Brexit: Mây mù giăng lối
Tiến trình Brexit một lần nữa lại trở nên mông lung, sau khi Hạ viện Anh bỏ phiếu phủ quyết một phần dự thảo Brexit của Thủ tướng Theresa May ngày 29/3. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam.
Thay vì là cột mốc đánh dấu sự chuyển mình của nước Anh, tách khỏi Liên minh châu Âu (EU), thứ Sáu ngày 29/3 lại tiếp tục là một ngày buồn tại London. Dù đã sử dụng mọi chiến thuật, từ gây áp lực thời gian, “chia để trị” – tách từng phần dự thảo Brexit ra để dễ dàng bỏ phiếu hơn, cho tới khẳng định sẽ từ nhiệm nếu phần dự thảo được thông qua, song Thủ tướng Theresa May vẫn không thể thuyết phục Hạ viện Anh, trong đó có các nghị sỹ bất đồng trong đảng Bảo thủ và 10 nghị sỹ đảng Hợp nhất Dân chủ Bắc Ireland (DUP) hồi tâm chuyển ý.
Điểm sáng hiếm hoi mà nhà lãnh đạo này làm được trong ngày 29/3 là tránh một thất bại nặng nề – con số chênh lệch ở lần bỏ phiếu thứ ba này “chỉ” là 58 so với 220 ở lần đầu tiên.
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu sau khi kết quả bỏ phiếu của Hạ viện về một phần dự thảo Brexit được công bố ngày 29/3. (Nguồn: Financial Times)
Với thất bại lần thứ ba này, London đã bỏ lỡ thời hạn cuối cùng 22/5 để có thể “ly hôn” với Brussel “một cách có trật tự” và về lý thuyết, kịch bản tiếp theo lúc này sẽ là một Brexit không thỏa thuận sau ngày 12/4.
Đây rõ ràng là điều không ai mong muốn. Sau khi kết quả bỏ phiếu ngày 29/3 được công bố, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đã triệu tập một cuộc họp khẩn của EC ngày 10/4 để bàn thảo về Brexit. Khi mà cánh cửa Brexit có thỏa thuận dần khép lại, EU đã buộc phải tính đến phương án Brexit không thỏa thuận.
Video đang HOT
Về phần mình, các Nghị sỹ Anh được cho là sẽ tìm cách “vượt mặt” Chính phủ để tự kiểm soát tiến trình Brexit bằng các cuộc bỏ phiếu thăm dò, tìm kiếm một phương án Brexit thay thế, sau khi 8 phương án do chính họ đề xuất bị bãi bỏ tại Hạ viện. Tuy nhiên, khi mà Hạ viện đã “năm lần bảy lượt” từ chối thỏa thuận do Chính phủ Thủ tướng Theresa May đề xuất, chẳng có lý do gì để bà May chấp nhận giải pháp đến từ các Nghị sỹ Hạ viện, bỏ qua 2 năm gian khó đàm phán để giành từng sự nhượng bộ của EU.
Trong khi đó, khích lệ từ “thành công” thu hẹp bất đồng giữa Chính phủ và Hạ viện về dự thảo Brexit, Thủ tướng Theresa May vẫn mong muốn đưa dự thảo quay trở lại Hạ viện một lần nữa trong tuần tới. Tuy nhiên, khả năng thành công của phương án này là không cao, khi mà luồng ý kiến phản đối dự thảo Brexit của bà May vẫn còn rất mạnh mẽ. Chừng nào bất đồng “kế hoạch dự phòng” – cho vấn đề biên giới giữa Cộng hòa Ireland thuộc EU và xứ Bắc Ireland thuộc Anh chưa được giải quyết, mọi đề xuất của Thủ tướng Anh Theresa May sẽ khó qua ải Hạ viện.
Khi đó, Anh nhiều khả năng sẽ buộc phải xuống nước và tham dự Bầu cử Nghị viện châu Âu, đổi lại EU sẽ xem xét đẩy lùi thời hạn Brexit. Song ngay cả khi thời điểm Brexit được đẩy lui xuống tháng Năm, khả năng bà May tìm được lối thoát cho một bản dự thảo “thuận cả đôi đường” là không cao. Khi đó, những phương án khác như đàm phán lại thỏa thuận, tổ chức trưng cầu ý dân lần hai, tổng tuyển cử sớm hay đảo ngược Brexit đều có thể được cân nhắc.
Nước Anh thường được gọi với cái tên “xứ sở sương mù” có lẽ không chỉ bởi khí hậu đặc thù, mà còn bởi một chính trường phức tạp, diễn biến khó lường, với nhiều lớp “sương mù” khiến ngay cả những chính trị gia hàng đầu như Thủ tướng Theresa May cũng phải lạc lối.
Theo Thegioi&VietNam
Liên minh châu Âu khuyên Quốc hội Anh phê chuẩn thỏa thuận Brexit
Ngày 14/3, Ủy ban châu Âu đã cảnh báo rằng, việc Hạ viện Anh bỏ phiếu chống lại Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) sẽ không ngăn cản được Anh rời EU và các nhà lập pháp nước này nên phê chuẩn thỏa thuận.
Những người ủng hộ Brexit biểu tình ngoài đường phố ngày 13/3 với biểu ngữ: "Không thỏa thuận cũng không có vấn đề gì"
Nước Anh hỗn loạn trong Brexit: Quốc hội bác dự thảo của Thủ tướng May
Một giờ bỏ phiếu gay cấn, các nghị sỹ Anh bác Brexit không thỏa thuận
Thủ tướng Anh: 'Ủng hộ tôi hoặc không có Brexit'
Một quan chức tại một cơ quan điều hành của EU cho biết, EU đã sẵn sàng cho việc đạt được thỏa thuận "ly hôn" với Thủ tướng Anh Theresa May, mặc dù Hạ viện đã hai lần bác bỏ.
Như tin đã đưa, tối 13/3, tức rạng sáng 14/3 giờ Hà Nội, các nghị sỹ Hạ viện đã bỏ phiếu lần 2 từ chối việc rời EU như dự định vào ngày 29/3 nếu họ không phê chuẩn một thỏa thuận. Ở phiên bỏ phiếu lần 1 ngày 12/3, họ đã bác thỏa thuận sửa đổi của Thủ tướng Anh Theresa May.
Vị quan chức EU xin giấu tên nói: " Chỉ có hai cách để Anh rời EU: Có hoặc không có thỏa thuận. EU đã chuẩn bị sẵn cho cả hai phương án này."
Sau thất bại tại cuộc bỏ phiếu lần 2 tại Hạ viện Anh, Thủ tướng May đã thuyết phục các nghị sỹ Anh nên chấp thuận thỏa thuận của bà, nếu không quá trình Brexit sẽ bị trì hoãn lâu hơn. Đặc biệt, khi cuộc bầu cử nghị viện châu Âu sẽ diễn ra vào ngày 23/5. Nếu Anh không rời EU trước thời điểm này, Anh sẽ buộc phải tham gia cuộc bầu cử nghị viện.
Bà May cho rằng, đó không phải là kết quả hay ho và thúc giục quốc hội Anh đối mặt với những hậu quả về những quyết định mà họ vừa đưa ra.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, việc Hạ viện Anh bác bỏ thỏa thuận của Thủ tướng Anh lần 2 là một điều đáng tiếc.
Ông Macron cho biết, các nhà đàm phán châu Âu sẽ xem xét đề nghị Anh trì hoãn việc rời EU đã được ấn định vào ngày 29/3 tới.
Tuy nhiên, ông Macron cũng cảnh báo rằng, 27 thành viên còn lại của EU sẽ không thể tự động chấp thuận việc kéo dài thời gian Brexit. Chính phủ Anh phải giải thích cụ thể và hợp lý lý do vì sao trì hoãn quá trình Brexit và phải được tất cả các nước thành viên EU chấp thuận.
Theo TPO
Hai tháng trước ngưỡng cửa Brexit: Mặc cả phút chót Quốc hội Anh vừa bỏ phiếu đưa ra quan điểm chính thức của mình về Brexit. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc ủng hộ Chính phủ của thủ tướng Theresa May đàm phán lại với Liên minh châu Âu (EU) một số điểm. Tuy nhiên, EU có thể không muốn đáp ứng yêu cầu này. Khi Quốc hội Anh nắm quyền...