Brazil: Thượng nghị sĩ Bolsonaro dính cáo buộc tham nhũng
Gia đình Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng chính trị sau khi con trai cả của ông chính thức bị buộc tội tham ô, rửa tiền, biển thủ công quỹ và chỉ đạo một “ tổ chức tội phạm”.
Các công tố viên ở Rio de Janeiro đã thông báo vào cuối Thứ ba, ngày 3-11 rằng họ đã đệ trình các cáo buộc chống lại Flávio Bolsonaro, 39 tuổi, Thượng nghị sĩ bang này. Theo hồ sơ cơ quan điều tra, các vấn đề của Flávio đã được dư luận và cơ quan chức năng chú ý kể từ trước lễ nhậm chức tháng 1-2019 của cha ông.
Các cáo buộc nêu trên xoay quanh những nghi ngờ con trai của tổng thống tham gia vào một hoạt động phạm pháp nhưng phổ biến trong chính trị Brazil được gọi là “rachadinha” khi ông là nghị sĩ bang Rio de Janeiro từ năm 2004 đến 2018. Theo kế hoạch này, tạm dịch là “phân chia tiền lương”, các chính trị gia tham nhũng bòn rút một phần tiền lương được tài trợ công khai của nhân viên để trục lợi cá nhân.
Tờ O Globo của Rio cho biết các cáo buộc một phần dựa trên lời khai của một cựu trợ lý tên là Luiza Sousa Paes. Paes đã nói với các nhà điều tra rằng cô ấy được yêu cầu trả lại hơn 90% tiền lương. Paes khai rằng trong khoảng thời gian 6 năm, cô đã trả khoảng 160.000 reais (hơn 29.000 USD) cho Fabrício Queiroz, một cựu cảnh sát và là bạn lâu năm của Tổng thống Brazil.
Thượng nghị sĩ Flávio Bolsonaro.
Các cáo buộc cũng được trình lên tòa án đối với 16 người khác, bao gồm cả Queiroz. Queiroz đã từng làm việc với con trai của Tổng thống Bolsonaro và có mối quan hệ với thế giới ngầm của Rio đã bị báo chí phanh phui trong vài năm gần đây. Queiroz đang bị quản thúc tại gia tại tư dinh của một luật sư đại diện cho Jair và ông Flávio Bolsonaro, sau khi bị giam giữ vào tháng 6.
Queiroz hiện là người nắm giữ trong tay nhiều bằng chứng về sự liên quan của ông Bolsonaro với tội phạm có tổ chức ở Rio de Janeiro và thậm chí là vụ tử hình ủy viên hội đồng thành phố của đảng Xã hội và Tự do (PSOL), Marielle Franco, vào năm 2018.
Vụ bắt giữ Queiroz diễn ra chỉ vài ngày sau khi cảnh sát bắt giữ những người tổ chức cái gọi là nhóm phát xít “300 of Brazil” gồm những người ủng hộ ông Bolsonaro, và hàng chục cuộc đột kích và điều tra tài chính chống lại các đồng minh của Bolsonaro, bao gồm cả các nghị sĩ trong Quốc hội. Nhóm “300 of Brazil” đã từng đóng trại ngay trước của Tòa án Tối cao (SFT) với mục tiêu “Ukraina hóa” Brazil, tức là tập hợp sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu cho một tổ chức phát xít bạo lực ở Brazil, tương tự như tổ chức ở Ukraine đã được bảo các cường quốc phương Tây bảo trợ chống Chính phủ Ukraine vào năm 2014.
Mục đích của họ là ủng hộ ông Bolsonaro trong việc đóng cửa Quốc hội và Tòa án Tối cao cũng như xóa sổ phe đối lập trong xã hội. Cũng nhóm này đã tập hợp trong nhiều tháng trước trụ sở quân đội ở nhiều thành phố để “kêu gọi” quân đội ủng hộ ông Bolsonaro.
Video đang HOT
Theo luật, các cáo buộc nêu trên sẽ phải được một thẩm phán phải chấp nhận để vụ án được tiến hành xét xử. Khi đó, tình hình sẽ càng trở nên khó khăn cho gia đình ông Bolsonaro. Trong một tuyên bố, nhóm pháp lý của Flávio gọi những cáo buộc là vô căn cứ: “Đây chẳng qua là một câu chuyện rùng rợn và viển vông”. Trước đây, Flávio cũng từng gọi các cáo buộc tham nhũng, rửa tiền nêu trên là một phần của âm mưu chính trị chống lại cha mình.
Đối với ông Jair Bolsonaro, những lời buộc tội đối với con trai ông và những người thân cận xung quanh ông là đòn chính trị mới nhất đối với ông. Ông Bolsonaro là một cựu đại úy quân đội, bị giải ngũ do lập kế hoạch đánh bom doanh trại và tham gia âm mưu đảo chính quân sự vào cuối những năm 1980. Thời đó, ông Bolsonaro thường xuyên ca ngợi dân quân là những người thay thế cho công lý “yếu kém” của nhà nước. Sau khi lên nắm quyền vào năm 2018, ông Bolsonaro tự cho mình là một “người ngoài cuộc giống Tổng thống Trump” và là một “chiến binh chống tham nhũng”, tuyên bố sẽ người sẽ “hút cạn đầm lầy” tham nhũng của Brazil.
Quả thật, khi mới lên nắm quyền, ông Bolsonaro đã làm được một số việc cho cuộc chiến chống tham nhũng ở Brazil, tạo được uy tín trong giới bài trừ tham nhũng. Tuy nhiên, uy tín đó đã dần sụp đổ vì những nghi ngờ đối với con trai cả của ông và các cuộc điều tra về hai con trai chính trị gia khác của ông, Carlos và Eduardo, về những cáo buộc sai phạm tài chính và việc phổ biến bất hợp pháp thông tin sai lệch. Cũng như Flávio, hai người này đều phủ nhận việc làm sai trái.
Ngoài việc các con trai bị buộc tội, gia đình ông Bolsonaro còn đối mặt những cáo buộc khác liên quan đến tham nhũng. Đệ nhất phu nhân Michelle Bolsonaro đã rơi vào tầm ngắm của các nhà điều tra với cáo buộc bà đã nhận được một số khoản thanh toán bí ẩn từ Queiroz. Vào tháng 8-2020, một phóng viên báo chí ở Rio de Janeiro thậm chí đã đặt thẳng câu hỏi với tiền cụ thể là 89.000 reais (tương đương 16.000 USD), bà Bolsonaro đã túm cổ nhà báo, trả lời: “Điều tôi thực sự muốn làm là đập vào mặt bạn, đúng không?”.
Những bê bối tham nhũng, liên quan tội phạm có tổ chức trong gia đình và người thân cận đang khiến Tổng thống Bolsonaro ngày càng mất uy tín và bị chỉ trích từ ngay trong giới chính trị, bao gồm cả những người ủng hộ ông trước đây bị vỡ mộng như nữ nghị sĩ bảo thủ Joice Hasselmann. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành tại Brazil (vùng dịch lớn thứ 3 thế giới), những lời chỉ trích càng nhiều thêm, sự thất sủng vì thế cũng ngày càng trầm trọng hơn.
Bầu cử Mỹ: Nhiều lãnh đạo thế giới chưa chúc mừng ông Biden
Khi ông Biden được nhiều hãng thông tấn uy tín tuyên bố là Tổng thống đắc cử hôm 7/11, các thông điệp chúc mừng đã được gửi đến "tới tấp" từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Tuy nhiên, một số lãnh đạo hàng đầu vẫn giữ im lặng cho tới lúc này, bao gồm một số lãnh đạo là đồng minh lâu năm của ông Trump.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro (trái) và Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump. Ảnh: Sky News
Tờ NBC News hôm 8/11 đưa tin, dù là đồng minh về ý thức hệ, nhưng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vẫn "im hơi lặng tiếng" khi ông Biden được tuyên bố là người chiến thắng bầu cử Mỹ 2020.
Trước cuộc bầu cử, ông Bolsonaro, người theo chủ nghĩa dân túy cực hữu, đã ủng hộ ông Trump và dùng hai từ "thảm họa" khi gọi bình luận của ông Biden liên quan tới việc Brazil sẽ phải "gánh chịu hậu quả kinh tế đáng kể" nếu rừng nhiệt đới Amazon tiếp tục bị tàn phá.
Tương tự là trường hợp của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trước bầu cử Mỹ năm nay, ông Putin cho biết Moscow sẽ làm việc với bất kỳ ai chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhưng hiện tại Nga vẫn chưa có bình luận chính thức nào về chiến thắng của ông Biden.
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông Trump bị cáo buộc "mềm mỏng" với ông Putin, người mà Tổng thống Mỹ đương nhiệm gọi là "một nhà lãnh đạo mạnh mẽ", bất chấp các thông tin tình báo cho rằng Nga đã can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016.
Ông Trump được cho là có lập trường "mềm mỏng" với ông Putin. Ảnh: Sky News
Ông Biden được đánh giá là cứng rắn hơn trong lập trường đối với Nga, gọi Moscow là mối đe dọa lớn nhất với an ninh quốc gia Mỹ hồi tháng 10 - một nhận định mà điện Kremlin cho rằng đã thúc đẩy sự căm ghét Nga.
Leonid Slutsky, người đứng đầu Ủy ban các vấn đề quốc tế của Quốc hội Nga, chia sẻ nhận định với hãng thông tấn Tass hôm 8/11 rằng ông Biden "có thể sẽ không thực hiện các điều chỉnh tích cực trong chính sách của Mỹ với Nga" vì cá nhân ông Biden có liên quan tới các lệnh trừng phạt chống Nga khi ông còn là Phó Tổng thống Mỹ.
Ngoài các lãnh đạo Nga và Brazil, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan, đồng minh thân cận của ông Trump, cũng chưa đưa ra bình luận hay lời chúc mừng tới ông Biden.
Theo NBC News, Thổ Nhĩ Kỳ được xem là nước tổn thất nhiều hơn các nước khác khi ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ vì người đàn 78 tuổi được cho là sẽ thể hiện lập trường cứng rắn hơn về các hoạt động can thiệp quân sự nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ và việc Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với Nga.
Một trở ngại lớn khác giữa đôi bên là việc Washington từ chối dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống ở Mỹ bị Ankara cáo buộc đã dàn dựng một cuộc đảo chính thất bại năm 2016.
Tuy nhiên, Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Fuat Oktay, hôm 8/11 cho biết, chiến thắng của ông Biden sẽ không làm thay đổi các mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh cũ.
Trước cuộc bầu cử Mỹ, Trung Quốc cho biết không can dự vào công việc của nước khác. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới nay vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào về chiến thắng của ông Biden trước ông Trump.
Quan hệ Mỹ - Trung đã xấu đi đáng kể dưới thời ông Trump ở các lĩnh vực thương mại, công nghệ, đại dịch Covid-19... Ông Biden được nhận định cũng sẽ có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh.
Một số người dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết họ cảm thấy nhẹ nhõm khi ông Biden chiến thắng.
"Tôi cảm thấy rất vui khi biết ông Biden chiến thắng vì ông Trump đã khiến quan hệ Mỹ - Trung vô cùng căng thẳng. Chúng tôi hy vọng quan hệ Mỹ - Trung sẽ cải thiện hơn dưới thời ông Biden", Zhou Tianfu, công nhân rửa xe 55 tuổi ở Bắc Kinh, chia sẻ.
Theo Sky News, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng chưa có bất kỳ tuyên bố hay bình luận nào liên quan tới bầu cử Mỹ 2020.
Ông Trump và ông Kim từng gặp nhau 3 lần và được cho là đã trao đổi với nhau gần 30 bức thư trong 4 năm qua.
Dù đã có các cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều nhưng Bình Nhưỡng dường như có rất ít động thái rút ngắn chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Washington cũng không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế với Bình Nhưỡng.
Ngoài các lãnh đạo các nước kể trên, vẫn còn một số quốc gia khác giữ im lặng trước chiến thắng của ông Biden như Slovenia, Mexico...
Mỹ muốn tài trợ 1 tỷ USD để Brazil ngừng mua thiết bị Huawei Chính phủ Mỹ đề nghị tài trợ các công ty viễn thông Brazil mua thiết bị 5G từ những đối thủ cạnh tranh của Huawei để triệt đường sống của tập đoàn Trung Quốc. Theo CNBC, trong chuyến đi tới thủ đô Brasilia hôm 20/10, các quan chức Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu...