Bông Sen Corp phát hành thành công 6.500 tỷ đồng trái phiếu
Công ty CP Bông Sen ( Bông Sen Corp) vừa phát hành thành công lô trái phiếu có quy mô lên tới 6.500 tỷ đồng cho một nhà đầu tư tổ chức. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo bằng tài sản. Lãi suất phát hành thực tế ở mức 11%/năm và sẽ được thanh toán lãi 3 tháng/lần.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là cổ phần trong Công ty CP Daeha, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova và trong chính Bông Sen Corp; quyền sử dụng đất và/hoặc gắn liền trên đất của 15 khu/lô đất nằm tại các quận trung tâm của TP.HCM, các tài sản và quyền lợi có liên quan đến 2 nhóm tài sản trên. Ngoài ra còn có khoản phải thu và quyền đòi nợ của một bên thứ ba theo một số hợp đồng thỏa thuận và giấy tờ có giá thuộc sở hữu của Bông Sen Corp.
Chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, quy mô phát hành trái phiếu của Bông Sen Corp đã lên tới 12.900 tỷ đồng.
Thế Anh
Video đang HOT
Theo baodauthau
Ai mua trái phiếu ngân hàng?
Tổng giá trị công cụ nợ trong nhóm các ngân hàng đã vượt con số 56.000 tỉ đồng.
Ảnh: QH
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) mới đây đã thông qua chủ trương phát hành 5.000 tỉ đồng trái phiếu. Trước đó, LienVietPostBank cũng hoàn tất việc bán 3.100 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm. VPBank cũng đã phát hành 300 triệu USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 3 năm. Danh sách các ngân hàng phát hành trái phiếu còn có BIDV, VietinBank, HDBank hay ACB.
Công ty Chứng khoán SSI ước tính trong 8 tháng, tổng lượng chào bán trái phiếu là 129.016 tỉ đồng và lượng phát hành là 117.142 tỉ đồng, tỉ lệ phát hành thành công toàn thị trường là 90,8%, quy mô thị trường tăng mạnh lên mức khoảng 10,2% GDP. Trong đó, chủ thể phát hành lớn nhất vẫn là các ngân hàng thương mại với tổng giá trị phát hành là 56.060 tỉ đồng (chiếm 47,9%). Ngân hàng cũng là nhóm có tỉ lệ phát hành trái phiếu thành công cao nhất (99,6%).
Top 5 ngân hàng thương mại phát hành nhiều nhất, chiếm tới 83% tổng giá trị phát hành của nhóm ngân hàng, gồm VPBank (13.860 tỉ đồng, trong đó có 300 triệu USD trái phiếu quốc tế); HDBank (11.600 tỉ đồng); ACB (7.850 tỉ đồng); VIB (6.450 tỉ đồng) và LienVietPostBank (6.100 tỉ đồng).
Với lãi suất trung bình chỉ 6,72%/năm, tức chỉ tương đương lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại lớn - nhóm có lãi suất huy động thấp nhất thì trái phiếu của các ngân hàng thương mại hầu hết không hấp dẫn với nhà đầu tư thông thường. Thêm vào đó, đối tượng mua chủ yếu là công ty chứng khoán nên nhiều phân tích cho thấy rất có thể các ngân hàng thương mại đã sở hữu chéo trái phiếu của nhau. Động thái này xuất phát từ 2 nguyên nhân là áp lực tăng vốn cấp 2 để có dư địa tăng trưởng tín dụng, đáp ứng Basel II và việc phải đáp ứng lộ trình giảm dần tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn của Ngân hàng Nhà nước.
Đánh giá về vấn đề này, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết, những quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc siết dần tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là áp lực khiến các ngân hàng phải thay đổi cơ cấu nguồn vốn, theo hướng gia tăng vốn trung, dài hạn. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước đến tháng 4.2019, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của khối ngân hàng cổ phần là 31,52%, trong khi ngân hàng quốc doanh ở mức 30,99%.
Một số ngân hàng có tỉ lệ phát hành trái phiếu quy mô lớn gần đây có tỉ lệ cho vay trung - dài hạn tương đối cao. Chẳng hạn, sau VIB, LienVietPostBank, TPBank và VPBank có tỉ trọng cho vay trung, dài hạn lần lượt chiếm 75%, 68%, 65% trong tổng dư nợ, giảm khoảng 2-3 điểm phần trăm so với cuối năm 2018. Áp lực gia tăng nền tảng vốn cũng là nguyên nhân khiến ngân hàng tăng phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ đúng với các đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn trên 5 năm. Trong khi đó, gần đây thị trường trái phiếu sôi động hơn khi thị trường chứng khoán giao dịch chậm lại, ngoại tệ không tăng nóng khiến kênh trái phiếu có tính sinh lời tốt hơn. Thống kê của MBS cho thấy, các đợt phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại kỳ hạn 2-3 năm thường có lãi suất từ 6,5-7,3% mỗi năm, con số này tương đương lãi suất huy động dài hạn của một số ngân hàng nhưng đòi hỏi số tiền gửi phải lớn.
Cuộc đua phát hành trái phiếu của các ngân hàng đang đặt ra rủi ro cần phải tránh. Chẳng hạn, hầu hết ngân hàng phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn nên lãi suất thường cao. Như vậy, việc này có thể đẩy lãi suất cho vay tăng theo. Bên cạnh đó, khi thời điểm trái phiếu đáo hạn, ngân hàng phải trả một lượng tiền lớn cho khách hàng và chắc chắn sẽ phải dùng đến nguồn lợi nhuận. Điều đó sẽ tạo áp lực lớn lên mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
Bên cạnh bất động sản, các ngân hàng cũng mua 3.750 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp các lĩnh vực khác. Việc mua trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng thương mại linh hoạt hơn vì các ngân hàng này có thể bán lại một phần trái phiếu cho tổ chức, quỹ đầu tư và cá nhân khi cần điều chỉnh các khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Tuy nhiên, với lĩnh vực bất động sản, hiện có tính thanh khoản thấp, sản phẩm tồn đọng nhiều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn. Vì thế, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi đến các ngân hàng thương mại yêu cầu tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cho biết sẽ xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Về lâu dài, các ngân hàng phải đẩy nhanh hơn nữa cơ cấu hoạt động từ thâm canh tín dụng sang mở rộng tăng thu từ các nguồn khác như dịch vụ. Giảm cho vay các lĩnh vực có trọng số rủi ro cao như bất động sản, đồng thời tập trung cho vay sản xuất. Việc chuyển hướng này không chỉ giúp ngân hàng giảm áp lực vốn trung, dài hạn, mà còn giúp giảm áp lực lên hệ số CAR.
Hoài Nguyễn
Theo Nhipcaudautu
Vì sao BIDV dồn tiền mua lại lượng lớn trái phiếu? Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) liên tiếp có kế hoạch mua lại lượng lớn trái phiếu mà chính họ phát hành trước đây. BIDV đóng ngay vị thế trước rủi ro chi phí gia tăng. Cụ thể, ngày 8/8 vừa qua, BIDV thông báo đã mua lại toàn bộ 3.300 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2...