Brazil hoan nghênh việc Mỹ đưa Cuba khỏi danh sách tài trợ khủn.g b.ố
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, ngày 15/1, Bộ Ngoại giao Brazil đã ra thông cáo báo chí hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ Joe Biden thu hồi quyết định đơn phương coi Cuba là quốc gia tài trợ khủn.g b.ố, cũng như việc đình chỉ áp dụng điều III của Đạo luật Helms-Burton.
Quốc kỳ Mỹ (trái) và quốc kỳ Cuba. Ảnh minh họa: Biospace/TTXVN
Bộ Ngoại giao Brazil khẳng định các biện pháp được Nhà Trắng công bố ngày 14/1 vừa qua đi “đúng hướng” và đại diện cho việc “khôi phục công lý và luật pháp quốc tế, đồng thời bày tỏ hy vọng “các biện pháp này có thể định hướng con đường hướng tới một chuẩn mực quan hệ mang tính xây dựng giữa Cuba và Mỹ, dựa trên đối thoại, hợp tác và tôn trọng các chuẩn mực quốc tế”.
Thông cáo nêu rõ Brazil luôn bảo vệ quan điểm trong các cuộc đối thoại với đại diện Mỹ rằng việc duy trì Cuba trong danh sách tài trợ khủn.g b.ố là không công bằng và vô lý. Bộ Ngoại giao Brazil nhấn mạnh Cuba luôn tích cực hợp tác thúc đẩy hòa bình, đối thoại và hội nhập khu vực.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla cho rằng việc Chính phủ Mỹ đưa Cuba khỏi danh sách các quốc gia tài trợ cho khủn.g b.ố là quyết định nghiêm túc, quan trọng và đúng hướng, mặc dù rất hạn chế và muộn.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Rodríguez cho rằng chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra những quyết định này dựa trên sự thừa nhận rằng chính sách mà họ áp dụng đối với Cuba là một chính sách lỗi thời và không đóng góp cho các mục tiêu hoặc lợi ích quốc gia của Mỹ. Ông Rodríguez nhấn mạnh Cuba không bao giờ nên được đưa vào danh sách những quốc gia tài trợ khủn.g b.ố vì nước này là nạ.n nhâ.n của chủ nghĩa khủn.g b.ố.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Cuba cũng kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận; đồng thời khẳng định Cuba sẽ tiếp tục bảo vệ quyền của mình với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, luôn luôn và sẽ tiếp tục cởi mở đối thoại trên cơ sở bình đẳng và phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Ông Rodríguez nêu rõ quyết định của Mỹ được người dân Cuba hoan nghênh và hy vọng rằng điều này có thể mở đường cho cải thiện quan hệ song phương.
Trong khi đó, Đảng Cộng sản Cuba (PCA) cũng ra tuyên bố hoan nghênh quyết định của Nhà Trắng và khẳng định đây là thắng lợi của cuộc Cách mạng Cuba, đồng thời kêu gọi thắt chặt tình đoàn kết quốc tế với Chính phủ và nhân dân Cuba.
Ngày 14/1 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã công bố quyết định loại Cuba khỏi danh sách các quốc gia bị cáo buộc tài trợ khủn.g b.ố; đình chỉ điều III của Luật Helms-Burton năm 2019 cho phép công dân Mỹ kiện các công ty hoặc cá nhân nước ngoài liên quan việc tài sản của họ bị Chính phủ Cuba tịch thu; đồng thời bãi bỏ các hạn chế trong quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức Mỹ với các đối tác Cuba. Nhà Trắng nêu rõ quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền hoàn tất đán.h giá và xác định rằng không có bằng chứng nào cho thấy Cuba đang hỗ trợ khủn.g b.ố quốc tế.
Đây là một thay đổi lớn so với quyết định trước đó của cựu Tổng thống Donald Trump, người đã đưa Cuba trở lại danh sách vào tháng 1/2021. Hành động này nhằm khôi phục các biện pháp tiếp cận gần gũi hơn với Cuba, từng được thúc đẩy dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
Cuba sẵn sàng cùng Mỹ tìm kiếm một mối quan hệ nghiêm túc, dựa trên nền tảng tôn trọng chủ quyền, quyền tự quyết và không can thiệp vào công việc nội bộ.
Quốc kỳ Mỹ (trái) và quốc kỳ Cuba. Ảnh minh họa: Biospace/TTXVN
Trao đổi với báo giới ngày 17/12, Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Carlos Fernández de Cossío khẳng định đây là chính sách nhất quán của La Habana kể từ khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao năm 2014.
Quan chức ngoại giao Cuba cho biết nước này sẽ không chủ động đề xuất hay đình chỉ các hoạt động đối thoại và hợp tác hiện có hay các cuộc trao đổi kín về một số vấn đề nhạy cảm. La Habana sẽ chú ý đến quan điểm của chính phủ mới của Mỹ, nhưng vẫn giữ lập trường kiên định xuyên suốt 64 năm qua, đó là sẵn sàng cùng Washington phát triển một mối quan hệ nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau và bảo vệ lợi ích chủ quyền của cả hai bên.
Ngày 17/12/20114, nhà lãnh đạo Cuba Raúl Castro (2006-2021) và Tổng thống Mỹ khi đó Barack Obama (2008-2016) cùng tuyên bố bắt đầu nối lại quan hệ hữu nghị dẫn tới việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2015, sau hơn nửa thế kỷ đối đầu.
Năm 2016, ông Obama thăm Cuba và trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên đảo quốc láng giềng này kể từ năm 1928. Vào thời điểm đó, Mỹ đã loại Cuba khỏi danh sách các quốc gia tài trợ cho khủn.g b.ố và nới lỏng các lệnh cấm du lịch tới hòn đảo này.
Tuy nhiên, năm 2017, Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump - người sẽ trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 - đã đảo ngược chính sách của người tiề.n nhiệm, triển khai thêm nhiều biện pháp trừng phạt và một lần nữa đưa Cuba vào danh sách "các quốc gia tài trợ cho khủn.g b.ố" do Washington tự biên soạn. Sau 4 năm cầm quyền của Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, phần lớn các biện pháp này vẫn được giữ nguyên.
Cuba hoan nghênh kế hoạch của Mỹ đưa nước này ra khỏi danh sách tài trợ khủn.g b.ố Ngày 15/1, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đán.h giá quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden khi đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủn.g b.ố là một động thái tích cực. Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel. Ảnh: AFP/TTXVN Ông bày tỏ sự ghi nhận đối với những cá nhân và tổ chức đã góp phần...