BrahMos: Vũ khí chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo
Việt Nam đang muốn mua thật nhanh tên lửa hành trình BrahMos. Trong tương lai nó sẽ là vũ khí chiến lược bảo vệ chủ quyền của Việt Nam…
Trang Indrus.in, ngày 3/12/2013, cho hay, trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chính thức yêu cầu Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam tên lửa hành trình siêu âm uy lực khủng khiếp BrahMos, cùng với việc cung cấp tàu chiến, huấn luyện thủy thủ tàu ngầm và phi công Su-30.
Việt Nam và Ấn Độ đã đàm phán không chính thức về việc mua bán BrahMos. Việt Nam nhấn mạnh sự quan tâm tới tên lửa này khi mà kế hoạch hợp tác với Nga sản xuất tên lửa chống hạm dưới âm cải tiến dựa trên tên lửa Kh-35 Uran tiến triển chậm, trong khi hiệp định liên chính phủ Nga-Việt phát triển tên lửa Kh-35EV đã được ký vào tháng 10/2010.
Việt Nam hy vọng Ấn Độ cung cấp BrahMos để đáp ứng ngay nhu cầu trước mắt. Hiện chưa rõ Ấn Độ có khả năng cung cấp tên lửa này trong tương lai gần hay không. Các quan chức Ấn Độ từ chối bình luận về việc đàm phán bán BrahMos cho Việt Nam.
Việc mua sắm tên lửa như loại BrahMos hiện nay là lựa chọn hết sức đúng đắn của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các nước xung quanh tăng cường tiềm lực tên lửa tấn công mặt đất: Trung Quốc có hàng ngàn tên lửa đường đạn, hành trình, rocket phóng loạt có tầm bắn hàng trăm, hàng ngàn kilômet, Thái Lan, Indonesia cũng đang hợp tác, phát triển hay mua sắm tên lửa có tầm bắn hàng trăm km
Video đang HOT
Việt Nam tất yếu phải có tiềm lực tên lửa tấn công mặt đất để phòng thủ, phải mua sắm hoặc phát triển các loại vũ khí này, dù đó là các tên lửa đường đạn chiến thuật Iskander , Extra , Prithvi, Pragati hay các tên lửa hành trình Club-S, Club-K (Kh-35UE) và BrahMos .
Tuy nhiên, nếu chỉ mua thì rất tốn kém và phụ thuộc. Mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm Yakhont mà Indonesia mua (Yakhont là cơ sở để phát triển BrahMos) có giá hơn 1 triệu USD, mỗi quả tên lửa chống hạm dưới âm Kh-35 chắc cũng có giá mấy trăm ngàn đô la. Vì thế, chúng ta cần phải đi từ liên doanh sản xuất tiến đến tự chủ về công nghệ vũ khí tối quan trọng này
theo báo chí nước ngoài, Việt Nam quan tâm đến cả hai hướng: mua sắm tên lửa đường đạn tầm ngắn (Iskander, Extra, Prithvi, Pragati) và sản xuất tên lửa hành trình (Kh-35UE) có tầm bắn tối đa 300 km trở lại.
Các tàu ngầm lớp Projekt 636.1 của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm 300 km Club-S. Vậy nếu mua BrahMos, Việt Nam sẽ mua biến thể chống hạm, hay tấn công mặt đất ?
Có thể Việt Nam sẽ cân nhắc lựa chọn mua BrahMos thuộc các biến thể đất đối đất và đặc biệt là không đối đất và đối hạm (việc này đòi hỏi phải cải tiến Su-30MK2V). Với tầm bay, tốc độ và tính cơ động tác chiến linh hoạt, của Su-30MK2V, BrahMos sẽ trở thành vũ khí răn đe có uy lực chiến lược.
“Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” chiến lược quốc phòng tự vệ của chúng ta là răn đe chống xâm lược, bắt các kẻ thù tiềm tàng trả giá đắt khi đụng vào lợi ích quốc gia, chủ quyền, lãnh thổ của chúng ta. Yếu ớt là mời chào xâm lược. Chúng ta tăng cường mua sắm vũ khí là để tránh chiến tranh, bảo vệ hòa bình và BrahMos đang là 1 trong những lựa chọn cho sứ mệnh đó.
Theo Đất Việt
Ấn - Trung ký thỏa thuận về biên giới, xoa dịu đối đầu
Ngày 23.10, Ấn Độ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng nhằm giới hạn nguy cơ đối đầu trong tương lai tại khu vực biên giới đang tranh chấp, theo Tân Hoa xã.
Thủ tướng Manmohan Singh và Thủ tướng Lý Khắc Cường trong lễ ký kết tại Bắc Kinh ngày 23.10 - Ảnh: AFP
Đây là kết quả của cuộc hội đàm tại Bắc Kinh giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Trong cuộc họp báo chung cùng ngày, Thủ tướng Lý nhấn mạnh hiệp ước mới sẽ giúp duy trì biên giới hai nước "một cách hòa bình, yên ổn và ổn định".
Tờ The Times of India dẫn nội dung thỏa thuận mới nêu rõ hai nước sẽ thiết lập đường dây nóng quân sự và đồng ý ngưng các sứ mệnh do thám hoặc theo dõi hoạt động của đối phương dọc theo giới tuyến LAC.
Một điểm quan trọng khác là trong trường hợp xảy ra sự cố, cả hai phía phải kiềm chế tối đa, tránh đe dọa vũ lực, hạn chế nguy cơ nổ súng.
Thỏa thuận được đưa ra trong bối cảnh tình hình biên giới đang khá căng thẳng kể từ vụ binh sĩ Trung Quốc bị tố vượt qua LAC đến gần 20 km hồi tháng 4 dẫn đến việc lực lượng hai bên gườm nhau trong nhiều ngày liền. Sau đó, New Delhi liên tục cáo buộc binh lính láng giềng xâm nhập lãnh thổ, cản trở hoạt động của lực lượng Ấn.
Nhận định với AFP, một số chuyên gia cho rằng thỏa thuận trên rất cần thiết nhưng chưa đủ để giải quyết các tranh chấp giữa hai nước tại nhiều khu vực chạy dọc giới tuyến.
Bên cạnh đó, sau những cuộc gặp giữa ông Singh với ông Lý cũng như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực thương mại, đầu tư và hạ tầng. Tuy nhiên, hai bên chưa đưa ra đường hướng cụ thể để giải quyết tình trạng thâm hụt mậu dịch của Ấn Độ với Trung Quốc ngày càng tăng (lên tới 40,77 tỉ USD trong năm 2012), theo AFP.
Theo Tinnong
Tàu đổ bộ TQ làm gì gần bờ biển Syria? Tuần trước, có tin nói rằng Trung Quốc có thể phái tàu đô bô lớn Tỉnh Cương Sơn đến bờ biển Syria. Tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc có lượng choán nước tới 26.000 tấn. Nếu thông tin này được xác nhận, thì đây sẽ là một sự thay đổi lớn của Trung Quốc liên quan đến các cuộc xung đột cục...