oresol có thể pha với cả lít nước, mang theo khi đi ra ngoài hiệu quả để phòng rối loạn điện giải, mất nước do mồ hôi.
3. Các giải pháp bù nước cho cơ thể trong mùa hè
Trong mùa hè cơ thể cần uống nhiều nước hơn, việc bù nước là điều vô cùng quan trọng. Ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm một số loại nước như nước dừa, nước oresol giúp bổ sung điện giải khi bị mất qua mồ hôi do thời tiếng nắng nóng.
Video đang HOT
Bổ sung bằng cách uống các loại nước ép, ăn các loại trái cây như: dưa hấu, dứa, cam, đào,… Các loại quả tốt cho sức khỏe. Cần bổ sung hàng ngày đặc biệt các loại quả chứa nhiều vitamin C còn giúp giữ ẩm cho da.
Bù nước cho cơ thể bằng cách uống nước dừa – Ảnh Internet
Các loại nước dừa, nước cam, nước chanh,… giúp làm giảm nhiệt độ của cơ thể. Ngoài ra các loại đồ uống này chứa nhiều muối giúp ngăn ngừa sự mất nước. Khi uống nước chanh nên thêm muối có hiệu quả giúp cân bằng độ mồ hôi của cơ thể, tránh tình trạng mất nước vào mùa hè.
Ăn nhiều loại rau xanh và các loại rau chứa lượng nước lý tưởng cho cơ thể. Đây là phương pháp bù nước tự nhiên và giúp giải nhiệt cho cơ thể.
Ngoài việc bổ sung đồ ăn, nước uống thì cơ thể cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng mất nước ở cơ thể.
4. Các dấu hiệu cơ thể cần chăm sóc y tế do mất nước
Một vài triệu chứng nhẹ và tình trạng mất nước như: môi khô, lưỡi khô, đau đầu, yếu ớt, chóng mặt, mệt mỏi, nước tiểu ít, sậm màu hơn bình thường, buồn nôn là các triệu chứng nhẹ.
Khi xuất hiện các triệu chứng nhẹ thì người lớn bình thường khỏe mạnh có thể tự điều trị. Tuy nhiên nếu xảy ra với trẻ em hoặc người cao tuổi có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên cần gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Triệu chứng nghiêm trọng cần chăm sóc y tế xảy ra khi bị mất nước, tiêu chảy nặng hay tiêu chảy trong 24 giờ. Trong phân xuất hiện máu hoặc màu đen. Tình trạng mất phương hướng, dễ cáu kỉnh hoặc mệt mỏi, ít đi tiểu, miệng và da rất khô, nhịp thở nhanh, tim nhanh, mắt trũng. Đối với những triệu chứng trên cần lập tức đến cơ sở y tế để thăm khám.
Đối tượng nào dễ bị tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng?
Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng là những vấn đề sức khoẻ dễ xảy ra do thói quen tắm rửa, ăn uống hay ngồi điều hoà sai cách. Dưới đây là những thói quen cần bỏ, nhóm người có nguy cơ cao và cách phòng tránh cần lưu ý.
Theo các thống kê y học cho thấy đột quỵ mùa nắng nóng thường xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là trong giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm. Trong một nghiên cứu về nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng của trường Đại học Haifa trên tính toán báo cáo về tình trạng đột quỵ của nước này cho biết, mỗi khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C thì nguy cơ xảy ra đột quỵ sẽ tăng lên 10% trong thời gian là 6 ngày.
Nghiên cứu này tập trung trong việc xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ dạng tắc mạch máu cao hơn dạng đột quỵ vỡ mạch máu và gây xuất huyết não. Khi xem xét hồ sơ ghi chép bệnh án của những người bị đột quỵ, các nhà khoa học nhận thấy rằng cơn đột quỵ có thời gian ủ bệnh là 6 ngày và thường xảy ra ở nhóm nam giới và nữa giới có độ tuổi từ 50 trở lên.
Do đó việc xác định nguyên nhân, các thói quen nguy cơ gây đột quỵ mùa nắng nóng đặc biệt cần thiết đối với người trên 40 tuổi hay người từng có tiền sử bệnh này.
1. Nguyên nhân gây đột quỵ mùa nắng nóng
- Nhiệt độ chênh lệch:
Vào mùa hè thời tiết thường thay đổi đột ngột, bất thường chẳng hạn như việc chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ bên ngoài trời dao động từ 32 độ C trở lên.
Để nhiệt độ phòng bật điều hòa quá thấp, gây chênh lệch lớn với nhiệt độ ngoài trời; nếu ra ngoài đột ngột có thể dẫn tới hiện tượng sốc nhiệt do các mạch máu co lại và gây ra tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.
- Cơ thể bị mất nước
Cơ thể bị mất nước nhiều vào mùa hè (do độ ẩm trong không khí cao) thông qua việc đổ mồ hôi và hơi thở. Điều này có thể gây rối loạn về đông cầm máu từ đó gây đột quỵ.
Cơ thể bị mất nước nhiều hơn vào mùa hè (Ảnh: Internet)
- Tắm ngay khi ở bên ngoài về hoặc tắm nhiều lần
Vào mùa nắng nóng, thói quen tắm khi vừa ở bên ngoài về hay tắm nhiều lần có thể ảnh hưởng tới việc tuần hoàn máu, huyết áp và nhịp đập của tim gây ra đột quỵ hay việc giảm nhiệt cơ thể đột ngột, lúc này lỗ chân lông của bạn co lại gây ra cảm lạnh. Nguyên nhân được giải thích là người do cơ thể đang ở trạng thái mất muối và mất nước nhiều, dẫn tới tình trạng máu cô lại khiến nguy cơ bị đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn.
2. Nhóm người có nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng cao
Bước vào cao điểm mùa hè, những nhóm người dưới đây có nguy cơ đột quỵ cao hơn cần đặc biệt chú ý:
- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi
- Người trên 65 tuổi
Hai nhóm kể trên đều có khả năng thích nghi với sự gia tăng nhiệt độ chậm hơn so với nhóm người khác.
Người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn (Ảnh: Internet)
- Nhóm đang bị mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh thận, chứng tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, chứng rối loạn chuyển hoá, người mắc bệnh tâm thần.
- Nhóm có lối sống sinh hoạt không lành mạnh bao gồm: uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên, uống ít nước,...
- Người sống ở các khu vực đô thị có nguy cơ bị đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn người sống ở vùng nông thôn.
Nguyên nhân là do các khu đô thi thường có mức nhiệt cao hơn so với vùng nông thôn, đồng thời vào ban đêm hiện tượng "đảo nhiệt" thường xảy ra, cụ thể là đường nhựa, đường bê tông phả nhiệt ra bên ngoài, nhiệt độ cũng vì thế mà giảm chậm hơn so với vùng nông thôn.
3. Phòng tránh tai biến, đột quỵ mùa hè như thế nào?
- Bổ sung nước cho cơ thể
Uống nước đều đặn, bù nước vào mùa hè là thói quen cần thiết để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng, không nên để tới lúc khát mới uống. Lượng nước mà mỗi người cần uống là khác nhau tùy thuộc vào thể trạng (cân nặng, chiều cao) và mức độ vận động.
- Vận động thường xuyên
Duy trì thói quen tập thể dục giúp củng cố thành mạch từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
- Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh và trái cây
Các loại trái cây và rau xanh rất giàu acid amin hỗ trợ sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tốt cho sức khỏe tim mạch (Ảnh: Internet)
- Không để điều hòa thấp hơn quá 5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ lý tưởng là thấp hơn từ 3 đến 4 độ C.
- Không bước ra ngoài đột ngột khi đang ở trong phòng điều hoà, cần tắt điều hòa khoảng 15 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ rồi mới ra ngoài.
[ẢNH] Những lưu ý khi chọn thức uống trong ngày hè nóng nực Việc cơ thể không được cung cấp nước trong những ngày nhiệt độ tăng cao sẽ khiến chúng ta thường hay cáu gắt, bực bội, thiếu tập trung, thậm chí là choáng và ngất. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, uống gì để giải tỏa được trạng thái đó luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Bên cạnh...