BS khuyến cáo: Người cao huyết áp tuyệt đối không làm này kẻo đột quỵ mất mạng có ngày
Theo GS Phạm Gia Khải – Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch VN, bỏ thuốc điều trị huyết áp cao là tình trạng khá phổ biến do sự thiếu hiểu biết hoặc chủ quan từ phía bệnh nhân.
Đột quỵ do tự ý bỏ thuốc huyết áp
Bệnh nhân Nguyễn Văn B. 56 tuổi, sống ở Hà nội, được phát hiện tăng huyết áp 3 năm nay, bác sỹ kê đơn uống thuốc hàng ngày, duy trì thuốc uống coveram 5/5 x 1 viên/ngày. Một tuần trước khi vào viện bệnh nhân bỏ thuốc do thấy huyết áp đã hạ và ổn định.
Buổi sáng ngày vào viện, bệnh nhân đột ngột đau đầu dữ dội, đo HA: 250/ 140mmHg, chân tay rụng rời quỵ xuống. Ngay lập tức gia đình đã đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Qua khai thác bệnh sử, được biết, ông B. đột quỵ mà nguyên nhân là do ông tự ý bỏ thuốc, không uống thuốc huyết áp hằng ngày theo đúng chỉ định.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, HA: 230/120mmHg, chụp CT sọ não không có tổn thương nhu mô não. Sau khi được cấp cứu hạ huyết áp chỉ huy, bệnh nhân dần tỉnh lại.
Hình ảnh tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân cơn tăng huyết áp tại Bệnh viện TWQĐ 108
Được biết, tại nhiều khoa tim mạch của các BV, tình trạng bệnh nhân tự ý điều trị bỏ thuốc hoặc giảm liều tăng huyết áp rất phổ biến vì họ thấy huyết áp đã ổn định và trở về bình thường trong một thời gian dài nên chủ quan, tưởng bệnh khỏi, thế nhưng trong nhiều trường hợp dẫn đến tăng huyết áp cấp cứu, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Vào khoảng 3 – 4 giờ sáng huyết áp bắt đầu tăng nhưng lượng thuốc trong cơ thể không còn đủ hoặc không có để giúp hạ huyết áp xuống. Người bệnh, nhất là người cao tuổi lại thường dậy đi tiểu đêm vào lúc này nên dễ đột quỵ. Do đó, các bác sỹ khuyến cáo tuyệt đối không nên tự ý bỏ hoặc giảm liều thuốc huyết áp.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp cấp cứu
Theo Bác sỹ Nguyễn Tuấn Sơn thì cơn tăng HA được chia thành tăng huyết áp cấp cứu (hypertensive emergency) hoặc khẩn cấp (hypertensive urgency).
Tăng huyết áp khẩn cấplà yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tâm thu 180 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương 120 mmHg mà không có tổn thương hoặc rối loạn chức năng cơ quan đích. Khi có tổn thương/rối loạn chức năng cơ quan đích thì được phân loại là tăng huyết áp cấp cứu.
Người bị tăng huyết áp khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như đổi thần kinh, bệnh não tăng huyết áp, nhồi máu não, xuất huyết não, nhồi máu hoặc thiếu máu cơ tim, rối loạn chức năng thất trái cấp, phù phổi cấp, bóc tác động mạch chủ, suy thận cấp hoặc sản giật cần dùng các thuốc hạ áp hoặc kêu người nhà đưa đến Bệnh viện kịp thời, tránh để lâu xảy ra những biến chứng khó lường.
Người bị tăng huyết áp thường sẽ nhồi máu não, đột quỵ
Nguyên nhân: Bên cạnh nguyên nhân của tăng huyết áp nguyên phát hay gặp là: Tự ý bỏ thuốc huyết áp, bị stress hoặc sau khi hoạt động gắng sức, khi thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh, bỏ thuốc hạ huyết áp, đột quỵ chảy máu não …
Thì còn có một số nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát hay gặp như: Bệnh của thận (viêm cầu thận, hẹp động mạch thận…) ở phụ nữ có thai (sản giật), do nội tiết (u tủy thượng thận, hội chứng cushing, u tiết renin…). Bệnh lý thần kinh trung ương (nhồi máu não; xuất huyết não…), do thuốc (Cocain, amphetamin, cyclosporin…).
Video đang HOT
Triệu chứng nhận biết cơn tăng huyết áp cấp cứu
Khi co cơn tăng huyết áp, bệnh nhân thường sẽ có những dấu hiệu như:
- Huyết áp tâm thu tăng cao 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 120 mmHg và:
- Bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích như: nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau ngực, đau lưng, khó thở, nhìn mờ, lẫn lộn…
Theo GS Phạm Gia Khải – Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, bỏ thuốc điều trị huyết áp cao là tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng do sự thiếu hiểu biết hoặc chủ quan từ phía bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp phải dùng thuốc đều đặn, liên tục trong suốt cuộc đời, vì thế việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của thầy thuốc là hết sức quan trọng. Việc thấy huyết áp ổn định lại tự ý bỏ thuốc như trường hợp của bác là rất nguy hiểm.
Có trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài, có khi tới 3 năm thậm chí 5 năm (làm cho người bệnh yên tâm, chủ quan không dùng thuốc nữa) nhưng đột nhiên huyết áp lại tăng lên đột ngột đã khiến cho nhiều người bị tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong.
Ngoài việc tự ý bỏ thuốc thì các nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị huyết áp còn là: Bệnh nhân tự ý giảm liều dùng thuốc điều trị trong quá trình điều trị; hoặc thuốc đang điều trị không còn phù hợp; hoặc gặp các tương tác về thuốc (đặc biệt đối với người cao tuổi khi điều trị đồng thời nhiều bệnh cùng một lúc)…
Chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân không được chủ quan khi thấy huyết áp đã ổn định mà tự ý bỏ thuốc. Khi gặp những thất bại trong điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân cần đi khám lại để tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Tăng huyết áp không được can thiệp sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy tim mạch
Hướng xử trí khi có cơn tăng huyết áp
Người bệnh cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng các thuốc hạ áp (như: Captopril 25mg x 1 viên nhai và ngậm trong miệng…, có thể tiếp tục dùng thuốc hạ áp trong ngày), dùng các thuốc an thần (như seduxen…) và nhanh chóng gọi cấp cứu đưa đến bệnh viện gần nhất.
Phóng tránh cơn tăng huyết áp cấp cứu
Để dự phòng cơn tăng huyết áp cần:
- Kiểm soát tốt huyết áp hàng ngày bằng việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị các yếu tố nguy cơ rối loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường
- Giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các đồ uống hoặc các chất kích thích, tránh căng thẳng, tránh nhiễm lạnh đột ngột.
- Kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên.
- Khám sức khỏe định kì để được tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời tăng HA.
Theo soha.vn
Ai cũng sợ ăn trứng gà làm tăng cholesterol nhưng mỗi ngày ăn một quả trứng gà sẽ nhận được lợi ích ai cũng muốn như sau
Theo nhóm nghiên cứu của Trung Quốc đã tiến hành phân tích Meta đối với 1.6 triệu người cho thấy, mỗi ngày ăn một quả trứng gà làm giảm 9% nguy cơ mắc căn bệnh ngày càng phổ biến này.
Trứng gà rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng trong đó hàm lượng cholesterol làm mọi người lo ngại, mỗi quả trứng gà chứa khoảng 141-234 mg cholesterol. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây ở Trung Quốc, có 28.000 người không mắc bệnh tim mạch được theo dõi trong gần 10 năm đều có thói quen mỗi ngày ăn một quả trứng gà. Nhờ đó sẽ không làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Nhóm nghiên cứu đồng thời đã tiến hành phân tích Meta đối với 1.6 triệu người cho thấy, mỗi ngày một quả trứng gà dường như làm giảm 9% nguy cơ đột quỵ.
Trước đây, các nghiên cứu của Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng chứng minh rằng, ăn trứng làm giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, ăn trứng còn có thể làm giảm nguy cơ xuất huyết não lên đến 25%.
Một quả trứng gà với 7 công dụng tuyệt vời:
Tốt cho não bộ
Các chất lecithin, triglyceride, cholesterol có trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng rất lớn đến hệ thống thần kinh và phát triển thể chất, có thể phòng ngừa và cải thiện suy giảm tinh thần ở người già, và cải thiện khả năng ghi nhớ ở tất cả các nhóm tuổi.
Bảo vệ gan
Protein trong trứng gà có tác dụng sửa chữa, hồi phục tổn thương ở tổ chức của lá gan. Lecithin trong lòng đỏ trứng có thể thúc đẩy sự tái tạo của tế bào gan, còn có thể làm tăng lượng protein huyết tương trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng trao đổi chất của cơ thể và tăng khả năng miễn dịch.
Phòng ngừa xơ cứng động mạch
Các chuyên gia dinh dưỡng và y tế của Hoa Kỳ đã sử dụng trứng để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và đạt được những kết quả bất ngờ và đáng kinh ngạc.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Trứng chứa nhiều vitamin B2, có thể phân hủy và oxy hóa các chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng trong trứng, chẳng hạn như selen và kẽm, cũng có tác dụng chống ung thư.
Trì hoãn quá trình lão hóa
Trứng chứa hầu như tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, vì vậy chúng được gọi là "kho dinh dưỡng lý tưởng". Các chuyên gia dinh dưỡng gọi đó là "mô hình protein hoàn chỉnh", là kinh nghiệm kéo dài tuổi thọ của không ít những người già sống lâu.
Ngoài ra, đối với chị em phụ nữ, trứng gà cũng có tác dụng rất lớn trong việc làm đẹp, kéo dài tuổi xuân.
Tác dụng giảm cân
Mặc dù giá trị dinh dưỡng của trứng gà là rất cao, nhưng hàm lượng chất béo và hàm lượng carbohydrate của nó thấp, sử dụng trứng gà thường xuyên sẽ không tiêu thụ thêm calo, càng không gây béo phì. Ăn một quả trứng vào buổi sáng có thể giúp bạn no đến trưa mà không thèm ăn thứ gì khác, từ đó có thể giảm được lượng calo ăn vào. Vì vậy, ăn trứng gà mỗi ngày có công hiệu giảm cân rất tốt.
Tác dụng bảo vệ thị lực
Hai chất chống oxy hóa trong lòng đỏ trứng là lutein và zeaxanthin, có thể hấp thụ các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, bảo vệ võng mạc mắt và ngăn chặn sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng.
Theo kết quả nghiên cứu của tạp chí Archives of Ophthalmology khẳng định, lutein và zeaxanthin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể so với chế độ ăn bình thường. Ăn trứng gà vào buổi sáng cũng có thể mang lại lợi ích lớn đối với những người thường xuyên sử dụng máy tính.
Giá trị dinh dưỡng cao nhất của trứng luộc
Tỷ lệ hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng trứng gà tương đối lớn, trứng luộc là 100%, trứng rang là 97%, trứng chiên là 98%, sữa pha lòng đỏ trứng gà là 92,5%, trứng ăn sống là 30 - 50%. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là trẻ em thích hợp nhất ăn bánh trứng hấp và súp trứng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người mỗi ngày nên ăn một quả trứng là tốt nhất. Bởi vì trứng là thực phẩm giàu protein nhưng ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng chất chuyển hóa, đồng thời tăng gánh nặng cho thận. Vì thế mỗi ngày chỉ nên ăn lượng vừa phải.
Theo Helino
Ngừa bệnh tim nhờ củ cải trắng Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Agricultural & Food Chemistry cho thấy ăn củ cải trắng (ảnh) giúp ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học thuộc Đại học Kagoshima (Nhật Bản) cho biết trong củ cải trắng chứa nhiều hợp chất giúp bảo vệ các mạch vành, có khả năng ngăn ngừa bệnh...