BOT Cai Lậy: Bộ GTVT, Bộ Công an sẽ “xử nghiêm hành vi gây rối”
Chiều 1.12, Bộ GTVT đã phát đi thông tin về quá trình thực hiện dự án BOT Cai Lậy và phương án đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí này
Cụ thể, về vị trí trạm thu giá, Bộ GTVT đã nghiên cứu các phương án đầu tư tăng cường mặt đường nếu cần thiết, đồng thời nghiên cứu thêm phương án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy từ 4 làn xe lên 6 làn xe, so sánh lựa chọn vị trí đặt trạm thu phí trên tuyến tránh và trên Quốc lộ 1 hiện tại.
Với phương án này, tất cả các phương tiện đi trên Quốc lộ 1 vẫn phải mất phí và tổng chi phí người dân phải trả sẽ lớn hơn. Trong khi đó, nếu đầu tư tuyến tránh kết hợp cải tạo, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 hiện hữu thì tốc độ khai thác tuyến tránh cho phép đến 80km/h.
Sau khi thu phí trở lại ngày 30.11, nhiều tài xế tiếp tục trả tiền lẻ khi đi qua trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: VNE.
Như vậy, chỉ còn phương án đầu tư riêng tuyến tránh, đặt trạm trên tuyến tránh và phương án đầu tư tuyến tránh kết hợp cải tạo, tăng cường mặt đường, đặt trạm trên Quốc lộ 1 hiện hữu.
Bộ GTVT cho biết, đã có văn bản lấy ý kiến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang. Bộ Giao thông vận tải cũng đã phân tích, so sánh phương án đặt trạm thu giá trên Quốc lộ 1 hiện hữu với phương án đặt trạm trên tuyến tránh.
Sau đó, Bộ GTVT đã nhận được văn bản đồng thuận của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang về vị trí đặt trạm trên Quốc lộ 1 hiện hữu.
Về mức giá, Bộ GTVT đã phối hợp với tỉnh Tiền Giang và Nhà đầu tư giảm giá dịch vụ tại trạm: Giảm 30% cho tất cả các phương tiện qua trạm; giảm tối đa (100%) cho các phương tiện loại 1 và loại 2 của tại 4 xã lân cận.
Video đang HOT
Bộ GTVT cho biết, tình hình thu phí tại trạm Cai Lậy mất an ninh trật tự do tài xế dùng tiền lẻ qua trạm, đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều ý kiến khác nhau về quá trình triển khai dự án nên Nhà đầu tư phải tạm dừng thu giá dịch vụ từ ngày 14.8.2017.
Tuy nhiên, ngay sau khi thu giá dịch vụ trở lại ngày 30.11, nhiều chủ phương tiện vẫn tiếp tục sử dụng tiền lẻ, gây mất an ninh trật tự qua trạm thu giá. Nhà đầu tư phải nhiều lần xả trạm để tránh ùn tắc giao thông và có nguy cơ tiếp tục phải dừng thu giá.
Liên quan đến việc đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu giá, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã có văn bản số 1410-CV/BCĐTNB ngày 12.9.2017 đề nghị các địa phương có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn giao thông khu vực trạm thu giá dịch vụ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng đã có chỉ đạo tại Thông báo số 483/TB-VPCP ngày 13.10.2017, trong đó có đề nghị: “ Bộ Công an chỉ đạo công an địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng để gây rối an ninh, trật tự tại các trạm thu giá dịch vụ để chống ùn tắc giao thông, bảo đảm trật tự an toàn xã hội”.
“Hiện nay, Bộ GTVT đang tích cực phối hợp với Bộ Công an, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức việc thu giá tại trạm để hoàn vốn cho Dự án và có biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng để gây rối an ninh, trật tự tại trạm thu giá Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” – thông tin phát đi từ Văn phòng Bộ GTVT cho biết.
Sáng 30.11, trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) đã hoạt động trở lại sau 2 tháng rưỡi tạm ngừng hoạt động (từ 15.8). An ninh tại khu vực này đã được thắt chặt. Tuy nhiên sau vài giờ hoạt động, trạm thu phí này đã phải xả cửa.Cụ thể, đến 12h45, sau hơn 3 tiếng hoạt động trở lại, trạm BOT Cai Lậy đã phải xả trạm do nhiều tài xế trả tiền lẻ gây kẹt xe kéo dài. Đến 13h35, trạm này tiếp tục thu phí trở lại. Tới 16h50, trạm này buộc phải xả trạm lần hai.Vào lúc 1h30 ngày 1.12, hướng lưu thông từ TP.HCM đi Cần Thơ tê liệt hoàn toàn tại trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang khi một nhóm tài xế trả tiền lẻ 25.100 đồng và yêu cầu phải trả lại tiền thừa. Trạm thu phí tiếp tục phải xả trạm lần thứ ba.Trong quá trình giằng co ở trạm thu phí có 2 tài xế bị đưa về trụ sở Công an làm việc, sau đó 2 tài xế rời trụ sở Công an.Trong ngày 1.12, trạm thu phí Cai Lậy ngưng hoạt động.
Theo Danviet
Những phát ngôn đáng chú ý về vụ BOT Cai Lậy
Trong khi tài xế sử dụng tiền lẻ phản ứng việc đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy không đúng chỗ, Bộ GTVT khẳng định giữ nguyên vị trị trạm thu phí, còn chủ đầu tư lại dọa kiện.
Ngày 1.8 trạm thu phí BOT Cai Lậy vừa đi vào hoạt động đã rơi vào cảnh ùn tắc kéo dài do tài xế dùng tiền lẻ trả phí. Anh Hữu Danh, chủ quán cà phê Gốm và Lá ở phường 6, TP.Tân An (Long An), đã lái xe đến các quán ăn ở Tiền Giang gom được trên 20 triệu đồng tiền lẻ, mệnh giá 200 và 500 đồng để đổi cho các tài xế đi qua trạm thu phí.
Trước phản ứng của cánh tài xế, ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc BOT Tiền Giang, khẳng định Tiền nào cũng là tiền. Tài xế đưa bạc cắc thì doanh nghiệp cũng thu để hồi vốn và có nhân viên làm việc này.
Trao đổi trên báo Giao thông, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói rằng việc tài xế gây khó dễ cho nhân viên trạm thu phí Cai Lậy bằng cách cho tiền lẻ vào chai là "có vấn đề".
Ngày 14.8, trao đổi với Zing.vn, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Nhật khẳng định: "Quan điểm của Bộ GTVT phải xem xét tình hình thực tế chứ không vì phản đối của người dân mà phá luật, giảm phí, di dời trạm BOT được".
"Đường BOT cũng là một loại hàng hóa. Nguyên tắc tối cao của BOT là sự lựa chọn. Phải tôn trọng nguyên tắc này chứ không thể bắt người dân phải đi vào đường BOT được nữa", đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu, ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu quan điểm trước sự việc tại BOT Cai Lậy (Tiền Giang).
Chiều 17.8, trả lời Zing.vn tại trụ sở Bộ GTVT, ông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang cho biết sự việc xảy ra ở trạm BOT Cai Lậy ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích của doanh nghiệp.
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15.8 , Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng cần rà soát lại các dự án BOT để người dân bớt bức xúc, việc xảy ra ở trạm thu phí Cai Lậy là điều đáng buồn.
Chiều 17.8, cuộc họp báo về các vấn đề xung quanh BOT Cai Lậy của Bộ Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng nếu di chuyển thì phương án tài chính đổ bể. Theo ông Đông, trong dự án không ai được tất cả mà phải hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận báo cáo giám sát chuyên đề về BOT chiều 15/8, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa trao đổi về phương án giảm phí tại BOT Cai Lậy (Tiền Giang). Sau đó một ngày, Bộ GTVT chính thức thông báo giảm giá dịch vụ cho tất cả các phương tiện qua trạm BOT Cai Lậy và áp dụng trước ngày 10.9.
Trả lời phỏng vấn Zing.vn, tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright nêu ra những bất cập của BOT. Tiến sĩ Du cho từ việc BOT Cai Lậy "thất thủ" cần cho kiểm toán hoặc các nhà phân tích độc lập được tiếp cận thông tin để tính toán và thẩm định, đánh giá từng dự án.
Theo Văn Chương - Phượng Nguyễn (Zing)
CHÍNH THỨC: BOT Cai Lậy đã chốt ngày giờ thu phí trở lại Sau hơn 3 tháng tạm dừng hoạt động do bị các tài xế phản đối bằng cách dùng tiền lẻ, BOT Cai Lậy chuẩn bị hoạt động trở lại. Liên quan tới vụ việc trạm thu phí BOT đường tránh thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) tạm dừng hoạt động nhiều tháng qua, trao đổi với PV tối 27/11, ông Nguyễn Phú...