Bột giấy Phương Nam bị kiện đòi nợ:Hãy sòng phẳng một lần!
Trả nợ đã khó, bán mình để trả nợ cũng khó khăn không kém, dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã vô phương cứu chữa.
Đó là nhận xét của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) về tình cảnh của dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công thương và ông cho rằng, số tiền đã mất coi như học phí cho bài học phát triển thiếu tính toán thực tiễn.
Trước đó, trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Bộ Công thương đã cho thấy tương lai ảm đạm của dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam.
Theo đó, Ngân hàng PVcomBank đã khởi kiện Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco), yêu cầu tòa án giải quyết buộc Vinapaco phải trả cho PVcomBank tổng số tiền là 592,3 tỷ đồng
Số tiền này là khoản vay tín dụng của chủ đầu tư trước đây của dự án – Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi) với Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (tiền thân của PVcomBank) chi nhánh Vũng Tàu). Tuy nhiên, chủ đầu tư mới của dự án là Vinapaco hiện đang gặp khó khăn về tài chính, không thể chi trả được các khoản nợ gốc và lãi nêu trên cho PVcomBank.
Bộ Công thương đã đề nghị cấp lãnh đạo xem xét, có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành và đại diện vốn nhà nước tại PVcomBank thống nhất với Vinapaco phương án xử lý tài sản thế chấp thuộc dự án theo hướng bảo đảm các chỉ đạo của Chính phủ về tiến độ công tác xử lý dự án.
Tuy nhiên, vướng mắc ở đây chính là Vinapaco không có khả năng trả nợ. Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã rao bán 3 lần nhưng không ai mua, tài sản thu về ước tính chỉ vài tỷ đồng. Như vậy, việc trả nợ chỉ cho riêng PVcomBank đã là không khả thi, chưa nói đến khoản vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh lên tới 67 triệu euro. PV: – Thưa ông, ông bình luận như thế nào về động thái của PVcomBank? Tại sao biết rõ Vinapaco không có khả năng trả nợ, khi rao bán tài sản dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam không ai mua, nhưng ngân hàng này vẫn cứ kiện chủ đầu tư của dự án để đòi nợ?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: – Tôi nghĩ nên thông cảm cho PVcomBank vì đấy là giải pháp cuối cùng khi ngân hàng bị mất vốn, phải đòi nợ cho được. Có lẽ ngân hàng cũng phải tính toán mới tìm người có thể đòi được tiền.
Ngân hàng kiện Vinapaco, một chủ thể tương đối lớn, trên danh nghĩa họ là chủ đầu tư mới của dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam với phương châm “nắm người có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu”. Chủ đầu tư cũ của dự án – Tracodi là một đơn vị ngoài ngành giấy, thiếu năng lực, kinh nghiệm, nên phải chuyển dự án về Vinapaco. Tất nhiên, với chủ đầu tư mới, dự án cũng không làm tốt khâu rà soát, đánh giá tình trạng, không lường hết được những khó khăn về công nghệ, khả năng cung cấp nguyên liệu…
Nhưng dù ngân hàng có kiện Vinapaco thì Vinapaco cũng chỉ là một nấc trung gian mà thôi, chủ thể phải chịu cuối cùng vẫn là Nhà nước, mà Bộ Công thương là đại diện. Tất cả những việc này đều có liên quan đến danh tính doanh nghiệp nhà nước. Bản thân PVcomBank cũng có vốn của Nhà nước trong đó và Nhà nước vẫn chỉ đạo.
Cũng có thể ngân hàng đã thấy rõ được tình huống của mình và xác định không đòi được nợ nhưng họ vẫn phải khởi kiện đòi nợ để mai này có báo lỗ, báo nợ xấu thì còn có lý do xác đáng.
Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã phá sản, chỉ còn cái tên trên danh nghĩa chứ thực chất đã thành đống sắt vụn. Dự án này đã sai ngay từ chủ trương đầu tư, lây nhây đến tận bây giờ với khoản nợ đầm đìa, rao bán nhiều lần cũng không ai mua.
Muốn xử lý triệt để thì phải xét lại cả quá trình thực hiện dự án: từ chủ trương đầu tư, từ chỉ đạo của Bộ Công thương trong việc đề ra kế hoạch, chương trình, dự án, chọn người làm chủ dự án, rồi chuyển chủ đầu tư dự án từ Tracodi sang Vinapaco (không phải tự dưng dự án muốn chuyển chủ đầu tư mà được)… Tóm lại, phải xem lại cả quá trình ấy có hợp pháp hay không, có sòng phẳng, rõ ràng hay không, lúc ấy mới kết luận được khoản nợ phát sinh từ lúc nào, ai chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm đến đâu, từ đó mới có phương án xử lý.
Thế nên cần phải có một cơ quan như trọng tài kinh tế nhà nước hay một cơ quan quản lý nhà nước có toàn quyền tập hợp tất cả những đối tượng, đối tác liên quan đến dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam ngồi lại với nhau, xác định cho rõ ràng nợ nần thế nào, quy trách nhiệm cho ai…
Video đang HOT
Ở đây, Bộ Công thương cần phải thấy được trách nhiệm của mình và phải đứng ra giải quyết, rà soát lại từ việc chọn dự án đầu tư, chọn công ty giao vốn… Dĩ nhiên, ngân hàng khi cho vay cũng khó tránh khỏi bị tác động, nhưng bây giờ dự án không cứu nổi thì ngân hàng thiệt, nợ không đòi được trở thành nợ xấu.
PV: – Đối với việc cho vay của PVcomBank, nhiều ý kiến băn khoăn việc cho vay ấy đã được thực hiện thế nào, công tác thẩm định tính khả thi của dự án được tiến hành ra sao. Ông chia sẻ thế nào với băn khoăn này, và theo ông, trong trường hợp mọi hoạt động đều minh bạch, PVcomBank có phải chịu trách nhiệm hay không? Ngược lại, nếu có dấu hiệu không minh bạch, chỉ định vay, vụ việc sẽ phải xử lý ra sao?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: – Những băn khoăn ấy hoàn toàn hợp lý. Cần phải làm rõ quy trình thẩm định hồ sơ, đánh giá hiệu quả dự án, phê duyệt cho vay đã được phía ngân hàng thực hiện như thế nào, có đúng quy định không? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng giữa hai bên cam kết thế nào? Ai sẽ chịu trách nhiệm trả nợ và trả nợ theo hình thức nào?…
Về nguyên tắc, khi cho vay, ngân hàng phải làm chặt chẽ, hồ sơ vay phải đáp ứng đủ các điều kiện, nhưng thực tế nhiều vụ việc lại cho thấy khi có sự can thiệp của mệnh lệnh hành chính, tác động của những thực thể quan trọng nào đó thì ngân hàng vẫn phải châm chước và cho vay.
Dù quy định ngân hàng phải được quyền tự chủ nhưng bởi cơ chế nên hiện vẫn có sự can thiệp của mệnh lệnh hành chính vào hoạt động kinh doanh. Huống chi trong trường hợp này, PVcomBank vẫn có vốn nhà nước trong đó.
Bây giờ muốn làm cho rành rọt thì phải yêu cầu ngân hàng lần lại đầu mối ấy, dù biết không có hy vọng đòi được nợ.
Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho ngân hàng phải biết tự chủ với đồng vốn của mình, bất cứ sự đầu tư nào đều phải được tính toán thật cẩn thận và làm đúng quy định.
Họa vô đơn chí
PV: – Trở lại với việc bán mình để trả nợ của dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, dự án này đã được rao bán 3 lần nhưng không ai mua. Vướng mắc nào khiến việc nhà máy bán mình để trả nợ trở nên bất khả thi như vậy, thưa ông? Ông bình luận như thế nào về tình thế của Nhà máy Bột giấy Phương Nam và chủ đầu tư Vinapaco?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: – Có người đã đánh giá tình thế của Nhà máy Bột giấy Phương Nam là họa vô đơn chí, tôi thấy đúng như vậy. Dự án này đã sai từ chủ trương đầu tư, chủ trương ấy lại được cụ thể hóa, giao cho Bộ Công thương thực hiện. Tiền đã được tiêu, còn dự án thì đắp chiếu mười mấy năm nên bây giờ xử lý rất khó.
Nó cũng giống như tình trạng của một loạt dự án khác của ngành Công thương như dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án Ethanol Phú Thọ… khi đã sai thì rất khó sửa.
Thế giới đang thừa giấy, các quốc gia như Indonesia, Trung Quốc… sản xuất giấy vừa tốt, vừa rẻ, Việt Nam vẫn dùng công nghệ lạc hậu, làm sao có thể cạnh tranh được với họ, dù chúng ta có nguồn nguyên liệu phong phú. Vấn đề không phải chỉ là nguyên liệu, còn máy móc, thiết bị, công nghệ, con người, sản xuất, cơ chế chính sách như thế nào để có thể giảm giá thành, đảm bảo chất lượng… Cái đó chúng ta còn kém cả về chất lượng và giá cả, nên không thể cạnh tranh được cũng là điều dễ hiểu.
Việt Nam không làm được một số loại giấy bao bì, giấy cao cấp, còn giấy in, giấy viết thường thì thị trường đã quá lớn, cung vượt cầu, không ai dại gì đầu tư vào một thứ chưa làm đã biết lỗ.
Bộ Công thương sau 3 lần tổ chức đấu giá nhưng không thành công dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã đề nghị Chính phủ cho phép giảm giá khởi điểm 10% để tiếp tục tổ chức đấu giá. Bộ cứ nghĩ giảm giá thì sẽ bán được, nhưng thực ra, như đã nói, vấn đề không chỉ là giá, mà là công nghệ, quy trình đều đã lạc hậu hết, không ai muốn mua.
Nhà máy Bột giấy Phương Nam rao bán không ai mua
PV: - Để việc bán mình trả nợ của Nhà máy Bột giấy Phương Nam thành công, xử lý dứt điểm dự án này, theo ông cần phải làm gì?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: – Cần xác định rằng dự án này đắp chiếu hơn chục năm nay, công nghệ lạc hậu như vậy thì chỉ có thể bán với giá sắt vụn, chứ không phải bán nhà máy nữa.
Nếu có nhà đầu tư nào mê mặt bằng của nhà máy, tận dụng được một số dây chuyền cơ bản, biến tấu đi để dùng cho một sản phẩm khác thì rất tốt, nhưng như vậy thì nhà đầu tư phải chịu khổ.
Nhà đầu tư bao giờ cũng muốn đầu tư theo ý họ, từ công nghệ, mặt bằng, đến thiết bị, máy móc… Họ có tiền thì đầu tư cái mới theo ý đồ của họ, không thừa thời gian để đi sửa sang, gạn lọc từng tý một cách khổ sở.
Chính vì thế, việc bán nhà máy là vô cùng khó, tôi nghĩ sẽ không bán được, bởi bây giờ không ai làm nhà máy giấy kiểu như thế nữa. Bản thân người trong nghề còn không chấp nhận được thì ai có thể làm?
Dự án đã sai từ chủ trương thì đành chịu thua, mà sai từ chủ trương thì mất hàng nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường, đó là cái giá phải trả cho bài học phát triển thiếu tính toán.
Trong những chương trình phát triển thiếu tính toán đó, có thể điểm danh công khai, chính xác. Thí dụ từ chuyện dự báo vận tải biển sẽ rất quan trọng nên đã cho Vinashin đổ tiền đầu tư vào đội tàu biển, cuối cùng đổ sông đổ bể. Hoặc thấy Việt Nam nhiều rừng, nhiều gỗ, dự báo nhu cầu giấy lớn, nên đổ tiền làm nhà máy giấy mà không hiểu rằng bây giờ toàn cầu hóa đã mạnh mẽ. Rồi hàng loạt đại dự án thua lỗ khác của ngành Công thương… Tất cả đều tính sai từ đầu, ngồi trong máy lạnh để làm quy hoạch, không hiểu được cuộc sống diễn biến ra sao, thiếu đi sự nhạy cảm, dự báo chính xác, kết quả là đưa ra những chủ trương đốt tiền ngân sách nhà nước.
Trở lại với Nhà máy Bột giấy Phương Nam, tôi nghĩ không thể cố dựng lại một nhà máy giấy được nữa bởi không làm nổi và cũng không ai nhận làm. Đối với nhà đầu tư, đã bỏ vốn ra kinh doanh thì phải nghĩ đến lợi nhuận, nếu không có lợi thì dù có tâm huyết bao nhiêu đi chăng nữa cũng không ai dám làm.
Dự án này đáng lý phải được thảo luận kỹ từ lâu, quyết liệt xác định chủ trương đầu tư là sai, cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm cần có hướng xử lý theo một kiểu khác: cắt đứt khoản nợ, mất ít tiền hơn, chứ không phải theo lối thông thường là chuyển chủ đầu tư mới, rót thêm vốn, rồi kéo dài bao nhiêu năm, lãi mẹ đẻ lãi con rồi cũng không thể làm gì hơn.
PV: – Đến thời điểm này, có thể chắc chắn rằng, để lấy lại hàng nghìn tỷ đồng đã đổ vốn vào dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam là không thể, chưa nói đến là lỗ cả nghìn tỷ đồng. Vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho sự thua lỗ ấy và ai sẽ là người giải quyết hậu quả về sau, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: – Tôi nghĩ phải sòng phẳng nhận sai lầm, từ sai lầm đó phải rút ra bài học từ nay định làm dự án nào phải bàn tính cho kỹ càng, phải có ý kiến chuyên gia, các nhà kinh doanh, quản lý, không thể có chuyện ngồi vẽ ra dự án rồi cứ thế đổ tiền vào.
Phải có vài ba dự án, thậm chí một nửa trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công thương phải bị xóa sổ. Nếu bây giờ đổ tiền của khôi phục dự án nọ, dự án kia, rồi hoạt động lay lắt thì cũng không giải quyết được gì, có chăng chỉ để lấy thành tích mà thôi.
Cảng Đình Vũ (DVP): Quý 2 dự kiến chỉ lãi 55 tỷ đồng giảm 50% so với cùng kỳ 2019
Cảng Đình Vũ (DVP) nhận định tình hình cạnh tranh giữa các cảng trong khu vực Hải Phòng đang ngày càng trở lên khốc liệt hơn.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã CK: DVP) đã công bố nghị quyết về kết quả SXKD quý I và kế hoạch sản xuất kinh doanh quý II/2020.
Theo đó kết thúc quý I, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 106 tỷ đồng, giảm 19% và lợi nhuận sau thuế là 44 tỷ đồng, giảm nhẹ 2 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Sang quý II/2020, với sản lượng hàng hóa thông quan là 125.000 TEU doanh thu dự kiến 125 tỷ đồng, giảm 21% so với mức thực hiện quý II/2019. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 55 tỷ đồng giảm 50% so với cùng kỳ 2019.
Hiện DVP vẫn chưa công bố các chỉ tiêu kinh doanh của năm 2020 tuy nhiên theo báo cáo thường niên 2019 công ty nhận định năm 2020 thị trường vận tải biển tiếp tục khó khăn, tình hình cạnh tranh giữa các cảng trong khu vực Hải Phòng ngày càng trở lên khốc liệt hơn: Cảng Nam Đình Vũ sau khi đưa 04 cầu tàu vào hoạt động tiếp tục đầu tư giai đoạn 2; Cảng Mipec chuẩn bị đi vào hoạt động đầu năm 2020. Cảng nước sâu Lạch Huyện hoạt động tối đa công suất, các hãng tàu áp dụng chiến lược mới, thực hiện các phương án liên kết hợp tác khai thác, điều chỉnh cỡ tàu lớn hơn để khai thác tại Cảng Lạch Huyện...Đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong thời gian tới.
Công ty cho biết sản lượng thực hiện năm 2019 đạt 556.842 teus, tuy nhiên trong đó có xấp xỉ 65.000 teus là hàng từ tàu của các cảng khác gửi sang Cảng Đình Vũ để khai thác. Khi các cảng mới tiếp tục đi vào hoạt động sẽ thu hút phần sản lượng này và nguồn hàng nêu trên sẽ không còn được duy trì trong năm 2020.
Bên cạnh đó giá cước xếp dỡ container nội địa giảm và mặc dù đơn giá xếp dỡ container XNK tại KV 1 có điều chỉnh tăng nhưng vẫn còn tồn tại giá dịch vụ xếp dỡ container đối với tác nghiệp ship-side, gây khó khăn đối với hoạt động khai thác và làm giảm doanh thu của các cảng do hầu hết lượng hàng chờ xuất tàu được hạ về các bãi ngoài cảng.
Ngoài ra do thay đổi chính sách nhập khẩu của TQ và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ Trung sản lượng hàng đông lạnh và doanh thu điện lạnh năm 2020 chắc chắn sẽ không có đột biến.
Theo đó mục tiêu quan trọng của công ty trong thời gian tới là thực hiện chính sách mềm dẻo trong quan hệ với khách hàng để giữ ổn định nguồn hàng, nguồn tàu, duy trì sự ổn định về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.
Cảng Đình Vũ được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong các doanh nghiệp cảng biển niêm yết trên sàn ở khu vực Hải Phòng. Trong nhiều năm liền, biên lợi nhuận gộp của cảng Đình Vũ luôn dao động quanh 40-50%.
Dự án bột giấy nghìn tỷ "đắp chiếu" nhiều lần bán không thành công, ngân hàng kiện đòi nợ Việc triển khai bán đấu giá Nhà máy bột giấy Phương Nam không thành công được Bộ Công Thương nhận định do việc định giá bán nhà máy chưa phù hợp. Tổng công ty Giấy Việt Nam từng đề xuất "cơ chế đặc thù" để bán đấu giá dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam. Trong báo cáo vừa được gửi Quốc...