Bột nếp kết hợp với loại quả quen thuộc này không chỉ giúp dưỡng da trong mùa thu mà còn giúp bổ phổi, thông khí huyết
Chè bột nếp cơm rượu là bí quyết dưỡng nhan đặc biệt cho chị em phụ nữ trong mùa thu.
Khi tiết trời chuyển mình sang thu, không chỉ là lúc để thay đổi tủ quần áo, mà cũng là dịp để chúng ta chăm sóc và bảo vệ làn da của mình trước những tác động của thời tiết khô hanh. Bột nếp, với những đặc tính dưỡng ẩm tự nhiên, khi kết hợp cùng loại quả quen thuộc, không những mang lại giải pháp tự nhiên cho làn da mềm mại, mịn màng mà còn hỗ trợ hiệu quả cho việc bổ phổi và thông khí huyết. Hãy cùng khám phá sự kết hợp tuyệt vời này, biến những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản thành “bảo bối” chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đồng hành cùng bạn trong suốt mùa thu này.
Hướng dẫn món ăn dưỡng nhan mùa thu chè bột nếp cơm rượu
Nguyên liệu cần thiết làm chè bột nếp cơm rượu
- Một bát cơm rượu lên men, 100g bột nếp, 6 quả quất, 6 quả táo đỏ và 6 miếng đường phèn
Cách thực hiện chè bột nếp cơm rượu
Bước 1: Bắt đầu với việc chuẩn bị bột gạo nếp, bạn cần đo lường và sử dụng một lượng nước nóng phù hợp để đổ vào bột gạo nếp. Dùng tay nhào nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để tạo nên một khối bột dẻo và mịn màng. Khi bột đã đạt được độ dẻo và không còn dính tay, để bột nghỉ ngơi khoảng 15 phút trong một bát lớn, bọc phủ bởi một chiếc khăn sạch hoặc màng bọc thực phẩm để bột không bị khô.
Khi bột đã được nghỉ đủ thời gian, lấy một lượng nhỏ bột và lăn nhẹ giữa lòng bàn tay để tạo thành dải dài, sau đó cắt bột thành các miếng nhỏ đều nhau. Từng miếng bột nhỏ sau đó lại được vo tròn nhẹ nhàng sao cho tròn đều và mịn màng, tạo hình như những quả bóng nhỏ xinh, kích thước của chúng phải vừa phải, đủ nhỏ để ăn ngon miệng nhưng cũng đủ to để cảm nhận được hương vị thơm ngon của gạo nếp.
Bước 2: Tiếp theo, chuẩn bị cho phần nước dùng. Lấy quất và táo đỏ, bạn có thể rửa sạch và để ráo nước. Đường phèn nên được đập nhỏ để dễ tan trong quá trình nấu. Lấy một nồi sạch đặt trên bếp, cho quất, táo đỏ, đường phèn cùng cơm rượu vào nồi. Thêm lượng nước nóng khoảng 2 bát con vào hỗn hợp, sử dụng lửa nhỏ để đun.
Hãy thường xuyên khuấy nhẹ nhàng để các nguyên liệu hòa quyện và đường phèn tan đều. Nấu trong khoảng 5 phút hoặc cho đến khi thấy hỗn hợp nước dùng bắt đầu hòa quyện và tỏa ra mùi thơm đặc trưng.
Bước 3: Khi nước dùng đã sôi lên và các nguyên liệu đã chuyển hóa thành một hỗn hợp đồng nhất, hãy từ từ đổ những viên gạo nếp mà bạn đã vo tròn vào nồi. Thêm vào đó nửa bát nước lọc để đảm bảo các viên gạo nếp không bị dính vào nhau khi bắt đầu nấu.
Tiếp tục sử dụng lửa nhỏ và đun sôi hỗn hợp. Khi thấy các viên gạo nếp nổi lên mặt nước và có màu trắng đục của gạo nếp chín, bạn có thể tắt bếp. Lúc này, món ăn đã sẵn sàng để thưởng thức, với những viên gạo nếp mềm mại bên trong và lớp nước dùng thơm ngon bên ngoài.
Chúc bạn thực hiện món ăn dưỡng nhan chè bột nếp cơm rượu thành công!
Tết Đoan Ngọ 2024: Làm mâm cỗ cúng để "giết sâu bọ" vừa đơn giản lại ngon, ai cũng thực hiện được
Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng rất đầy đủ và đẹp mắt như thế này khiến ngày lễ "diệt sâu bọ" thêm ý nghĩa.
Ngày 5/5 Âm lịch hàng năm là ngày Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết Đoan Dương). Vào dịp lễ này, các gia đình sẽ lại chuẩn bị những mâm cỗ cúng hoa quả để dâng lên tổ tiên. Tết Đoan Ngọ vốn bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng về nước ta nó được Việt hóa, trở thành Tết "diệt sâu bọ".
Theo phong tục ở nước ta, vào Tết Đoan Ngọ người ta sẽ phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Người ta cũng tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ thường là hoa quả theo mùa, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên như bánh gio (bánh tro). Ngoài ra còn có các món ăn khác tuỳ theo địa phương, chẳng hạn như ở miền Trung sẽ có tục lệ ăn thịt vịt.
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp này, chị Vũ Thu Hương (Hà Nội) lại dành một chút thời gian để chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ, thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên.
Năm nay, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ nhà chị cũng bao gồm hoa quả theo mùa như vải, mận và những món ăn không thể thiếu trong dịp này.
Video đang HOT
Chị Vũ Thu Hương.
Cụ thể mâm cỗ có các món như sau:
- Bánh xu xê
- Cơm rượu nếp: Rượu nếp cẩm và cơm rượu nếp cái
- Bánh tro (bánh gio)
- Trái cây: Mận, vải.
- Các loại hoa
Các bạn có thể tham khảo cách làm một vài món ăn dưới đây:
1. BÁNH TRO
Bánh tro (bánh gio) chấm mật truyền thống có hương vị rất ngon. Phần bánh làm từ nếp cái hoa vàng nên hạt gạo dẻo thơm đặc trưng. Bánh màu hổ phách trong suốt ăn vào có cảm giác mát lạnh, chấm cùng mật mía ngọt thơm cực kỳ cuốn.
Chuẩn bị:
- Gạo nếp cái hoa vàng: 1.5kg - Nước tro tàu: 1.5 lít - Lá chuối/lá dong/lá tre, lạt.
- Than củi sạch, nước sôi để nguội.
Lưu ý: Nước tro tàu bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm tại nhà. Cách làm nước tro tàu không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Cách làm:
- Cho than củi sạch vào 1 chai nhựa sau đó đổ nước đun sôi để nguội vào đầy chai. Chú ý, phần than chiếm khoảng 1/3 chai nhựa.
- Ngâm than trong khoảng 3 - 4 ngày. Đổ phần nước than đã ngâm qua khăn xô để gạn lấy phần nước trong.
- Tiếp tục ủ nước than vừa gạn khoảng 1 đêm rồi lọc thêm 1 lần nữa là bạn đã có nước tro tàu để làm bánh rồi.
- Cách làm bánh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị gạo nếp
- Gạo nếp đem vo sạch rồi ngâm khoảng chừng 4 - 8 tiếng.
- Khi gạo đã ngâm đủ thời gian, bạn đem đi vo thật sạch rồi đổ vào một chiếc thau cỡ vừa.
- Trút 1.5 lít nước tro tàu đã chuẩn bị vào thau có gạo nếp và ngâm khoảng 22 tiếng khi hạt gạo mềm là được. Vo gạo 1 lần nữa rồi đổ ra rổ cho ráo nước.
Bước 2: Gói bánh
- Lá dong đem rửa sạch rồi lau khô, dóc bỏ phần sống lá.
- Xếp lá dong ra mâm phẳng rồi múc gạo nếp vào. Gói 2 bên mép lá lại sau đó dùng lạt cố định bánh.
Chú ý, buộc lạt chặt để tránh bánh bị bung ra trong quá trình luộc.
Bước 3: Luộc bánh
- Xếp bánh vào trong nồi lớn rồi đổ nước lã ngập mặt bánh. Bạn nên đặt 1 vật nặng lên trên bề mặt để bánh có thể chín đều nhé.
- Sau khoảng 2 - 3 tiếng thì bánh chín. Bạn vớt bánh ra để nguội và thưởng thức.
Bước 4: Thành phẩm
Bánh tro sau khi nguội có màu trong rất đẹp mắt. Đừng quên chuẩn bị thêm 1 bát mật mía để món ăn thêm tròn vị nhé.
2. CƠM RƯỢU
Nguyên liệu:
- Gạo nếp cẩm: 1 kg
- Men ngọt: 2 viên
- Đường, lá sen
Lưu ý:
- Cách chọn nếp cẩm: Hãy lựa chọn các hạt nếp to tròn đều nhau, không bị bể hoặc vỡ hạt để khi nấu, nếp sẽ không bị nhão. Bạn cũng nên mua những loại nếp còn chưa loại hết lớp vỏ trấu bên ngoài vì đây là lớp đem lại rất nhiều vitamin B cần thiết để tăng cân và phục hồi làn da.
- Cách chọn men ngon: Nên lựa chọn các viên men còn sáng màu và có hương thơm nhẹ vì đây là những loại men còn mới, chưa bị mốc ẩm. Bạn cũng nên cân bằng lượng men dùng khi ủ cơm rượu, cụ thể là cứ khoảng 1kg nếp sẽ dùng 1 viên men 50g.
Cách làm:
- Nếp cẩm vo sạch, ngâm qua đêm. Cho nếp vào nồi đồ chín. Khi nếp chín, cho ra mâm, chờ cơm nguội.
- Giã hoặc nghiền men nhuyễn.
- Chuẩn bị 1 nồi hấp to, lót một lớp lá sen rồi cho nếp cẩm đã chín vào.
- Cứ một lớp nếp cẩm lại 1 lớp lá sen xen kẽ. Sau đó cho men đã giã nhuyễn vào. Lưu ý, chỉ nên trộn men đã giã nhuyễn chung với cơm nếp khi cơm đã nguội, nếu không sẽ làm chết con men.
- Gói kín lá sen lại, đặt vào nơi kín gió, ủ khoảng 2 - 3 ngày vào mùa hè. Nếu muốn chua hơn và có độ cay nồng hơn, bạn có thể ủ thêm 1 - 2 ngày nữa nhưng tốt nhất không nên ủ quá 5 ngày vì có thể độ nồng của rượu sẽ khiến bạn khó chịu khi ăn. Khi ủ xong phần nước chảy xuống dưới pha cùng với chút đường, khi ăn rưới lên cơm rượu nếp cẩm.
Bạn có thể ăn cơm rượu nếp cẩm trộn cùng sữa chua cũng vô cùng hấp dẫn.
3. BÁNH XU XÊ
Nguyên liệu
- 500gr đậu xanh - 500gr dừa sợi - 500gr bột năng - Nửa lon sữa đặc - 200ml cốt dừa - 500gr đường - Muối - Dầu ăn - Mè rang - Màu tự nhiên tùy thích: gấc, hoa đậu biếc, lá dứa... - Màng bọc thực phẩm
Cách làm:
Bước 1: Làm phần nhân
Đậu xanh ngâm 4 tiếng hoặc qua đêm.
Sau đó đem đãi sạch lại với nước rồi đem hấp hoặc nấu chín. Sau khi nấu chín xong, cho đậu xanh xay nhuyễn cùng với cốt dừa, sữa đặc, 300gr đường, 1 xíu muối. Cho đậu xanh xay nhuyễn lên bếp, sên cho đến khi hơi dẻo.
Lúc này, cho 250gr dừa sợi vào sên tiếp đến khi dẻo lại thành khối là được.
Sau đó để nguội, vo viên, ấn dẹt.
Bước 2: Pha màu nước
Sử dụng hoa đậu biếc làm màu xanh tím, củ dền tạo màu đỏ, bột nghệ để ra màu vàng, lá dứa để tạo màu xanh lá cây.
Ngâm mỗi loại vào một bát nước để lấy nước cốt, dùng pha với bột làm vỏ bánh. Đến lúc làm bánh, bạn có thể pha nước cốt này thêm với nước nữa (tùy sở thích về độ đậm nhạt của màu bánh)
Bước 3: Làm vỏ bánh
Cách làm 1 màu vỏ bánh: Cho 2 bát ăn cơm nước đã pha màu vào 6 muỗng bột năng. Thêm 1 xíu muối, 4 muỗng cà phê đường, 62g dừa sợi, trộn đều cho tan bột sau đó bắc lên bếp với lửa nhỏ. Khuấy đều tay cho đến khi thấy có hơi nóng là tắt bếp, khuấy tiếp đến khi bột vừa đặc là được. Chú ý đừng để bột chín.
Lưu ý: 3 màu còn lại làm tương tự như vậy; 250gr dừa sợi chia đều cho 4 màu.
Bước 4: Hấp bánh
Cho vào khuôn, có thể sử dụng khuôn bánh flan, quét 1 lớp dầu vào khuôn cho bánh dễ bong, đổ 1 lớp mỏng bột, cho nhân vào giữa sau đó đổ tiếp 1 lớp bột rồi đặt vào nồi hấp. Hấp khoảng 15 phút là chín rồi lấy ra để nguội bớt cho bánh ráo, khi hấp nhớ lấy một cái khăn trùm lên để nước không nhỏ vào làm nhão bánh.
Bước 5: Gói bánh
Trải màng bọc thực phẩm ra thớt, dĩa hoặc dụng cụ bằng phẳng để gói bánh. Rắc mè rang lên màng bọc, đặt bánh lên sau đó gói lại là xong.
5 món ăn thường thấy nhất trong dịp Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc Những món ăn truyền thống này mang một ý nghĩa đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. 1. Canh bánh gạo Tteokguk Canh bánh gạo là món ngon không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc. Bánh gạo được cắt thành lát mỏng hình tròn, nấu trong nước dùng thịt. Ngoài mang ý nghĩa "trong sạch và tinh khiết", bánh...