Bột ngọt sử dụng bao nhiêu là vừa?
Bôt ngọt có tên khoa học là mononatri glutamate, là môt gia vị giúp mang lại vị umami – vị ngọt thịt cho các món ăn. Ngày nay, bột ngọt được sử dụng rông rãi trong chế biến món ăn tại gia đình và trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
Vậy trong chế biến món ăn hàng ngày, chúng ta sử dụng bao nhiều là vừa, với liều lượng như thế nào?
Vào năm 1972, Ủy ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) đưa ra liều dùng hàng ngày của bột ngọt là từ 0-120mg/kg thê trọng. Điều này có nghĩa với người bình thường có thể trọng trung bình 50kg thì mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 6g bột ngọt. Tuy nhiên, đây là khuyên cáo đã cũ và không còn chính xác.
Tiếp đó, vào năm 1987, dựa trên những nghiên cứu khoa học uy tín, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức với sự hiện diện của nhiêu nhà khoa học trong lĩnh vực độc học, hóa học, sinh học…Tại đây, tổ chức JECFA đã chính thức xác nhận tính an toàn của bột ngọt và công bố Liều dùng hàng ngày của bột ngọt là không xác định (ADI not specified).
Tương tự như JECFA, năm 1991, Ủy ban Khoa học vê Thực phâm của Công đông chung Châu Âu (EC/SCF) cũng đã kêt luân rằng bôt ngọt là môt phụ gia thực phâm an toàn với liêu dùng hàng ngày không xác định.
Như vậy, không có quy định mỗi người chỉ được ăn bao nhiêu gam bột ngọt một ngày. Có thể nêm nếm bột ngọt trong nấu nướng đến khi vừa miệng, tùy theo khẩu vị của từng người, sao cho phù hợp và cân đối. Không nên xem bột ngọt là 1 chất dinh dưỡng có thể thay thế các thành phần thực phẩm khác trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Video đang HOT
Thạc sỹ – Bác sỹ Lưu Thị Mỹ Thục
Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương
Theo 24h
8 thực phẩm nghiêm cấm ăn nhiều
Tốt nhất, bạn nên tiết chế, ăn với mức độ vừa phải hoặc hạn chế được càng nhiều càng tốt 8 thực phẩm dưới đây.
1. Bột ngọt
"Nạp" quá nhiều bột ngọt vào cơ thể sẽ khiến cho mức glutamate trong máu tăng cao, dẫn đến đau đầu trong thời gian ngắn, buồn nôn, nhịp tim xáo trộn...
Ăn nhiều bột ngọt sẽ làm cho nhịp tim bị xáo trộn
2. Đồ ăn nhanh
Hiện trên thị trường có bán rất nhiều đồ ăn nhanh với đủ mẫu mã, chủng loại hấp dẫn người mua. Tuy nhiên, để có thể bảo quản thời gian dài, nên các nhà sản xuất thường bỏ thêm chất bảo quản và chất tạo màu vào trong bột, mà những chất này đều có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, đồ ăn nhanh thiếu dinh dưỡng, nếu ăn nhiều trong suốt thời gian dài, sẽ khiến cơ thể mất chất dinh dưỡng nghiêm trọng.
3. Hướng dương
Trong hướng dương có hàm lượng lớn axit béo không no, ăn thường xuyên sẽ tiêu tốn lượng choline, làm rối loạn sự trao đổi chất béo trong cơ thể, gia tăng lượng chất béo tích tụ trong gan, gây tổn thương chức năng tế bào gan.
4. Gan lợn
Gan lợn có hàm lượng cholesterol cao, cụ thể 1kg gan lợn chứa 400mg cholesterol. Người ăn nhiều hoặc thường xuyên ăn gan lợn sẽ khiến cho lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp và bệnh mạch vành.
Ăn nhiều gan lợn dẫn đến xơ vữa động mạch
5. Thịt dê, bò nướng
Trong quá trình nướng, các thực phẩm này sẽ sản sinh ra các chất có hại như benzopyrene, là chất gây ung thư.
6. Đồ muối chua, xổi
Trong đồ muối xổi có chứa chất amine nitrite gây ung thư. Ngoài ra, nếu ăn đồ muối chua trong thời gian dài còn khiến natri và nước bị tích lại trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
7. Cà phê
Trong cà phê có chứa lượng lớn cafein, khoảng 5 phút sau khi uống, cafein sẽ theo máu sẽ đi đến tất cả các cơ quan của cơ thể, làm co mạch, huyết áp tăng nhanh và lượng axit trong nước tiểu nhiều hơn.
8. Bắp rang bơ
Trong bắp rang bơ có chứa lượng chì nhất định - chất có hại hệ thống tạo máu, thần kinh và hệ tiêu hóa của cơ thể, đặc biệt là trẻ em.
Theo iOne
Các chất phụ gia cần tránh Chất phụ gia thường được nhiều người sử dụng nhằm tăng sức hấp dẫn và hương vị cho các món ăn. Trên thị trường có hai loại chất phụ gia: chất phụ gia tự nhiên và chất phụ gia nhân tạo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng lạm dụng quá nhiều các chất phụ gia nhân tạo có thể...