BOT Trung Lương – Mỹ Thuận được hỗ trợ hơn 2.000 tỷ đồng ngân sách
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi kiểm tra tình hình đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ và các công trình dự án hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian thi công không còn nhiều
Thông báo kết luận nêu rõ, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều khó khăn, vướng mắc; điều này đòi hỏi Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục sát sao hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là đề ra các giải pháp để kịp thời xử lý vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm trong Vùng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận sáng 27/9
Đối với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn nhưng Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho Dự án.
Song song đó, Thủ tướng yêu cầu, thời gian thi công xây dựng không còn nhiều, nhà đầu tư Dự án phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng (đặc biệt lưu ý nền đất yếu ở khu vực này), tuyệt đối an toàn lao động, giữ gìn vệ sinh môi trường. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp, hỗ trợ UBND tỉnh Tiền Giang và Nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án; thường xuyên đôn đốc kiểm tra và tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với Dự án.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương chỉ đạo các ngân hàng thương mại sớm đàm phán để ký lại Hợp đồng tín dụng cho Dự án, sớm giải ngân nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp dự án tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công.
Thông tuyến cuối năm 2020
Video đang HOT
Trước đó, ngày 26/9/2019, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 8716/VPCP-KTTH gửi các cơ quan ban ngành truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đồng ý bố trí 2.186 tỷ đồng vốn đầu tư từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018 cho Dự án đường bộ cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận.
Cùng với 2.186 tỷ đồng vốn ngân sách dự kiến đầu tư cho dự án là 3.400 tỷ đồng vốn tự có của nhà đầu tư và 7.082 tỷ đồng vốn tín dụng. Tổng mức đầu tư là 12.668 tỷ đồng.
Nếu bố trí đủ nguồn lực, dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ thông tuyến cuối năm 2020
Ngày 27/9, sau khi kiểm tra thực địa dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phải thực hiện đúng tiến độ để ngày 31/12/2020 thông tuyến và 30/4/2021 khánh thành chính thức đưa vào sử dụng. Ông Mai Mạnh Hồng – tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, doanh nghiệp thực hiện dự án đã cam kết huy động mọi nguồn lực để đảm bảo tiến độ thông tuyến cuối năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là trục đường trọng tâm nối TP. Hồ Chí Minh với 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Lương Sơn
Theo tapchicongthuong.vn
Kịch bản nào cho bức tranh bất động sản An Giang?
Với lợi thế về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái... cùng chính sách ưu đãi đầu tư từ phía chính quyền thành phố, An Giang đang được xem là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Kết nối thuận lợi cả 3 tuyến: đường sông, đường bộ và đường hàng không
An Giang nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung sở hữu địa hình sông nước đặc trưng của Miền Tây Nam Bộ. Nếu như trước đây việc đi lại còn khó khăn thì hiện tại cơ sở hạ tầng và giao thông của An Giang đã có sự bứt phá vô cùng mạnh mẽ.
Công trình Cầu Vàm Cống chính thức thông xe vào tháng 5/2019 vừa qua, mang lại niềm vui lớn cho người dân các tỉnh Miền Tây. Cầu Vàm Cống là công trình trọng điểm trong dự án kết nối trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời tạo điều kiện giao thương thuận lợi giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ và TP.HCM một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Tuyến Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang triển khai là một trong những tuyến huyết mạch vùng Tây Nam Bộ, nối với TP HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc dự án cao tốc TP. HCM - Cần Thơ. Tuyến đường dài 51 km với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP HCM - Trung Lương) và điểm cuối giao với quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Từ đây sẽ rút ngắn khoảng cách đi lại giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM; hàng hóa vận chuyển cũng dễ dàng, nhanh chóng, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng gia tăng mạnh mẽ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có yêu cầu cần quan tâm đặc biệt trong chỉ đạo đối với dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận để hoàn thành đúng tiến độ, phấn đấu đến năm 2020 thông xe tuyến đường cao tốc này.
Ngoài ra, sân bay Cần Thơ đã được nâng cấp thành Cảng hàng không Quốc tế khu vực ĐBSCL với tổng số chuyến bay quốc nội, quốc tế đều tăng mạnh cùng với việc mở rộng thêm các đường bay mới được khai thác trong nửa đầu năm 2019 đã tạo động lực thúc đẩy du lịch cho cả vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh lân cận Cần Thơ như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp... cũng được hưởng lợi từ công trình này.
Xét những yếu tố trên cho thấy An Giang sở hữu tất cả các thế mạnh về cơ sở hạ tầng và liên kết vùng một cách thuận lợi và dễ dàng. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế An Giang nói chung phát triển mạnh mẽ, đồng thời kéo theo các ngành khác nói riêng như: bất động sản, du lịch, dịch vụ, thương mại... cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian tới.
Thời điểm "vàng" cho nhà đầu tư mới tại An Giang
An Giang là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt có 2 thành phố trực thuộc tỉnh đạt chuẩn đô thị loại II là TP.Long Xuyên và TP.Châu Đốc. Theo đó, chính phủ và chính quyền địa phương luôn có những chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt nhằm thúc đẩy và kêu gọi các nhà đầu tư lớn rót vốn vào An Giang.
Tỉnh An Giang có những chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy và kêu gọi các nhà đầu tư lớn.
Ngoài ra, thói quen của người dân ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng đó là đất nền xây nhà ở được xem là tập quán cư trú và là tài sản quan trọng trong đời người. Họ cũng kỳ vọng về một khu đô thị bài bản với một cộng đồng cư dân văn minh hiện đại, có một môi trường sống đẳng cấp vốn dĩ đã rất phổ biến tại các thành phố lớn như: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,vv....
Đặc biệt, An Giang cũng là tỉnh sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng to lớn. Việc thu hút vốn phát triển du lịch theo hướng "Du lịch sinh thái" và "Du lịch tâm linh" nhằm khai thác tối đa các lợi thế của vùng đang rất được ưu tiên. Tỉnh cũng chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án hướng tới yếu tố du lịch như: các khu đô thị kiểu mẫu, khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn... các dịch vụ thương mại "All in One" để giữ chân du khách, qua đó tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân lẫn giới đầu tư khi tìm đến An Giang.
Với rất nhiều tiền đề thuận lợi, có thể thấy An Giang là điểm sáng lớn trong bức tranh toàn cảnh khu vực ĐBSCL nhưng vẫn chưa được khai khác triệt để. Ngoài vị thế là tỉnh được Trung Ương xác định thuộc nhóm tỉnh trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong năm 2019, An Giang được kỳ vọng sẽ là năm bùng nổ những siêu dự án nghìn tỷ, quy mô lớn nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng của địa phương, thúc đẩy bức tranh Kinh tế - Văn hóa - Xã Hội chuyển biến đột phá.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Thiếu nguyên liệu, nhiều nhà máy chế biến tôm ở ĐBSCL hoạt động 50% công suất Tại ĐBSCL, hiện giá tôm nguyên liệu tăng khá mạnh do các nhà máy đẩy mạnh thu mua chế biến xuất khẩu nhưng nguồn cung vẫn đang bị thiếu. Giá tăng mạnh nhất là ở tôm loại 40 con/kg, so với trước Tết Âm lịch tăng từ 13.000 - 15.000 đồng, lên mức 150.000 - 155.000 đồng/kg. Nguyên nhân của việc tăng giá...