Booking.com gợi ý các hoạt động tham quan Huế cho mùa thu
Ngày 15-9, chuyên trang đặt phòng quốc tế Booking.com đưa ra những gợi ý cho du khách khi tham quan Huế vào mùa thu.
Đây cũng là những gợi ý để du khách có thêm nhiều trải nghiệm trong khuôn khổ Festival 2023 diễn ra từ tháng 6 đến tháng 12-2023.
Theo Booking.com, với 83% du khách Việt tham gia khảo sát cho biết, họ đã lên kế hoạch đi du lịch trong 12 tháng tới, và 42% cho biết sẽ khám phá văn hóa, lối sống địa phương. Huế là một trong những điểm đến phù hợp cho những người yêu văn hóa với bề dày văn hóa và lịch sử vốn có nơi đây.
Dưới đây là một số gợi ý của Booking.com về các điểm khám phá tại Huế.
Ngắm hoàng hôn và thưởng thức hải sản tươi ngon ở đầm Chuồn
Đầm Chuồn ở Huế đẹp “nức lòng” bởi bức tranh thiên nhiên, phong cảnh hữu tình và thiên đường ẩm thực vô cùng đặc sắc. Thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang rộng lớn, đầm Chuồn thu hút không chỉ dân địa phương mà còn nhiều du khách từ trong và ngoài nước.
Khám phá đầm Chuồn tại phá Tam Giang – Huế (Ảnh: Hoàng Quyên)
Đến du lịch đầm Chuồn tại Huế, bạn còn có cơ hội trở thành ngư dân và trải nghiệm cuộc sống của một người dân địa phương. Du khách có thể thuê một căn nhà chồ và thuyền rồi đi đánh bắt cá, thưởng thức hải sản do chính tay mình bắt. Đây là trải nghiệm mang lại sự mới mẻ với nhiều cảm xúc khiến chuyến đi của bạn càng khó quên.
Du khách có thể du lịch đầm Chuồn qua tour ngắm bình minh và hoàng hôn ở Huế, trong đó bao gồm đạp xe thăm các làng cổ, đầm Chuồn, thưởng trà chiều và tham quan chùa Thủ Lễ.
Huế là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam với hơn 300 ngôi chùa và niệm Phật đường. Các ngôi chùa ở Huế nổi tiếng đẹp cổ kính và linh thiêng với kiến trúc độc đáo hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên.
Chùa Thiên Mụ (Ảnh: Internet)
Các chùa ở Huế xuất phát từ những ngôi thảo am nhỏ giữa núi rừng thâm nghiêm, sau đó trở thành cổ tự khang trang, vàng son lộng lẫy nhờ sự cúng dường từ vua quan, dân chúng. Những không gian, kiến trúc, mô típ trang trí các ngôi chùa ở Huế đều hài hòa với thiên nhiên.
Du khách ghé thăm Huế có thể tới chùa Thiên Mụ, một ngôi chùa cổ đã trở thành biểu tượng của Huế với nhiều công trình và bảo vật có giá trị nghệ thuật; chùa Huyền Không Sơn Thượng bao bọc bởi rừng thông xanh ngút ngàn cùng những dãy núi hùng vĩ; chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu… Du khách có thể đăng ký tour đạp xe thăm cố đô Huế và ngắm hoàng hôn trên sông Hương kéo dài 4 tiếng để tham quan các địa điểm nổi tiếng của cố đô.
Video đang HOT
Du hành ngược thời gian tại cung thành Huế xưa và các lăng tẩm
Một trong những điểm thu hút du khách đến với Huế chính là những kiến trúc độc đáo từ các thời vua chúa để lại. Nổi bật và cổ kính nhất là Kinh thành và các công trình lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. Kinh thành Huế được khởi công xây dựng từ năm 1804 và mất tới gần 30 năm để hoàn thiện. Các vua triều Nguyễn đều cho xây dựng lăng mộ trước theo sở thích của mỗi nhà vua và dựa theo triết lý phong thủy phương Đông. Vì vậy, kiến trúc của các lăng tẩm ở Huế rất đẹp và trang nghiêm.
Kinh thành Huế (Ảnh: Internet).
Du khách có thể đăng ký tour tham quan Huế cả ngày để khám phá Kinh thành và các làng cổ. Với những ai có ít thời gian hơn, có thể đăng ký tour tham quan kinh thành nửa ngày bằng thuyền hoặc tour nửa ngày thăm các lăng tẩm tại Huế.
Suối khoáng nóng thiên nhiên
Tắm khoáng nóng nghe thật đơn giản, nhưng lại là sự kết hợp giữa ba phương pháp trị liệu hữu hiệu: Thủy trị liệu, nhiệt trị liệu và khoáng trị liệu, mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe như thư giãn, giảm stress, lưu thông máu, tăng hô hấp, đặc biệt là cơ, xương khớp… Du khách yêu thích ngâm mình trong dòng nước khoáng thiên nhiên có tới hai lựa chọn ở Huế, là mạch nước khoáng Mỹ An và Thanh Tân.
Nước khoáng Mỹ An với hàm lượng lưu huỳnh cao và giàu khoáng chất quý với các liệu pháp thích hợp, có thể góp phần làm thuyên giảm được một số bệnh, tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Suối khoáng nóng Thanh Tân được khám phá vào năm 1928 bởi bác sĩ người Pháp Albert Sallet và tới nay vẫn được coi là suối khoáng có hàm lượng khoáng chất cao nhất tại Việt Nam. Du khách có thể trải nghiệm tour tắm suối khoáng, chơi zip-line và các hoạt động ngoài trời tại Alba Thanh Tân.
Khám phá chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi và những câu chuyện kì bí
Chùa Thiên Mụ từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh ở Huế được nhiều người biết đến.
Ngôi chùa này không chỉ mang lối kiến trúc đẹp cổ kính mà còn hấp dẫn bởi những câu chuyện kì bí đằng sau đó.
1. Địa chỉ Chùa Thiên Mụ ở đâu?
Địa điểm: Hương Hòa, Thành phố Huế, Hương Hòa Thành phố Huế
Giờ mở cửa: từ 8h đến 18h
Chùa Thiên Mụ từ lâu đã trở thành một địa điểm nổi tiếng ở Huế. Ngôi chùa cổ này tọa lạc ở đồi Hà Khê, phía tả ngạn sông Hương. Từ trung tâm thành phố Huế đến chùa Thiên Mụ sẽ mất khoảng chừng 5km với thời gian khoảng 10 phút. Chùa Thiên Mụ được xem là một trong những ngôi chùa cổ sở hữu địa thế đẹp nhất ở Huế.
Từ phía trung tâm cố đô Huế bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như xích lô, xe máy, taxi... Nếu đi bằng xe máy, từ phía kinh thành Huế bạn đi thẳng đến đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái để vào đường Yết Kiêu. Tiếp tục đi thêm một đoạn nữa thì rẽ trái vào đường Lê Duẩn. Khi nào gặp vòng xuyến thì rẽ phải vào đường Kim Long. Từ đây, đi thêm khoảng 2km sẽ đến chùa.
2. Nên đi du lịch chùa Thiên Mụ vào thời điểm nào?
Theo kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ của nhiều người thì có 2 thời điểm lý tưởng để bạn có thể ghé tới tham quan chùa. Vào tháng 1-2 là lúc thời tiết ở Huế vô cùng dễ chịu, nhiệt độ se lạnh, ít mưa. Bên cạnh đó, tháng 5 và tháng 6 cũng là thời điểm nhiều người ghé tới chùa Thiên Mụ cũng như cố đô Huế để tham quan. Lúc này bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh chùa vào mùa hoa phượng nở đỏ rực cả vùng trời.
3. Giới thiệu về chùa Thiên Mụ Huế
Thuở mới được xây dựng, chùa được đặt tên là chùa Thiên Mụ. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi trong một lần chúa Nguyễn Hoàng đã đích thân đi xem xét địa thế của mảnh đất mà sẽ gây dựng cơ đồ và sự nghiệp của vương triều nhà Nguyễn. Khi chúa ngồi trên lưng ngựa đi dọc sông Hương, ông đã nhìn thấy có một đôi nhỏ có hình dáng giống như hình con rồng đang quay đầu.
Sau đó, những người dân địa phương đã nói lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng họ thường thấy có một bà lão mặc áo đỏ quần lục, tóc bạc phơ xuất hiện và nói sẽ có người đến đây để lập chùa, giúp cho đất nước được phát triển. Nghe thấy vậy, chúa Nguyễn Hoàng bèn xây chùa hướng ra sông Hương và đặt tên là chùa Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ). Chùa Thiên Mụ chính thức xây dựng vào năm Tân Sửu (1601), dưới đời chúa Nguyễn Hoàng.
Tuy nhiên, dưới thời vua Tự Đức (1862), nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời sẽ làm ảnh hưởng đến việc có con nối dòng dõi. Chính vì vậy, vua đã cho đổi tên từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" với ý nghĩa là "Bà mụ linh thiêng".
Mặc dù vậy, việc đổi tên này chỉ kéo dài từ năm 1862 đến năm 1869 mà thôi. Từ đó đến nay những người dân ở Huế có thể thoải mái gọi chùa Thiên Mụ hoặc chùa Linh Mụ đều được. Chùa Thiên Mụ được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và là 1 trong rất nhiều công trình được chứng nhận là "Di sản văn hóa thế giới" vào năm 1993 ở Huế.
4. Khám phá kiến trúc của chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi
So với những ngôi chùa ở Huế, chùa Thiên Mụ được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất cổ kính của cố đô xưa. Nếu nhìn từ trên cao xuống bạn sẽ thấy chùa có hình dáng giống như con rùa. Xung quanh ngôi chùa cổ này được bao bọc bởi khuôn thành bằng đá. Phía trước nhìn ra dòng sông Hương thơ mộng và vô cùng yên bình.
Ngay từ khi bước chân vào bên trong chùa, bạn sẽ cảm nhận được rõ sự thanh tịnh và an yên ở nơi đây. Trước mắt bạn lúc này là tòa tháp Phước Duyên, bên trong là điện Đại Hùng - chính điện lớn nhất của chùa. Tại đây có rất nhiều những công trình kiến trúc tiêu biểu để bạn khám phá. Hãy cùng Halo Travel tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Tòa tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng của ngôi chùa cổ 400 năm tuổi này. Ngay từ khi bước chân đến chùa bạn sẽ được chiêm ngưỡng tòa tháp cao vun vút vô cùng nổi bật. Được biết, tòa tháp này được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844 nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu - bà nội của vua Thiệu Trị.
Tháp Phước Duyên được xây bằng gạch, với chiều cao 21m gồm 7 tầng. Mỗi tầng tháp có những bức tượng Phật khác nhau để thờ. Đặc biệt, bên trong tháp còn có một chiếc cầu thang xoắn ốc. Từ tầng 6 trở đi bạn sẽ phải di chuyển bằng thang bộ làm bằng gỗ.
Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng chính là chính điện, gian thờ lớn nhất và là địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch chùa Thiên Mụ Huế. Điện được thiết kế theo kiểu Trùng thiền điệp ốc. Điện Đại Hùng là nơi thờ Phật Di Lặc có đôi tai lớn để lắng nghe những nỗi khổ cực của chúng sinh, có bụng to để bao dung những lỗi lầm và có miệng to để cười những chuyện khó cười trong thiên hạ.
Ngoài ra, bên trong điện Đại Hùng còn có một bức hoành phi khắc 4 chữ "Linh Thửu Cao Phong" cho chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề và một chiếc chuông bằng đồng có hình nhật nguyệt.
Đình Hương Nguyên
Đình Hương Nguyên được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị và nằm ở ngay phía trước của tòa Phước Duyên. Trước đây, Đình Hương Nguyên là một công trình kiến trúc hoành tráng và độc đáo. Tuy nhiên, vào năm 1904 có một cơn bão đổ bộ khiến cho Đình Hương Nguyên đã bị hư hỏng. Sau này người ta đã phục dựng lại để đón du khách tham quan.
Đặc biệt, ở Đình Hương Nguyên hiện nay còn đang trưng bày một chiếc xe Austin của cố hòa thượng Thích Quảng Đức - người đã lái xe và tự thiêu mình để phản đối chính sách đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày 11/6/1963.
Điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm
Ngay sau lưng điện Đại Hùng bạn sẽ đến với điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm. Nếu như tòa điện Địa Tạng được xây dựng trên nền Di Lạc và trạm chổ những hoa văn tinh tế thì điện Quan Âm lại ẩn mình trong lùm cây và vô cùng giản dị, không có những hoa văn trạm trổ. Bên trong điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đúc bằng đồng ngồi trên đài sen. Ở hai bên điện là nơi thờ thập vị Điện Vương, mỗi bên có 10 vị thần.
5. Sự tích chùa Thiên Mụ Huế
Dưới thời đại phong kiến có tư tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy vô cùng nghiêm ngặt. Trong lúc đó, có 1 cô gái là tiểu thư đài các, con gái của một vị quan giàu có đem lòng yêu chàng trai mồ côi, nhà nghèo. Hai người yêu nhau nồng thắm nhưng lại bị gia đình cô gái ngăn cấm. Vì quá đau buồn, cặp đôi trai gái đã quyết định tự vẫn ở bến thuyền trước chùa Thiên Mụ.
Thế nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, khi gieo mình tự vẫn, cô gái lại bị trôi dạt vào bờ và được người dân cứu sống còn chàng trai thì đã chết dưới sông Hương. Sau này khi thời gian trôi đi, cô gái đã dần quên đi chàng trai. Còn chàng trai vì quá oán hận nên đã "nhập" vào chùa Thiên Mụ và nguyền bất kì đôi trai gái nào khi đến đây cũng sẽ phải chia tay.
Mặc dù chỉ là những câu chuyện truyền miệng của nhân dân, thế nhưng rất nhiều cặp đôi khi đang yêu nhau thường hạn chế không đến tham quan, du lịch chùa Thiên Mụ đó.
Ngắm hoàng hôn tại chùa Thiên Mụ xứ Huế Nói đến Huế không thể không nhắc đến các lăng tẩm, chùa chiền, hay những món ngon hấp dẫn. Tuy nhiên để thỏa thích khám phá những thú vui tao nhã thì ngắm hoàng hôn từ chùa Thiên Mụ, đang được du khách lựa chọn nhiều nhất khi đến Huế. Đến với du lịch Huế bạn hãy trải nghiệm ngắm hoàng hôn ở...