Bột nêm có hấp dẫn như quảng cáo?
Bột nêm là gia vị khá quen thuộc, thường có mặt trong nhà bếp mỗi gia đình bởi tiện lợi cho người nội trợ và giúp cho món ăn thêm ngon miệng.
Một số người nội trợ tin rằng, bột nêm được chiết xuất từ thịt và xương, nên khi chế biến món ăn chỉ cần tra thêm một thìa hạt nêm đã tạo độ ngọt, ngon và thêm dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày… Vậy bột nêm chứa những chất gì, liệu có an toàn cho sức khỏe và thực sự hấp dẫn như quảng cáo “ngon từ thịt ngọt từ xương”?
Theo PGS.TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện đào tạo Y học dự phòng và y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội thành phần chính tạo nên bột nêm gồm chất tạo ngọt (mì chính chiếm 30-40%), muối chiếm khoảng 30% (chủ yếu là muối thường, và rất ít muối i-ốt) và chất điều vị không quá 10%. Ngoài ra có một chút chất béo, chất mỡ.
(Ảnh minh họa)
Theo các tài liệu khoa học, chất điều vị E621, E 627 và E 631 trong bột nêm có độ ngọt gấp 10-15 lần mì chính thông thường. Vì vậy, có thể coi bột nêm như một thứ gia vị để gia giảm nhằm đánh lừa cảm giác ngon miệng chứ thành phần dinh dưỡng thực chất không có nhiều.
PGS Hương cho biết, mặc dù loại gia vị này chưa hề có báo cáo hay nghiên cứu nào chỉ ra rằng có hại cho sức khỏe, nhưng theo khuyến cáo của cơ quan liên quan đến ATVSTP, thì chúng ta không nên lạm dụng chất này. Nếu ăn nhiều chất này có thể gây nguy cơ ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, lợm giọng và khó chịu trong người. Nếu dùng liều cao, kéo dài lâu ngày sẽ không tốt cho cơ thể. Đặc biệt không nên dùng chất này với trẻ dưới 1 tuổi, bởi đồng vị là chất hóa học.
Video đang HOT
Đối với các chất gia vị, tùy thuộc hàm lượng chúng ta đưa vào sử dụng chế biến thức ăn. Chẳng hạn, với mì chính, chỉ nên đưa vào cơ thể người trưởng thành dưới 6g/ngày (tức là không quá 3 thìa sữa chua/ngày). Để từ đó đối chiếu với thành phần mì chính trong bột nêm để liệu chừng gia giảm. Người nội trợ cần biết rằng trong bột nêm thành phần muối chiếm khá cao (tới 30% muối) trong khi đó khuyến cáo cho người Việt chỉ ăn dưới 6g muối/ngày.
Như vậy, bột nêm chỉ có vai trò là một loại gia vị, được làm từ nhiều nguyên liệu. Người nội trợ có thể quan sát trên nhãn mác, bao bì của chính các hãng sản xuất bột nêm này để biết thực chất thành phần chính ghi trên bột nêm đó. Đặc biệt, người mua phải chú ý xem thành phần trong bột nêm và tìm loại có nhãn mác và nguồn gốc rõ ràng. Nếu hàm lượng mì chính và điều vị vượt quá ngưỡng cho phép thì tuyệt đối không nên dùng./.
Theo VOV
Nguy hiểm chết người của thuốc lá điện tử không phải ai cũng biết
Nhiều công ty sản xuất thuốc lá điện tử quảng cáo sản phẩm này không gây hại nên không ít người tin và sử dụng thuốc lá điện tử. Sự thực có như vậy?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc lá điện tử là một thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch. Thành phần chính của dung dịch này bao gồm là propylene glycol, có hoặc không có glycerol và các chất tạo hương.
Cũng theo WHO và Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á, thành phần dung dịch trong thuốc lá điện tử gồm: Nicotine, Propylene glycol, Glycerin/Glycerol gốc thực vật, chì, bạc, Cadmium, Chromium, thủy ngân, Nickel...
Thuốc lá điện tử cũng chứa chất gây nghiện nicotine
Nicotine tác động xấu đến hệ thần kinh. Nicotine có thể khiến giấc ngủ bị rối loạn, nhức đầu, chóng mặt nguy cơ hạn chế dòng máu chảy lên não, và dễ gặp ác mộng. Ngoài ra, bạn sẽ dễ bị kích thích và tăng khả năng hành động nông nổi khi sử dụng nhiều nicotine.
Đối với hệ thống tiêu hóa, nicotine có thể gây buồn nôn, khô miệng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ nóng, gây loét dạ dày và ung thư.
Nicotine cũng làm thay đổi nhịp tim có thể tăng hoặc giảm, tăng khả năng loạn nhịp tim; gây hẹp mạch vành, làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ cao. Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng được chứng minh liên quan đến ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày...
Bên cạnh những tác động trực tiếp đến các bộ phận của cơ thể, nicotine còn gây co thắt phế quản, run và đau cơ khớp cũng như tăng insulin, góp phần gia tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
Mặc dù nicotine không phải là chất gây ung thư, nhưng nó có tác động như "chất tạo khối u" và liên quan đến hình thành bệnh ung thư. Tiếp xúc với nicotine ở trẻ vị thành niên và thai nhi có ảnh hưởng lâu dài đến phát triển não bộ, tiềm năng dẫn đến rối loạn học tập và rối loạn tâm thần kinh.
Theo nhiều nghiên cứu, thuốc lá điện tử cũng có liên quan đến ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nicotine trong thuốc lá là một trong những chât khó từ bỏ nhất. Thậm chí có thể coi việc cai nghiện nicotine khó khăn như việc cai nghiện ma túy. Hàm lượng nicotine trong thuốc lá càng cao, người hút càng khó bỏ thuốc lá.
Còn propylene glycol có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng. Glycerin/Glycerol gốc thực vật khi được đun nóng và hóa hơi, tạo thành acrolein, có thể gây kích ứng đường hô hấp trên.
Theo TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), thuốc lá điện tử còn có nhiều tác động xấu khác đến sức khỏe như tăng nguy cơ nghiện nicotine với người từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng. Nhiều bằng chứng cho thấy việc hít phải các hương liệu trong dung dịch điện tử lâu dài sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Kết quả nghiên cứu tại Mỹ năm 2018 cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử hàng ngày có liên quan tới việc tăng tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim tương tự như hút thuốc lá truyền thống.
Tính đến ngày 22/10/2019, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật Hoa kỳ (CDC) đã nhận được báo cáo từ 49 bang và 1 lãnh thổ Mỹ cho thấy, có 1.604 ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới. Các ca tử vong liên quan đến thuốc lá điện tử tăng lên 39 ca và làm ảnh hưởng sức khỏe của ít nhất 2.051 người. Số liệu thống kê từ Mỹ, EU, Canada, Hàn Quốc cho thấy, có hơn 2.600 ca ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử.
Thúy Ngân
Theo phunuvietnam
Kẹo chứa cần sa: Hiểm họa từ 'đồ ăn lạ' Việc các quảng cáo bán sôcôla, kẹo mút cần sa đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng xã hội, với giá mỗi que chỉ từ 27-35 nghìn đồng, thực sự khiến các phụ huynh lo lắng. Kẹo chứa cần sa được rao bán trên mạng. Hiện nay, các quảng cáo bán sôcôla, kẹo mút cần sa đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng...