BST áo ngực triệu đô của Victoria’s Secret
Không hổ danh là hãng nội y danh tiếng nhất thế giới, kể từ năm 1996 đến nay, Victoria’s Secret liên tục cho ra mắt những thiết kế áo ngực trị giá hàng triệu đô.
Năm nay, Miranda Kerr chính là gương mặt đại điện cho Victoria’s Secret để trình diễn mẫu áo ngực đắt giá được làm từ 3.400 viên đá quý và 142 carat kim cương.
Chiếc áo ngực có tên ” Diamond Dream Bra” ra mắt năm 1997, trị giá 3 triệu đô
Năm 2000, Victoria’s Secret lại cho ra mắt bộ đồ lót trị giá 15 triệu đô. Hiện, mẫu thiết kế này đang nắm giữ kỉ lục Guiness là bộ đồ lót đắt tiền nhất thế giới
Chiếc áo ngực giá 12,5 triệu đô này được làm từ 1.200 viên ngọc bích màu hồng, và được trình làng vào năm 2001
Mẫu thiết kế có tên “Victoria Fantasy” trị giá 10 triệu đô ra mắt năm 2002 với hoa hồng làm từ đá ruby, và lá cây làm từ ngọc lục bảo.
Video đang HOT
Với viên kim cương hình quả lê 70 carat, chiếc áo ngực này có giá 11 triệu đô
Một mẫu thiết kế ra mắt năm 2005 với giá 12,5 triệu đô
Với hơn 2000 viên kim cương nhỏ gắn lên trên, bộ underwear trình làng năm 2006 này trị giá 6,5 triệu đô
Một thiết kế áo ngực có tên “Holiday Fantasy” ra mắt năm 2007, có giá 4,5 triệu đô
Được làm từ hơn 3000 viên kim cương đen, chiếc áo ngực này có giá 5 triệu đô
Năm 2009, Victoria”s Secret lại tiếp tục cho ra mắt một mẫu thiết kế tương tự trị giá 3 triệu đô
Năm ngoái, Miranda Kerr là người mẫu trình diễn chiếc áo ngực triệu đô của Victoria”s Secret được làm từ hơn 3000 viên kim cương trắng, đá ngọc bích xanh
Năm nay, Miranda Kerr tiếp tục được chọn để trình diễn mẫu thiết kế trị giá 2,5 triệu đô
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thưởng triệu đô và sự bức xúc của Goetz
Một triệu USD là số tiền treo thưởng khổng lồ cho ngôi vô địch của U23 Việt Nam. Tuy nhiên khoản tiền này cũng mang nhiều rắc rối trong quá trình mà toàn đội cần có sự tập trung nhất. Chính vì thế, HLV Falko Goetz nổi đóa khi nhiều người cứ hỏi đi hỏi lại về khoản tiền thưởng mà theo ông chỉ nên nói sau khi có thành tích cụ thể.
HLV Falko Goetz không muốn mọi người nhắc nhiều đến tiền thưởng. Ảnh: TN.
Ngay trong ngày tập trung U23 Việt Nam, không hẹn mà cả chủ tịch CLB bóng đá HAGL Đoàn Nguyễn Đức và Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cùng treo thưởng cho thầy trò HLV Falko Goetz trong trường hợp giành HC vàng SEA Games 26. Bầu Đức và ông Lê Hùng Dũng là những người có tâm huyết với bóng đá và rõ ràng mục đích không có gì khác là tạo động lực cho các tuyển thủ trẻ. Chỉ có điều, tiền nhiều thì ai cũng thích, nhưng tiền nhiều đôi khi lại trở thành áp lực không cần thiết. Nhất là khi, chỉ vô địch mới có tiền thưởng còn không vô địch thì mất sạch.
Chẳng ai có thể trách những người đang treo thưởng. Thậm chí, càng nhiều người treo thưởng càng tốt. Thế nhưng, nếu treo thưởng sau những trận đấu hay, treo thưởng cả với HC bạc và HC đồng thay vì HC vàng bằng mọi giá, có lẽ tác dụng sẽ hiệu quả hơn.
Với mức treo thưởng cao như thế, nhiều người không khỏi đặt câu hỏi liệu các cầu thủ sẽ đá vì màu cờ sắc áo, hay đá vì tiền. Giá trị của 2 mục đích này có chung một một đáp số là chiến thắng bằng mọi giá, nhưng cái cách đá vì tiền, lại khác xa cách đá vì quê hương, vì lòng tự tôn dân tộc. Bài học tại SEA Games 25 còn nguyên đấy. Số tiền thưởng hơn 6 tỷ đồng đã khiến đôi chân các tuyển thủ bị căng cứng, khi mà ngôi vô địch chỉ còn nửa bước chân nữa. Đổ hết tội cho tiền có vẻ thiếu công bằng, nhưng không thể phủ nhận treo thưởng lớn đã tạo ra một áp lực vô hình với các cầu thủ.
Rút kinh nghiệm, kỳ AFF Cup 2010 tổ chức trên sân nhà, VFF tuyệt nhiên không hé lộ bất cứ khoản thưởng nóng nào cho đội nhà. Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ khi đó cho rằng, treo thưởng lớn trước các giải đấu quan trọng rất dễ gây ra hiệu ứng ngược. Thôi thì cứ thưởng sau, các cầu thủ sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.
Đùng một cái SEA Games này, lại có một "núi tiền" treo thưởng cho chức vô địch. Những ai hiểu được cảm giác cay đắng sau trận thua Malaysia tại chung kết 2 năm trước, giờ không khỏi lo lắng thầy trò HLV Falko Goetz sẽ lại không đi vào vào vết xe đổ.
Trước sự dòm ngó của nhiều người, HLV Falko Goetz bức xúc: "Tôi muốn nhấn mạnh 3 vấn đề quan trọng. Một là U23 Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị thật tốt. Hai là hướng tới một giải đấu thành công và thứ ba mới tới chuyện tiền thưởng. Cái thứ ba sẽ đến sau khi U23 Việt Nam làm được hai yêu cầu đầu tiên. Chúng tôi đang muốn tập trung vào chuyện chuyên môn, nên không cần phải nhắc nhiều về khoản tiền thưởng đó".
Tiền thưởng lớn đôi khi có tác dụng phụ với các cầu thủ trẻ. Ảnh: TN.
Quả thực, với số tiền treo thưởng triệu đô, ngoài những trụ cột như Trọng Hoàng, Thành Lương, Long Giang... đã quá quen với tiền tỷ thì với đa phần các tuyển thủ còn lại, 22 tỷ đồng là số tiền mà trong mơ cũng chẳng bao giờ thấy. HLV Falko Goetz yêu cầu các thành viên BHL và cầu thủ tuyệt đối không được nhắc tới tiền lúc này. Vị HLV đến từ nền bóng đá phát triển hàng đầu thế giới thừa hiểu, nếu cứ để tiền ảnh hưởng đến suy nghĩ của các cầu thủ, thì tập luyện chẳng ích gì. Tất nhiên, chẳng dại gì các cầu thủ nào dám nói chữ tiền thưởng ở thời điểm nhạy cảm này, nhưng cũng có ai cấm họ nghĩ về nó. 22 tỷ đồng, sẽ chỉ tan biến cho đến khi U23 Việt Nam hết cơ hội vô địch. Chẳng cầu thủ nào muốn điều đó xảy ra, nhưng để ước mơ không vụt tắt, tất cả sẽ phải làm mọi cách để trước hết có mặt trong danh sách tham dự SEA Games sắp tới và sau đó là những trận đấu đầy khó khăn phía trước.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ngắm nhà "triệu đô" của Taylor Swift Công chúa nhạc đồng quê Taylor Swift đang rao bán dinh thự lớn của cô ở Nashville, Mỹ với cái giá khá rẻ: 1,45 triệu đô la. Ngôi nhà này Taylor Swift mới mua hồi tháng 9 năm ngoái và giờ đây cô bán nó đi, chỉ chênh 50.000 đô so với số tiền cô bỏ ra để mua nhà hồi năm ngoái....