Bỗng nhiên bị đau tức ngực sau khi hết “đèn đỏ”
Cơn đau tức ngực chuyển từ trước khi có kinh sang sau khi hết kinh có thể là do sự thay đổi về nội tiết tố hoặc các tác động về tâm lý, ăn uống…
Em năm nay 27 tuổi, chưa có gia đình. Trước đây, khi có kinh nguyệt, em thường bị đau tức ngực nhưng cảm giác này chỉ xuất hiện trước khi có kinh một vài ngày, đến ngày có kinh là hết. Thời tháng trước, em bị đau ngực sau khi kết thúc kì kinh, trước đó thì không thấy đau nữa. Em bị đau 1-2 hôm thì khỏi.
Em chưa đi khám nên cũng không biết mình có bị sao không. Ngoài hiện tượng đó ra thì em không có biểu hiện đặc biệt nào khác, kinh nguyệt vẫn đều, đúng ngày, không có mùi hôi, khí hư không có màu lạ, không ngứa…
Bác sĩ cho em hỏi vì sao em lại bị như vậy? Em phải làm sao mỗi khi đến kì kinh để giảm sự căng tức đó? Em xin cảm ơn bác sĩ! (Mai Hoàng)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Mai Hoàng thân mến!
Đau tức ngực trong kì nguyệt san là hiện tượng bình thường và thường xuất hiện ở khá nhiều chị em. Nguyên nhân gây ra căng tức ngực khi có “đèn đỏ” chủ yếu là do ở thời kì này, cơ thể giữ nước và thay đổi nội tiết tố khiến cho ngực sưng lên, thậm chí chỉ cần chạm nhẹ vào cũng thấy đau. Có chị em bị đau ngực trước kì kinh nguyệt nhưng cũng có người bị căng tức trong và sau khi kinh nguyệt kết thúc.
Video đang HOT
Hiện tượng này là do tuyến vú chịu tác động của oestrogen buồng trứng, gây sung huyết phù nề, trước kỳ kinh và khi có kinh , các hiện tượng này là bình thường và sẽ tự mất đi.
Đau tức ngực trong kì nguyệt san là hiện tượng bình thường và thường xuất hiện ở khá nhiều chị em. Ảnh minh họa
Stress cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn đau ngực trước, trong và sau kì kinh. Khi căng thẳng, cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormone gọi là cortisol. Nếu cortisol ở một tỷ lệ nhất định thì không phải là một điều xấu nhưng nếu nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể. Những kích thích tố căng thẳng này có thể gây ra bất cứ điều gì từ thèm ăn để thay đổi tâm trạng giữ nước và chuột rút, không ngoại trừ đau tức ngực.
Ngoài nguyên nhân thay đổi nội tiết tố và stress thì chế độ ăn uống cũng góp phần làm tăng cơn đau, căng tức ngực trong ngày “đèn đỏ”. Nếu bạn ăn nhiều thức ăn mặn, cơ thể của bạn sẽ được kích hoạt để cần nhiều nước hơn. Điều đó có thể gây ra đầy hơi nhiều hơn và sưng, bao gồm cả sưng ở ngực. Uống nhiều đồ uống chứa caffeine cũng có thể làm giãn các mạch máu trong ngực của bạn, khiến ngực bị sưng tấy và đau đớn khi chạm vào. Vì vậy, nếu bạn muốn hạn chế đau vú trong khoảng thời gian kinh nguyệt, hãy giảm các đồ ăn uống chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê và soda.
Sự thay đổi cơn đau từ trước khi có kinh sang sau khi kinh nguyệt kết thúc có thể là do sự thay đổi về nội tiết tố hoặc các tác động về tâm lý, ăn uống của bạn trong thời gian trước khi có kinh mà thôi. Hiện tượng này không kèm theo các triệu chứng đặc biệt gì khác thì bạn cũng không nên lo lắng quá. Bạn cần chú ý theo dõi sự thay đổi này có kéo dài hay không và có thêm dấu hiệu đặc biệt nào không. Nếu thấy có biểu hiện lạ, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Để biết ngực mình có bất kì thay đổi nào, chị em có thể tự kiểm tra ngực hàng ngày hoặc hàng tháng. Thời gian tốt nhất để làm việc này vào tuần lễ đầu sau khi hành kinh, vì hai vú mềm dễ nhận xét. Nếu thấy các hiện tượng bất thường như ở phía trên và ngoài bầu vú, gần nách xuất hiện khối u cứng rắn, không di chuyển, giai đoạn muộn có “lúm đồng tiền” (tức là mặt ngoài da bị lõm xuống), có hạch nách, hạch thượng đòn hai bên, ấn vào đau thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú cần được bác sĩ khám và điều trị.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Mệt mỏi, tức ngực có nên đi khám?
Chồng em 40 tuổi, có tiền sử bệnh phổi đã 5 năm nay. Gần đây có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực, chán ăn.
Xin bác sĩ tư vấn chồng em cần đi khám ở đâu để chẩn đoán bệnh? Nếu không đi khám có thể dùng thuốc gì để hỗ trợ giảm những chứng bệnh trên? (Tuyết)
Ảnh minh họa: lifed
Trả lời:
Chào chị!
Theo như chị trình bày, chồng chị có tiền sử bệnh phổi 5 năm nhưng rất tiếc chị không nêu rõ bệnh gì và điều trị thế nào, vì như thế tôi sẽ trả lời chị cụ thể, chi tiết hơn. Tuy vậy, với những triệu chứng như chị mô tả: khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực, chán ăn... cộng với việc chồng chị có tiền sử bệnh phổi 5 năm thì đây thực sự là những vấn đề cấp tính cần phải làm rõ ngay.
Tốt nhất chị gấp rút đưa anh đến khám tại khoa hô hấp, tim mạch ở những bệnh viện, trung tâm y tế tin cậy. Trường hợp chồng chị ở nhà mà đang đau thì nên khuyên anh ấy ngừng mọi cử động, nếu ở nhà thì nằm yên, hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển. Nếu nghỉ ngơi như vậy mà không hết đau thì cần đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn hướng điều trị.
Chúc chị sức khỏe!
Bác sĩ Lê Nguyễn Anh Tuấn _ Trưởng khoa Nội Hô Hấp - Thần kinh BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Theo VNE
Thường xuyên tức ngực, huyết áp không ổn định Cách đây gần 1 năm tự nhiên tôi bị tức ngực, đau ở ngực trái, huyết áp luôn không ổn định và khi làm việc nặng thì hay bị như vậy. Đi khám bác sĩ bảo tôi bị hở van 2 lá nhẹ và cho đơn thuốc về uống. Sau một thời gian uống thuốc thì bệnh có chút thuyên giảm nhưng những...