Brioni – biểu tượng suit của làng mốt
Mỗi bộ suit của Brioni làm từ ít nhất 7.000 mũi khâu thủ công nhưng chỉ 17% đường kim mũi chỉ lộ ra ngoài.
Đầu năm, tài tử Brad Pitt diện suit ba mảnh của Brioni kết hợp nơ đen tới Quả Cầu Vàng, rồi tiếp tục mặc thiết kế khác của nhà mốt tại giải SAG vài tuần sau đó. Sang tháng 2, anh chọn suit của thương hiệu Italy lên nhận giải Oscar đầu tiên trong sự nghiệp cho vai phụ trong phim Once Upon A Time In Hollywood.
Prad Pitt trong chiến dịch quảng cáo bộ sưu tập Xuân Hè 2020 của Brioni, đồng thời kỷ niệm 75 năm thành lập thương hiệu. Video: Brioni.
Brioni đứng sau diện mạo của nhiều người nổi tiếng: Christian Bale, Will Smith, Hugh Jackman, Tom Cruise, Dwayne Johnson, Denzel Washington, Jeff Bridges… Nhiều sao nữ như Demi Moore, Chiara Mastroianni cũng diện trang phục tới dự show thời trang hay liên hoan phim.
Brioni còn gắn liền tên tuổi James Bond hơn một thập kỷ. Trên phim, Pierce Brosnan mặc suit Brioni xuyên suốt các mùa điệp viên 007 ông tham gia – GoldenEye (1995), Tomorrow Never Dies (1997), The World is Not Enough (1999), Die Another Day (2002). Đến năm 2006, Daniel Craig thay thế, tiếp tục mặc suit của Brioni trong Casino Royale. Bộ vest cổ chữ V kinh điển làm bật vòng eo và độ rộng vai của các nam diễn viên, xây dựng hình ảnh người đàn ông nam tính, hiện đại và thời thượng theo đúng tôn chỉ của nhà mốt.
Trong một cảnh kinh điển của “Casino Royale”, mọi thành viên ở bàn poker trong phim đều mặc thiết kế của Brioni. Video: NB Films.
Đây cũng là thương hiệu ưa thích của nhiều chính khách, nguyên thủ quốc gia như Barack Obama, Vladimir Putin. Trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông Donald Trump từng gây chú ý khi mặc suit từ thương hiệu Italy.
Mỗi thiết kế của nhà mốt này đều được ví như tác phẩm nghệ thuật của vải vóc, cắt may. Cây bút Tiziana Cardini của Vogue ca ngợi Brioni là “đế chế sở hữu nghề may thủ công tuyệt đỉnh”. Francesco Pesci – CEO Brioni – cho biết trên tờ MR.Porter: “Chúng tôi không ngừng kiểm tra từng miếng vải từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới”.
Thương hiệu sở hữu hơn 800 chất liệu vải độc quyền, từ cổ điển, truyền thống tới quý hiếm, độc đáo. Tất cả cúc áo đặt thủ công tại Italy, được giám sát kỹ lưỡng để đạt độ thanh lịch, tinh tế và riêng biệt.
Trên nền chất liệu sang trọng, các bậc thầy may đo thực hiện 35 phép đo cùng 400.000 thay đổi liên tục để cho ra sản phẩm “đo ni đóng giày” với từng chủ nhân. Khách hàng sử dụng dịch vụ thiết kế riêng (bespoke) có thể lựa chọn từng khâu, từng phần sản phẩm – từ vải, cúc áo, lớp lót trong, các kỹ thuật cắt, may chuyên biệt tới đường chiết eo, kiểu dáng ve áo, ống quần – tô đậm dấu ấn cá nhân độc nhất.
Các thiết kế của Brioni xen lẫn cổ điển và hiện đại. Ảnh: Miluxe.
Video đang HOT
Các chi tiết nhỏ như xếp ly được khâu tay và mất bốn tiếng hoàn thành thay vì 40 phút như làm máy thông thường. Mỗi sản phẩm trải qua 220 bước trong ít nhất 22 giờ và 7.000 mũi khâu thủ công, trong đó chỉ 17% đường kim chỉ lộ ra ngoài. Những đường may ẩn đảm bảo sự vừa vặn, thoải mái, phom dáng hoàn hảo cho trang phục. Khuyết áo là dấu hiệu nhận biết kín đáo của Brioni mà chỉ những người sành mới biết. Những người thợ đục lỗ, khâu tay hơn 100 mũi với kỹ thuật đảo mũi, thùa xoáy bằng loại chỉ đặc biệt được dệt riêng cho thùa khuyết. Mỗi khuyết mất đến ba giờ đồng hồ để thực hiện.
Các nghệ nhân Brioni được đào tạo chuyên sâu và chuyên môn hóa từng khâu trong chu trình sản xuất suit. Angelo Petrucci – giám đốc mảng may và trưởng bộ phận thiết kế sản phẩm thương hiệu – học may từ năm 15 tuổi, đã mất tới bốn năm chỉ để nắm vững kỹ thuật cắt, khâu các loại vải.
Nghệ thuật cắt may thủ công của Brioni. Video: Brioni.
Nhà mốt có lịch sử 75 năm tạo nên cuộc cách mạng thời trang nam trong nhiều thập niên. Năm 1945, Nazareno Fonticoli – một trong những thợ may bậc nhất tại Rome cùng đối tác kinh doanh của ông, Gaetano Savini – thành lập thương hiệu may đo đồ nam cao cấp tại Rome, lấy theo tên hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng của Italy.
Fonticoli kế thừa đồng thời đổi mới phong cách suit gắn liền Savile Row – dãy phố ở London, nơi khởi nguồn của tiêu chuẩn đồ nam từ Thế chiến Hai. Các bộ suit Anh thường đặc trưng bởi bảng màu trầm, vải tuýt, len, nỉ dày nặng và lớp độn cứng. Fonticoli đã cắt bỏ những phần nặng nề, giảm đáng kể khối lượng đệm mút, nhấn vào vẻ nhẹ nhàng, trang nhã. Suit nam ôm sát cơ thể, vai được thu hẹp, phần ngực và eo thắt chặt, tinh tế. Vị trí hai nút áo được nâng cao, ăn gian chiều dài thân dưới trong khi quần được may gọn gàng hơn. Cùng lúc, hai nhà sáng lập của Brioni đưa ra ý tưởng về vẻ ngoài rực rỡ, mới mẻ cho đàn ông hậu chiến tranh, thay thế những tông trầm cổ điển. Họ bắt đầu giới thiệu những bộ suit màu phấn, kem, nâu thuốc lá hay áo vest từ lụa, bông, lanh.
Năm 1952, Brioni tổ chức buổi diễn thời trang nam đầu tiên trong lịch sử, tiên phong trong việc sử dụng mẫu nam. Hai năm sau, nhà mốt thâm nhập thị trường Mỹ, gây “bão” với các show diễn ở Boston, Chicago, Los Angeles, Philadelphia, New York… Sau này, Brioni được vinh danh là thương hiệu đồ nam cao cấp, uy tín nhất tại Mỹ, theo một nghiên cứu độc lập của Viện Luxury New York năm 2007.
Năm 1959, Brioni tiếp tục tiên phong trong ý tưởng về prêt-á-couture (kết hợp giữa prét-á-porter – đồ may sẵn cao cấp và haute couture – thời trang xa xỉ), thành lập xưởng may công nghiệp tại Penne (Abruzzo) – trung tâm truyền thống cắt may Italy. Đến năm 1985, thương hiệu mở trường đào tạo nghề may thủ công Scuola di Alta Sartoria. Angelo Petrucci nói trên Luxury Highlights: “Bạn phải bắt đầu học trước 20 tuổi, nếu không tay bạn sẽ không đủ nhạy cảm với các loại vải”. Chỉ 16 học viên được tuyển chọn nghiêm ngặt trong bốn năm, được đào tạo để trở thành nghệ nhân chuyên biệt, kế thừa các di sản của Brioni.
Qua thời gian, bên cạnh nhiều hãng mốt đình đám, Brioni vẫn là biểu tượng mỗi khi nhắc tới suit hay sơ mi cùng kỹ thuật may đo thủ công cao cấp. Trong dịp kỷ niệm 75 năm thành lập, Norbert Stumpfl – giám đốc thiết kế – nói: “Brioni không dành cho những người đàn ông thay đổi sáu tháng một lần. Chúng tôi không phải thời trang mà là phong cách”.
Đỗ Mạnh Cường: 'Chắc có mình tôi mở được 30 showroom một lúc'
NTK Đỗ Mạnh Cường tự hào rằng dù dịch bệnh hoành hành, mục tiêu mở 100 cửa hàng SIXDO phủ sóng toàn quốc đang từng bước được anh thực hiện suôn sẻ.
- Show giới thiệu thương hiệu dự kiến diễn ra vào 20/9, tuy nhiên Covid-19 đợt này vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Anh và êkíp đã chuẩn bị những kế hoạch nào để đối phó?
- Dịch bệnh bùng phát lần nữa là điều đáng buồn và không ai mong muốn. Bây giờ, điều tốt nhất chúng ta có thể làm vì bản thân, cộng đồng là tuân theo yêu cầu của chính phủ, thực hiện tốt các biện pháp phòng, tránh dịch theo hướng dẫn.
Hiện tại, công tác chuẩn bị cho show cơ bản đã hoàn tất. Nhưng sự an toàn, sức khỏe vẫn là điều nên được xem trọng hàng đầu. Từ giờ tới 20/9 không còn bao lâu nên chúng tôi quyết định tiếp tục dời show đến 24/10. Ngoài dịp thưởng thức thời trang, đây còn là nơi để mọi người gặp gỡ, chia sẻ niềm vui sau thời gian nhiều biến động.
NTK Đỗ Mạnh Cường (đeo kính) và doanh nhân Huy Cận bên sáu con nuôi.
- Trước đây, show này đã phải dời lịch từ tháng 6 sang tháng 9, giờ lại chuyển qua tháng 10. Việc hoãn show gây ra những thiệt hại nào cho anh?
- Hiện tại, thương hiệu chỉ trên bước đà tiến ra thị trường chứ chưa mở cửa hàng kinh doanh nên chúng tôi không gặp thiệt hại nào cả. May mắn, một vài mẫu thiết kế khi vừa giới thiệu trên fanpage đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người, nhưng chúng tôi cũng đành xin lỗi vì phải đến tháng này mới có thể nhận đơn đặt hàng.
Dịch bệnh khiến kế hoạch có bị đình trệ nhưng cũng là khoảng thời gian để chúng tôi chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nữa khi thương hiệu ra mắt. Bên cạnh đó, thời gian qua, chúng tôi cũng phải tập trung cho việc thực hiện bộ sưu tập và tham gia dự án phim điện ảnh Gái già lắm chiêu V, ra mắt vào mùa Tết 2021.
- Thời gian qua, dịch bệnh đã ảnh hưởng thế nào tới doanh số của thương hiệu Đỗ Mạnh Cường?
- Dịch bệnh ảnh hưởng sâu và rộng đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ thương hiệu lớn tới nhỏ nên tôi cũng không phải ngoại lệ. Nhưng tôi thấy mình may mắn khi nhận được sự ủng hộ từ nhiều khách hàng, giúp tôi vượt qua khoảng thời gian này nhẹ nhàng.
Có mẫu thiết kế dành cho mẹ và bé, chúng tôi nhận đơn đặt hàng không ngơi tay, đến nay vẫn còn được yêu thích. Trong những hoàn cảnh khó khăn, ta sẽ thấy được bản lĩnh lẫn khả năng sinh tồn của các thương hiệu. Tôi tự tin mình là người biết sống theo thời và dễ thích nghi.
- Lý do gì khiến anh quyết định cho ra đời dòng sản phẩm giá bình dân sau nhiều năm chỉ tập trung làm đồ cao cấp?
- SIXDO ra đời dựa trên thực tế là có nhiều người mong muốn mặc trang phục của Đỗ Mạnh Cường nhưng không đủ điều kiện. Đồng thời, đây cũng là quyết tâm của tôi, muốn được làm nhiều hơn cho các con cũng như rất nhiều trẻ mồ côi sau này. Giấc mơ này tôi đã ấp ủ từ lâu nhưng thời gian trước còn phải tập trung cho nhiều việc khác. Việc tổ chức hai show đều đặn mỗi năm, gặp gỡ khách hàng... gần như chiếm hết quỹ thời gian.
Tôi nghĩ làm gì cũng cần có thời điểm phù hợp. Đây là một thương hiệu thời trang giá tầm trung nhưng chất lượng cao nên cần nhiều thời gian để cân đối. Ngoài ra, chúng tôi cũng đặt một mục tiêu lớn khi phát triển thương hiệu rộng khắp cả nước. Càng muốn làm việc lớn thì nền tảng căn bản phải vững chãi từ những điều nhỏ nhất.
- Với mức giá tương đương hoặc nhỉnh hơn, SIXDO có điểm gì nổi trội khi đặt cạnh các thương hiệu Việt đã quen thuộc với người tiêu dùng suốt nhiều năm qua?
- Tôi nghĩ cái tên Đỗ Mạnh Cường đã đủ nói lên tất cả giá trị và điểm nổi bật của thương hiệu mới. Tôi không muốn so sánh nó với những thương hiệu Việt khác vì mỗi nhà mốt đều có thế mạnh riêng. Để thương hiệu phát triển, chúng ta cần tập trung tạo ra sản phẩm tốt, biết được nhu cầu khách hàng, dung hòa cái tôi cá nhân trong khâu thiết kế...
Việc một nhà thiết kế độc lập xây dựng một thương hiệu thành chuỗi bán lẻ lớn trên cả nước là điều chưa ai từng làm. Thông điệp của thương hiệu mới là hướng đến những giá trị dành cho cộng động và xã hội, nghĩa là ngoài giá trị cái đẹp của thời trang, chúng tôi muốn lan tỏa nhiều điều tốt đẹp hơn nữa. Tôi nghĩ đó là hướng đi khác biệt và tôi muốn làm những thứ chưa ai làm. Hiện tại, thương hiệu vẫn chưa ra mắt chính thức nhưng chúng tôi đã nhận được tình yêu thương, sự ủng hộ qua nhiều đơn đặt hàng. Bao nhiêu đó đủ minh chứng cho chất lượng và ý nghĩa của con đường riêng mà SIXDO lựa chọn.
Nhà tạo mốt 8X đứng trước showroom đầu tiên ở Hà Nội của thương hiệu thời trang mới.
- Sản phẩm của thương hiệu mới rẻ chỉ bằng 1/5, 1/10, thậm chí 1/20 so với những bộ đầm cao cấp của anh, tuy nhiên anh khẳng định chất lượng vẫn đảm bảo như hàng cao cấp. Vậy anh giải bài toán chi phí như thế nào?
- Trong kinh doanh, bí quyết để thành công luôn là một chủ đề hấp dẫn. Trong cuộc sống, bí mật luôn tạo nên mảng màu rất quyến rũ. Tôi nghĩ thay vì lời giải cho bí mật được xem là hạnh phúc thì con đường khám phá để đi đến thành công còn mang lại cảm giác ấy gấp bội lần.
- Sáu con truyền cảm hứng thế nào cho các thiết kế mới của anh?
- Cái tên thương hiệu bắt nguồn từ sáu người con đáng yêu của tôi, nghĩa là sáu anh em nhà họ Đỗ. Đó là nguồn cảm hứng của cả thương hiệu chứ không riêng trong những thiết kế. Tôi cũng mong đây là thương hiệu của gia đình, sau này khi tôi không còn nữa thì các con sẽ thay tôi tiếp tục duy trì thương hiệu và giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn như tôi đã làm.
- Anh nói gì về tin đồn Đỗ Mạnh Cường bán đầm ế quá nên phải làm đồ giá rẻ để "vớt vát"?
- Những năm qua, tôi vẫn tổ chức show đều đặn hai lần/năm, và chi phí để thực hiện mỗi show là không hề nhỏ. Chúng tôi có được sự đồng hành của các đối tác nhưng phần lớn vẫn đến từ nguồn lực của bản thân. Nếu như việc kinh doanh không thuận lợi thì ắt rất khó để các show diễn ra đời.
Tôi nghĩ không có người thứ hai ở Việt Nam có thể mở một lúc 30 cửa hàng vào thời điểm bình thường chứ chưa nói đến thời điểm dịch bệnh này. Và vài tháng sau nữa là mục tiêu 100 cửa hàng trên toàn quốc. Có lẽ tôi không cần nói nhiều hơn về những tin đồn mang tính ganh tỵ và hiềm khích như vậy, vì những gì tôi đang làm đủ nói lên tôi là ai và tôi hiện giờ như thế nào rồi.
- Đặt mục tiêu mở 100 cửa hàng phủ sóng toàn quốc, anh dự tính đầu tư chi phí như thế nào?
- Tôi nghĩ mình không cần nói ra con số vì ai cũng có thể hình dung để đầu tư cho một hệ thống cửa hàng lớn trên cả nước cần chi phí như thế nào. Nhưng giá trị của thương hiệu mới không nằm ở con số. Tôi không đánh giá cao ở số cửa hàng mà giá trị của thương hiệu chính là việc tôi đã bỏ hàng chục năm để nghiên cứu, sống cùng và làm hàng hiệu để cho ra đời nó ngày hôm nay, với hệ thống quản trị và dịch vụ chất lượng cho 100 cửa hàng. Đó là điều vô giá, không thể tính được bằng tiền.
Những địa chỉ thuê váy xịn, mua đồ cũ với chi phí siêu rẻ - cách để có quần áo sống ảo khi đi du lịch cho thời kinh tế tiết kiệm Thay vì bỏ cả triệu để mua một chiếc váy đi biển, hội chị em Sài Gòn đã bắt đầu chọn thuê đồ hoặc mua đồ cũ với giá vài trăm nghìn mà vẫn có 2 -3 chiếc váy mặc sống ảo cực "xịn xò". "Có thể nhịn ăn đồ ngon nhưng đi du lịch thì nhất định phải mặc đẹp!" Đây là...