Bọt biển từ bông và xương mực hút hơn 99% vi nhựa trong nước
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã tạo được bọt biển sinh học làm từ bông và xương mực, có khả năng hấp thụ tới 99,8% hạt vi nhựa trong nước.
Tình nguyện viên dọn rác trên bờ biển ở Vịnh Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Tờ Guardian (Anh) ngày 10/12 cho biết, nhóm nhà khoa học tại Đại học Vũ Hán đã công bố nghiên cứu được bình duyệt trên tạp chí Science Advances.
Miếng bọt biển được tạo bằng cách sử dụng chiết xuất từ xương mực và cellulose bông, có thể hấp thụ nhiều loại vi nhựa phổ biến có kích thước dưới 5 mm xuất phát từ bao bì thực phẩm, hàng dệt may và các sản phẩm công nghiệp khác. Cellulose bông là thành phần chính của sợi bông tự nhiên.
Nhóm nghiên cứu đánh giá hiệu suất của bọt biển sinh học này bằng cách sử dụng các mẫu từ bốn nguồn điển hình bao gồm nước tưới tiêu, nước hồ, nước biển và nước ao. Họ thu được kết quả rằng khả năng hấp phụ của vật liệu, về cơ bản không chịu ảnh hưởng bởi các hạt vô cơ, kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ hoặc vi sinh vật trong nước, phản ánh tính ổn định của nó trong môi trường nước thực tế.
Video đang HOT
Bọt biển làm từ bông và xương mực. Ảnh: Global Times
Nghiên cứu đã chứng minh rằng loại bọt biển này có thể loại bỏ 99,8% vi nhựa khỏi nước trong chu kỳ đầu tiên và thậm chí duy trì hiệu quả loại bỏ trên 95% sau năm chu kỳ, thể hiện khả năng tái sử dụng tối ưu.
Nhờ có nguyên liệu thô giá rẻ và dễ tiếp cận, bọt biển sinh học này dự kiến sẽ được ứng dụng rộng rãi để loại bỏ vi nhựa dưới nước, một bước đột phá lớn trong giải quyết vấn đề môi trường nhức nhối đang lan rộng.
Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ,vi nhựa đã trở thành vấn đề ngày càng đáng lo ngại đối với môi trường và sức khỏe con người vì chúng hiện diện ở khắp mọi nơi. Vi nhựa cũng được phát hiện trong nước máy, nước đóng chai và thậm chí cả đồ uống thông thường, chẳng hạn như bia. Theo đài NPR (Mỹ), nghiên cứu gần đây cho thấy vi nhựa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Trung Quốc dự định dùng vật liệu tại chỗ để xây dựng căn cứ Mặt Trăng
Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển khả năng xây dựng căn cứ Mặt Trăng bằng gạch làm từ đất mặt trăng.
Phác thảo về căn cứ trên Mặt Trăng sẽ được Trung Quốc xây dựng trong vài thập kỷ tới (Ảnh: CNSA).
Một đoạn video gần đây của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) chiếu hình ảnh động về một robot đang làm việc để xây dựng môi trường sống trên Mặt Trăng. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang tiến hành thí nghiệm để biến môi trường trên Mặt Trăng thành nơi con người có thể sống được.
Ngày 15/11, tàu tiếp tế Thiên Châu 8 đã được phóng lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc, mang theo một số gạch được làm từ đất mô phỏng đất Mặt Trăng.
Vận chuyển mọi thứ lên Mặt Trăng sẽ vô cùng tốn kém và đầy thách thức, vì vậy việc sử dụng các vật liệu có sẵn ở đây, được gọi là tận dụng tài nguyên tại chỗ, là một cách tiết kiệm chi phí đáng kể. Sử dụng regolith Mặt Trăng để làm gạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng xây dựng môi trường sống trên Mặt Trăng.
Những viên gạch thử nghiệm sẽ được đặt bên ngoài Thiên Cung trong 3 năm để tiếp xúc với tia vũ trụ và trải qua sự thay đổi lớn về nhiệt độ. Gạch được làm từ 5 thành phần mô phỏng đất Mặt Trăng thông qua 3 phương pháp thiêu kết riêng biệt, nhằm đánh giá sự biến đổi của chúng theo thời gian và có thể đưa ra giải pháp tốt nhất để xây dựng nơi sinh sống.
Giám đốc dự án nghiên cứu này ở Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, ông Đinh Liệt Vân cho biết: "Năm 2015, khi chúng tôi bắt đầu tìm hiểu xem có thể dùng công nghệ in 3D để xây dựng căn cứ Mặt Trăng hay không và những vật liệu nào là phù hợp, thì việc này giống như một điều viển vông.
Nhưng càng tiếp tục làm việc, chúng tôi càng hiểu biết nhiều hơn và nhận ra rằng nhóm của chúng tôi không phải là duy nhất. Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới cũng đang tìm cách giải quyết thách thức này."
Các nhà khoa học Trung Quốc đang giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vật liệu, cấu trúc và công nghệ cần thiết.
Đất Mặt Trăng là hỗn hợp của các mảnh đá, khoáng chất, hạt thủy tinh và các vật liệu khác, thay đổi theo từng vùng trên bề mặt Mặt Trăng. Trên Trái Đất, tro núi lửa từ dãy núi Trường Bạch ở phía đông bắc Trung Quốc được coi là gần với thành phần đất Mặt Trăng và do đó đã được sử dụng để tạo ra đất Mặt Trăng mô phỏng cho các thí nghiệm.
Nhóm nghiên cứu tin rằng việc xây dựng được căn cứ Mặt Trăng không chỉ hỗ trợ công tác tiếp tục khám phá hành tinh này mà còn đặt nền móng cho các nhiệm vụ trong tương lai khi con người nhắm đến những nơi xa hơn, bao gồm cả sao Hỏa.
Bước tiếp theo sẽ là nhiệm vụ của tàu vũ trụ Thường Nga 8 dự kiến hạ cánh xuống cực nam Mặt Trăng trong năm 2028. Con tàu sẽ mang theo một robot thử nghiệm kỹ thuật in 3D để tạo ra một viên gạch từ đá regolith của Mặt Trăng. Nếu nhiệm vụ này thành công, nó sẽ là tiền đề cho việc hiện thực hóa Trạm nghiên cứu Mặt Trăng quốc tế (ILRS).
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc tìm cách tận dụng vệ tinh Starlink tạo lợi thế cho quân đội Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố rằng bằng cách tận dụng hàng nghìn vệ tinh Starlink của SpaceX, họ có thể phát hiện máy bay tàng hình của đối phương. Tên lửa Falcon 9 mang theo các vệ tinh Starlink được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ ngày 27/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Nhóm nghiên cứu do giáo sư...