BTS phải lần lượt nhập ngũ: Quyền lực và công bằng
Bất chấp nhiều ý kiến vận động và khả năng mất hàng tỉ USD thu nhập ngân sách, Hàn Quốc vẫn để nhóm nhạc lừng danh BTS tạm ngừng hoạt động trong thời gian các thành viên thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nhóm nhạc BTS biểu diễn tại Hàn Quốc năm 2020 – Ảnh: AFP
Kể từ khi ra mắt năm 2013, nhóm nhạc bảy chàng trai BTS đã trở thành hiện tượng toàn cầu với những bài hát sôi động và các chiến dịch xã hội hướng đến giới trẻ. Với tầm ảnh hưởng đó, họ còn là một phần “ quyền lực mềm” của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, việc để các thành viên nhóm nhạc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo đúng luật sẽ đảm bảo sự công bằng với mọi thanh niên khác.
Quyền lực mềm
Ngày 17-10, Công ty quản lý Big Hit Music của BTS xác nhận thành viên lớn tuổi nhất của nhóm là Jin sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự khi bước sang tuổi 30 trong tháng 12. Các thành viên khác, có năm sinh từ 1993 – 1997, cũng sẽ đi nghĩa vụ theo kế hoạch. Họ dự kiến sẽ tái hợp vào năm 2025.
Theo luật Hàn Quốc, mọi nam giới khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 – 28 phải tham gia quân ngũ từ 18 – 21 tháng. Năm 2020, Quốc hội Hàn Quốc từng thông qua luật cho phép các ngôi sao như BTS được hoãn nghĩa vụ đến năm 30 tuổi.
Trong thời gian qua, vấn đề miễn nghĩa vụ quân sự cho nhóm nhạc này đã được bàn thảo rất nhiều. Nhiều nghị sĩ, chính trị gia cũng đã lên tiếng ủng hộ và vận động cho BTS. Hồi tháng 5-2022, Bộ trưởng Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hàn Quốc Hwang Hee thậm chí đã kêu gọi sửa luật.
Video đang HOT
“Luật pháp đã cho những người giúp nâng cao vị thế quốc gia bằng các kỹ năng xuất sắc có thêm cơ hội đóng góp cho đất nước, thì không có lý do gì mà lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đại chúng lại bị loại trừ”, ông Hwang nói, nhắc đến chính sách ưu tiên miễn nghĩa vụ cho các vận động viên giành huy chương vàng Olympic, ASIAD hay các nhà vô địch ở những cuộc thi âm nhạc, khiêu vũ cổ điển.
Một khảo sát mới đây tại Hàn Quốc cho thấy phần lớn ủng hộ sửa luật, nhưng cũng không ít ý kiến phản đối.
Vấn đề nhập ngũ của BTS gây tranh cãi vì sức ảnh hưởng và sự đóng góp rất lớn của nhóm nhạc này cho đất nước. Trong chín năm hoạt động, BTS đã thành cỗ máy kiếm tiền cho ngành công nghiệp giải trí, đóng góp 3,6 tỉ USD mỗi năm, theo nghiên cứu năm 2018, cho kinh tế Hàn Quốc, trở thành “cục nam châm” thu hút một lượng lớn du khách tới xứ kim chi.
Không dừng ở đó, BTS còn góp phần nâng cao hình ảnh của Seoul khi được mời phát biểu tại Liên Hiệp Quốc năm 2018, và đến Mỹ phát biểu cùng Tổng thống Joe Biden năm 2022 về vấn đề đa dạng sắc tộc, sự thù ghét người gốc Á…
“Không ai có sức mạnh văn hóa toàn cầu hoặc quyền lực mềm lớn hơn BTS. Họ có sức ảnh hưởng đến văn hóa nhiều hơn bất cứ chính trị gia hay người nổi tiếng nào”, Linda Hasunuma, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Temple (Mỹ), bình luận với Hãng tin AFP.
Công bằng
Tuy nhiên, việc ưu ái cho BTS có thể khiến quân đội Hàn Quốc bị chỉ trích. Hồi tháng 8-2022, khi đắn đo về việc này, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong Sup nói ông sẽ cân nhắc việc tổ chức thăm dò ý kiến nhưng sau đó đổi ý.
Tờ Korea JoongAng Daily dẫn lời ông Lee giải thích rất “khó” để cho BTS hoàn thành nghĩa vụ theo cách khác, vì sự “công bằng trong việc hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc”.
Theo quy định, những người được miễn nghĩa vụ có thể xuất ngũ sau khi huấn luyện cơ bản trong ba tuần và sau đó thực hiện 544 giờ lao động tự nguyện, tiếp tục công việc chuyên môn trong 34 tháng.
Đầu tháng này, ông Lee Ki Sik, ủy viên Cục Quản lý nhân lực quân đội Hàn Quốc, cũng cho rằng việc nhóm nhạc thực hiện nghĩa vụ quân sự là nhằm đảm bảo công bằng. Ông cho biết việc sửa luật để thêm các nghệ sĩ văn hóa đại chúng vào chính sách miễn trừ “có thể gây cảm giác phân biệt đối xử, bất công và chán nản trong thế hệ nam thanh niên đang thực hiện nghĩa vụ quân sự”.
Nhập ngũ luôn là vấn đề nhạy cảm ở Hàn Quốc khi việc trốn nghĩa vụ có thể bị phạt tù và bị xã hội lên án. Chẳng hạn, nam diễn viên Steve Yoo bị trục xuất và cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc sau khi nhập tịch Mỹ năm 2002 để tránh nhập ngũ.
Không chỉ nhập ngũ, các thành viên BTS cũng sẽ phải tham gia huấn luyện chiến đấu và phục vụ trong các đơn vị như những thanh niên khác.
Trước đó, Quân đội Hàn Quốc thường giao cho các nghệ sĩ giải trí những nhiệm vụ như phụ trách chương trình radio, truyền hình nhằm quảng bá cho quân đội. Tuy nhiên, chính sách “binh sĩ giải trí” này đã bị hủy vào năm 2013 sau khi bị nhiều ý kiến phàn nàn là bất công.
Quân đội cũng sẽ nhượng bộ khi nói rằng BTS có thể tiếp tục biểu diễn khi tại ngũ. “Nếu là vì phục vụ công chúng hay các sự kiện quốc gia, buổi biểu diễn vì đất nước, BTS sẽ được tham gia các hoạt động biểu diễn”, cơ quan này cho biết hồi tháng 8-2022.
Tuy nhiên, với BTS, việc nhập ngũ khiến tương lai của nhóm này thêm khó đoán khi họ đã từng tuyên bố tạm nghỉ vào tháng 6-2022 để các thành viên theo đuổi các chương trình biểu diễn solo.
Nhóm nhạc BTS tuyên bố thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự
Jin, thành viên lớn tuổi nhất của BTS, sẽ hủy bỏ đề nghị hoãn nhập ngũ vào cuối tháng này và sẽ tuân thủ các thủ tục theo yêu cầu của Cục Quản lý nhân lực quân đội Hàn Quốc.
Nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 17/10, nhóm nhạc nam đình đám Hàn Quốc BTS thông báo tất cả các thành viên của nhóm đều sẽ nhập ngũ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự, bắt đầu từ "anh cả" Jin.
Thông báo nhấn mạnh Jin, thành viên lớn tuổi nhất của BTS, sẽ hủy bỏ đề nghị hoãn nhập ngũ vào cuối tháng này và sẽ tuân thủ các thủ tục theo yêu cầu của Cục Quản lý nhân lực quân đội Hàn Quốc. Các thành viên khác sẽ lần lượt thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự theo các kế hoạch riêng của họ.
Ca sỹ Kim Seok-jin - nghệ danh Jin, sinh năm 1992, đã hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự đến cuối năm nay theo Đạo luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi năm 2020.
Jin cùng nhóm nhạc BTS đã trở thành nghệ sỹ Kpop đầu tiên đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 cho các bài hát được tạp chí Billboard phát hành hàng tuần tại Mỹ. Họ còn nhận được nhiều giải thưởng danh giá của quốc tế và huân chương danh dự của Hàn Quốc.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In từng nhiều lần viết thư khen ngợi BTS vì những thành tích đạt được, cũng như việc góp công quảng bá văn hóa âm nhạc Xứ sở Kim chi ra nước ngoài.
Tại Hàn Quốc, tất cả nam giới khỏe mạnh đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khoảng 2 năm.
Tuy nhiên, luật hiện hành cho phép các vận động viên đoạt các giải thưởng toàn cầu và các nghệ sỹ có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia được hưởng đặc quyền hoãn nhập ngũ tới năm 30 tuổi./.
Bàng hoàng nhận ra BLACKPINK "ở ẩn" lâu hơn cả thời gian aespa hoạt động, nhóm nữ mà nhập ngũ giống idol nam hay gì? Album gần nhất của BLACKPINK phát hành trước khi aespa debut cả tháng trời, thời gian 4 cô gái nhà YG vắng bóng lâu chẳng kém idol nam nhập ngũ. Từ khi debut đến nay, BLACKPINK vốn nổi tiếng vì comeback nhỏ giọt. Nếu các idol khác tất bật ra nhạc quanh năm suốt tháng thì 4 cô gái nhà YG thong thả...