Brazil điều tra hãng xe điện Trung Quốc BYD
Giới chức Brazil ngày 27.12 thông báo họ đang điều tra gã khổng lồ ô tô Trung Quốc BYD và một nhà thầu của công ty này sau khi phát hiện điều kiện sống tồi tàn của các công nhân xây dựng một nhà máy của BYD tại Brazil.
AFP dẫn tuyên bố của chính phủ Brazil cho hay giới công tố liên bang đang cân nhắc khả năng có hành động hình sự sau khi các thanh tra lao động phát hiện 163 công nhân Trung Quốc “trong điều kiện như nô lệ” tại công trường xây dựng ở bang Bahia thuộc đông bắc Brazil.
Ảnh do Bộ Lao động Brazil công bố cho thấy một hoạt động giải cứu 163 công nhân khỏi “điều kiện như nô lệ” tại nơi họ đang xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô điện cho công ty BYD của Trung Quốc ở bang Bahia thuộc Brazil ngày 24.12. ẢNH: AFP
Những công nhân Trung Quốc nói trên, được nhà thầu của BYD là Jinjiang Open Engineering tuyển dụng, bị xem là “nạn nhân của nạn buôn người quốc tế nhằm bóc lột sức lao động”, theo tuyên bố của chính phủ Brazil.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 27.12 cho hay: “Chúng tôi đã ghi nhận các báo cáo có liên quan… và hiện đang xác minh tình hình”. Bà Mao nhấn mạnh Bắc Kinh “rất coi trọng việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, và luôn yêu cầu các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động theo đúng luật pháp và quy định”.
Trước đó vào ngày 26.12, BYD và Jinjiang đã bị các bộ của chính phủ Brazil thẩm vấn. Các bộ Brazil thông báo “những công ty này cam kết hợp tác để bảo vệ những công nhân được giải cứu” nói trên.
Cuộc thẩm vấn diễn ra sau khi các quan chức Brazil ngày 23.12 thông báo họ đã phát hiện ra hành vi vi phạm lao động tại địa điểm đang được xây dựng để trở thành nhà máy sản xuất ô tô điện lớn nhất của BYD bên ngoài châu Á. Sở Lao động Bahia (MPT) đã ra lệnh đình chỉ việc xây dựng tại một phần của địa điểm đó.
Các cuộc thanh tra được thực hiện kể từ tháng 11 đã phát hiện ra “điều kiện làm việc xuống cấp”, như giường trong khu nhà ở của công nhân không có nệm và một phòng tắm cho 31 công nhân, theo tuyên bố của MPT. Những công nhân đó phải làm việc nhiều giờ dưới ánh nắng mặt trời có “dấu hiệu tổn thương da rõ ràng”, theo tuyên bố.
MPT cho biết thêm họ nghi ngờ có tình trạng”lao động cưỡng bức”, khi hộ chiếu của công nhân bị tịch thu và chủ lao động “giữ lại 60% tiề.n lương của họ”.
Sau khi các cáo buộc được công bố, công ty con của BYD tại Brazil tuyên bố họ đã dừng hợp đồng với công ty con của Jinjiang chịu trách nhiệm về công việc tại địa điểm nói trên. Công ty con của BYD còn khẳng định họ đã gửi 163 công nhân đến ở tại khách sạn.
Current Time0:00
/
Duration2:48
Auto
Âm lượng: 40%
‘Thủ phủ nội y’ Trung Quốc chuẩn bị đón đợt thuế mới từ ông Trump
Một phát ngôn viên của BYD đã ch.ỉ tríc.h các cáo buộc về nạn buôn người trong một bài đăng trên tài khoản mạng xã hội Weibo hôm 26.12. Jinjiang cùng ngày cũng đã phủ nhận cáo buộc về việc để công nhân làm việc trong điều kiện như nô lệ.
Giới chức Brazil cho hay họ yêu cầu Jinjiang đưa 163 công nhân đến cảnh sát để đăng ký họ vào hệ thống thuế của Brazil để họ có thể được trả lương thỏa đáng. Giới chức cho biết thêm Jinjiang phải đảm bảo rằng 7 trong số những công nhân dự kiến trở về Trung Quốc vào ngày 1.1.2025 sẽ được cấp vé máy bay và 120 USD cho chi phí đi lại.
Đại sứ Nga: Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Nga trong năm 2025
Đại sứ Nga tại Trung Quốc Igor Morgulov thông tin về chuyến thăm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga trong năm tới, trong khi Bắc Kinh chưa lên tiếng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chào đón Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Kazan hôm 23.10. ẢNH: REUTERS
Hãng RIA ngày 27.12 dẫn lời Đại sứ Nga tại Trung Quốc Igor Morgulov cho hay Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Nga trong năm 2025.
"Về các sự kiện song phương cụ thể, tôi có thể nói rằng các kế hoạch phù hợp đang được tích cực vạch ra", Đại sứ Igor Morgulov nói với RIA.
"Điều có thể nói là không có gì bí mật, xét về mặt ưu tiên, đó là Chủ tịch nước Trung Quốc dự kiến tới Nga vào năm tới", theo nhà ngoại giao Nga.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa lập tức phản hồi đề nghị của Reuters đưa ra bình luận về thông tin trên.
Tổng thống Putin, Chủ tịch Tập hội đàm về xung đột Ukraine
Trước đó, ông Tập đã đến vùng Kazan tại Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga để dự hội nghị thượng đỉnh BRICS từ ngày 22-24.10.
BRICS là nhóm ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm khoảng 40% dân số toàn cầu và khoảng 25% nền kinh tế toàn cầu. Ngày 1.1.2024, 5 quốc gia Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã chính thức gia nhập BRICS.
Sau đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc đến dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Peru (từ ngày 12-16.11). Tại Peru, ông Tập cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay. Trung Quốc đã đầu tư khoảng 1,3 tỉ USD cho giai đoạn đầu của dự án cảng này.
Sau khi rời Peru, ông Tập đến dự hội nghị G20 tại Brazil (từ ngày 18-19.11) và thăm Ma Rốc từ ngày 21-22.11.
Số người thiệ.t mạn.g trong vụ sập cầu ở Brazil tiếp tục tăng Ngày 26/12, các cơ quan chức năng Brazil cho biết số người thiệ.t mạn.g trong vụ tại nạn sập cầu Juscelino Kubitschek nối bang Tocantins và bang Maranhao của Brazil hôm 22/12 hiện đã tăng lên 8 người và vẫn còn 9 người mất tích. Lực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ sập cầu Juscelino Kubitschek de Oliveira. Ảnh: AFP Theo phóng...