BSR: Lợi nhuận quý III/2020 đạt hơn 171 tỷ đồng
CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong quý III/2020 với lợi nhuận đạt hơn 171 tỷ đồng, bất chấp việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phải ngừng hoạt động 51 ngày để thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 4.
Báo cáo tài chính của BSR vừa được công bố cho thấy, riêng trong quý III/2020 các chi phí như bán hàng, quản lý đã giảm lần lượt 45% và 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 9 tháng, tỷ lệ giảm của chi phí bán hàng, quản lý lần lượt là 24,1% và 31,9%. Cùng với chi phí lãi vay cũng tiếp tục giảm, nhờ đó Công ty thu về 171,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Không chỉ cải thiện về lợi nhuận, cơ cấu nguồn vốn của BSR cũng tiếp tục chuyển dịch tích cực. Tính đến cuối quý 3/2020, tổng nợ vay chịu lãi đang ở mức 5.421 tỷ đồng, tương đương 13% tổng nguồn vốn.
Video đang HOT
Như vậy, sau khi phải tăng mạnh vay nợ 3.550 tỷ đồng để giải quyết khó khăn trong bài toán dòng tiền ở nửa đầu năm thì trong quý III/2020, đa phần các khoản vay phát sinh thêm này đã được thanh toán và đưa nợ vay của BSR trở về với mức tương đương đầu năm.
Kết quả này có sự đóng góp đáng kể từ nỗ lực của Công ty trong việc giải phóng thành phẩm tồn kho và thu hồi các khoản phải thu.
Tính đến cuối quý III/2020, giá trị khoản phải thu của BSR chỉ còn 1.613,5 tỷ đồng, giảm 83,7% so với đầu năm và 76,7% so với cuối quý II/2020. Đối với hàng tồn kho, giá trị ghi nhận 6.962 tỷ đồng, giảm 17,8% so với đầu năm và 4,46% so với cuối quý II/2020. Qua đó, giúp dòng tiền hoạt động kinh doanh của BSR thặng dư đến 3.438 tỷ đồng chỉ riêng trong quý vừa qua.
Công ty cũng duy trì được lượng tiền dự trữ dồi dào với 8.509 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng các loại tính đến ngày 30/9/2020, tăng 188 tỷ đồng so với đầu năm. Như vậy, số dư tiền của BSR hiện đang gấp 1,57 lần tổng các khoản nợ vay chịu lãi phải trả, điều này không chỉ đảm bảo cho Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn mà còn đem lại nguồn doanh thu tài chính đáng kể, qua đó cũng góp phần gia tăng lợi nhuận.
Quý III/2020, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có lãi
Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - UPCoM), cho biết, trong quý III/2020, mặc dù Nhà máy ngừng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể gần 2 tháng, Công ty vẫn có lợi nhuận, chấm dứt giai đoạn lợi nhuận âm của 2 quý đầu năm.
Ngày 25/9, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do ông Lê Mạnh Hùng - Tổng giám đốc PVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với BSR về bảo dưỡng tổng thể lần 4 và tình hình sản xuất kinh doanh năm 2020.
Báo cáo về bảo dưỡng tổng thể lần 4, Phó tổng giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết, BSR thực hiện bảo dưỡng tổng thể trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn về dịch Covid-19 và ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão.
Tuy nhiên, bằng nỗ lực và sự đồng lòng, quyết tâm cao của BSR và các nhà thầu, tính đến hôm nay bảo dưỡng tổng thể lần 4 đã cơ bản hoàn thành, đạt 99,8%, chỉ còn một số hạng mục công việc nhỏ nhà thầu sẽ thực hiện xong trong ngày 26/9.
Buổi làm việc của Tập đoàn Dầu khí với BSR
Về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng, Tổng giám đốc BSR Bùi Minh Tiến cho biết, do ảnh hưởng tiêu cực từ tác động kép của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của BSR.
BSR đã triển khai ngay các giải pháp để ứng phó với tác động kép trên bằng những giải pháp cụ thể như tối ưu hóa sản xuất, bám sát thị trường để điều chỉnh chế độ vận hành phù hợp; tiết giảm chi phí, đàm phán với các nhà cung cấp dầu thô điều chỉnh lùi/giãn lịch tiếp nhận...
Tổng cộng số tiền tiết giảm và tối ưu hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính đạt khoảng 2.500 tỷ đồng.
Quý IV, BSR tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; tập trung vận hành Nhà máy ở công suất tối ưu; cập nhật, phân tích và bám sát thị trường để có những giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp, kịp thời; tiếp tục thực hiện công tác tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, bán hàng, đảm bảo dòng tiền; chuẩn bị, đàm phán và tổ chức mua dầu thô, bán sản phẩm cho 6 tháng đầu năm 2021.
"Nợ xấu tiềm ẩn sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2021" Nợ xấu tiềm ẩn được dự báo sẽ bắt đầu nổi lên mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2021 và chi phí dự phòng cho các khoản nợ xấu này sẽ tăng dần cho cả năm 2021 và 2022. Ảnh minh họa. Tính đến cuối tháng 7/2020, tổng tín dụng toàn hệ thống tăng nhẹ 3,7% so với đầu năm, so với...