BS cắt nhầm bàng quang cháu bé 21 tháng
Bé Tr.A.Đ
Bệnh nhi nam Tr.A.Đ (21 tháng tuổi), trú phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) là nạn nhân của ca mổ.
Sáng 27/10, tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cha đẻ cháu Đ. là ông Tr. M bức xúc cho biết, cháu Đ. nhập Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh sáng 23/10, với chẩn đoán thoát vị bẹn, chỉ định mổ.
Video đang HOT
Trưa 25/10, các bác sĩ Nghĩa và Toàn mổ cho cháu. Sau khi mổ, bụng cháu chướng lên, không tiểu được, rất nguy kịch. Ngày 26/10, giám đốc Bệnh viện Cam Ranh là bác sĩ Nguyễn Hồng Quang gặp gia đình thông báo bệnh tình, đề nghị gia đình đồng ý mổ lại. Thấy cháu quá yếu, lo ngại chuyên môn Bệnh viện Cam Ranh, ông Tr.M nói nếu mổ lại mà “có gì” thì bệnh viện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Chiều 26/10, Bệnh viện Cam Ranh chuyển cháu lên bệnh viện tỉnh. Cháu được mổ cấp cứu ngay trong đêm 26, rạng sáng 27/10.
Trả lời báo chí, lãnh đạo bệnh viện tỉnh xác nhận sai sót chuyên môn của kíp mổ Bệnh viện Cam Ranh và cho biết thêm, vừa tiếp và làm việc với đoàn bác sĩ Bệnh viện Cam Ranh đến thăm cháu, gồm PGĐ Vinh và bác sĩ Nghĩa. Bệnh viện tỉnh đã thông báo sai sót ca mổ làm tổn thương nặng bàng quang, ứ nước tiểu trong khoang bụng, ảnh hưởng thận… cho đoàn bác sĩ Cam Ranh.
Theo bác sĩ Nghĩa, nguyên nhân tai biến có thể do cháu Đ. có dị tật bất thường (hiếm gặp). Theo các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện tỉnh, ca mổ lần 2 chỉ giải quyết tình trạng nguy kịch, cháu phải được đưa lên bệnh viện chuyên khoa tuyến trên ở TP HCM để tiếp tục mổ và điều trị, khi sức khỏe cho phép.
Mẹ cháu Đ là bà Ng.T.K.T cho biết, trong lúc thăm bệnh cháu tại bệnh viện tỉnh, bác sĩ Vinh có an ủi là Bệnh viện Cam Ranh sẽ chịu mọi chi phí điều trị cho cháu, bao gồm cả việc chuyển lên điều trị tại TP HCM.
Qua điện thoại, bác sĩ Quang – GĐ Bệnh viện Cam Ranh xác nhận kíp mổ có sai sót kỹ thuật có thể để lại di chứng ảnh hưởng cuộc sống sau này của cháu Đ bệnh viện Cam Ranh sẽ có trách nhiệm đối với bệnh nhân.
Theo 24h
Phục hồi di chứng tai biến mạch máu não
Một nghiên cứu thành công về phục hồi di chứng cho người bị tai biến mạch máu não của bác sĩ Trần Văn Thuấn (Trưởng khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Xanh Pon).
Bác sĩ Trần Văn Thuấn.
Việc hằng ngày phải chứng kiến nỗi đau của các bệnh nhân sau tai biến mạch máu não cùng với gánh nặng lo lắng của người nhà bệnh nhân đã khiến bác sĩ Trần Văn Thuấn đã không ngừng nghiên cứu thành công đề tài "Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng thông mạch sơ lạc hoàn gia giảm kết hợp với điện châm".
Sinh ra ở Hà Nam, chàng trai Trần Văn Thuấn (SN 1960) luôn ước làm bác sĩ "chữa bệnh cứu người bằng phương pháp đông y". Sau khi tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, anh về làm tại Bệnh viện Y học cổ truyền HN, đến năm 2004 thì chuyển về khoa Đông y - Bệnh viện Xanh Pon. Tại đây, được tiếp xúc với các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp, đối diện với những thể xác vô hồn, những khối thịt bất động, đã là nguyên nhân giúp anh đi sâu nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp chữa trị mới trong ngành đông y.
Trước đây, Trần Văn Thuấn đã được biết đến với phương pháp "Dùng điện châm luồn kim dưới da" - sáng kiến đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi "Kỹ thuật tuổi trẻ sáng tạo khu vực phía bắc lần thứ 23" - là phương pháp phục hồi dây liệt mặt, nhằm lấy lại cảm giác của dây thần kinh trên mặt của bệnh nhân sau tai biến, đã được ứng dụng tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Cùng với phương pháp "điện châm điều trị rối loạn cơ năng về bí đái", anh đã góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả điều trị trong ngành đông y.
Vừa qua, bác sĩ Trần Văn Thuấn đã được UBND TP.Hà Nội tặng bằng khen "Sáng kiến, sáng tạo thủ đô" năm 2012 với sáng kiến "đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng thông mạch sơ lạc hoàn gia giảm kết hợp với điện châm". Chia sẻ về sáng kiến của mình, anh cho biết: "Ý tưởng này tôi đã ấp ủ từ khi tôi nhận thức được hậu quả của căn bệnh tai biến mạch máu não là vô cùng nghiệt ngã".
Cũng theo bác sĩ Thuấn, trong thời gian nghiên cứu cũng có không ít khó khăn tưởng chừng khó thể vượt qua. Đó là khó khăn về nguồn bệnh nhân, về kinh phí, về quá trình phối hợp giữa các bộ phận, các đơn vị liên quan hay như khoảng cách giữa đông y và tây y....
Sáng kiến về việc phục hồi di chứng tai biến mạch máu não của bác sĩ Thuấn đã được Sở Y tế HN chuyển giao cho hai bệnh viện: Y học cổ truyền HN và Y học cổ truyền Hà Đông. Hiện tại ở khoa Đông y của Bệnh viện Xanh Pon, hầu hết các bệnh nhân sau tai biến mạch máu não đều được chữa trị bằng phương pháp này, bước đầu có khả năng thông mạch máu não, mang lại những tiến triển nhất định.
Theo laodong
Cứu sống bé 1 tuổi tím đen, hôn mê vì hóc thạch Vừa đưa miếng thạch vào miệng, cậu bé Lương Hữu Nghĩa (14 tháng tuổi, TP Bắc Giang) ho sặc sụa khiến miếng thạch chui tọt vào đường thở. Cậu bé lập tức tím tái toàn thân, ngừng thở... Sống sót hy hữu Ngay khi phát hiện cháu hóc thạch, ông bà đã đưa cháu vào cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Bắc...