‘Bóng ma’ khủng hoảng quay lại Ấn Độ

Theo dõi VGT trên

Làn sóng dịch thứ hai đã tấn công Ấn Độ vào một thời điểm không thể tồi tệ hơn, làm gián đoạn kế hoạch tuyển dụng của các công ty, gia tăng tính không chắc chắn trong kinh doanh và làm tê liệt các hoạt động.

Gần 1 triệu ca nhiễm mới chỉ sau 4 ngày, trong khi số ca nhiễm theo ngày hơn hai tuần qua liên tiếp lập kỷ lục, “cơn sóng thần” COVID-19 đã quay trở lại Ấn Độ, mang sức hủy diệt lớn hơn, đe dọa tàn phá nghiêm trọng hệ thống y tế mong manh và cả nền kinh tế đã kiệt quệ. Có thể nói Ấn Độ đang chao đảo bên bờ vực một cuộc khủng hoảng tiếp theo.

Bóng ma khủng hoảng quay lại Ấn Độ - Hình 1
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 13/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Với hơn 273.800 ca nhiễm mới và thêm 1.600 ca tử vong được ghi nhận ngày 19/4, Ấn Độ có thể vẫn cách đỉnh dịch còn xa, nhưng con số này thực sự đã “làm lu mờ” thời điểm dịch từng được xem là tồi tệ nhất ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới năm ngoái, khi mỗi ngày có gần 100.000 ca mắc. Quốc gia Nam Á phải “thức tỉnh” trước một thực tế nghiệt ngã: cơ sở hạ tầng y tế đang bị dịch bệnh áp đảo hoàn toàn. Các bệnh viện trên khắp Ấn Độ vốn đã thiếu nhân lực và bị quá tải, nay lại phải vật lộn với số ca mắc COVID-19 tăng đột biến và cả những ca nhiễm ở những người đã tiêm đủ liều vaccine.

Những thông tin về việc các bệnh viện bất lực từ chối bệnh nhân COVID-19 nguy kịch vì thiếu oxy, giường hồi sức cấp cứu (ICU) và các loại thuốc như Remdesivir và Tocilizumab, xuất hiện nhiều hơn trên khắp cả nước. Ngày càng nhiều chính quyền bang gấp rút áp đặt các lệnh hạn chế để giải tỏa sức ép cho cơ sở hạ tầng y tế đang quá tải. Đến nay, hơn một nửa dân số 1,4 tỷ người của Ấn Độ đã bị hạn chế đi lại, sau khi 15 bang và vùng lãnh thổ liên bang áp đặt các lệnh hạn chế bằng hình thức giới nghiêm, phong tỏa một phần hoặc toàn phần cùng những biện pháp khác.

Với các mô hình dịch tễ học dự báo tình hình dịch bệnh không thuyên giảm trong tương lai gần, làn sóng lây nhiễm thứ hai đang đe dọa cơ sở hạ tầng y tế của những đầu tàu kinh tế của Ấn Độ như Maharashtra, Delhi và Gujarat, đồng thời cũng phả “hơi nóng” vào các bang như Punjab, Tây Bengal, Chattisgarh, Karnataka và Rajasthan. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính trên khắp Ấn Độ đang tăng nhanh, trong đó riêng thủ đô New Delhi ngày 18/4 ở mức 30%, khiến số lượng bệnh nhân nguy kịch cũng tăng mạnh, vượt quá khả năng đáp ứng của mọi nguồn lực y tế quốc gia. Các bệnh nhân COVID-19 phải xếp hàng để chờ được điều trị. Nhiều người thậm chí đã tử vong bên ngoài các bệnh viện do tình trạng thiếu oxy, máy thở hay giường ICU, gây ra những cảnh tượng hoang mang, hỗn loạn mà có lẽ chẳng ai ngờ tới khi đất nước này hồi tháng 2 từng vui mừng với số ca nhiễm theo ngày giảm xuống dưới ngưỡng 9.000 ca.

Giám đốc Viện Khoa học y tế toàn Ấn (AIIMS), Tiến sĩ Randeep Guleria, thành viên Ủy ban chuyên trách phòng chống COVID-19 quốc gia khẳng định: “Hệ thống y tế của Ấn Độ đang phải căng mình trước sức ép khổng lồ. Chúng ta phải tiếp tục bổ sung giường bệnh và các nguồn lực để ứng phó với số ca bệnh ngày càng tăng, đồng thời cũng phải hành động khẩn cấp để giảm số ca nhiễm”.

Về nguyên nhân gây ra làn sóng COVID-19 gần đây, Tiến sĩ Guleria lý giải, vào khoảng tháng 1 và tháng 2, khi chương trình tiêm chủng vaccine được triển khai và số ca dương tính giảm mạnh, người dân đã ngừng tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, song tại thời điểm đó, virus đột biến và lây lan mạnh hơn. Ông Guleria cũng đề cập đến các cuộc mít tinh vận động tranh cử và những hoạt động tôn giáo mà đáng lẽ phải bị hạn chế. Ông nêu rõ: “Đây là thời điểm rất nhiều hoạt động tôn giáo và các cuộc bầu cử địa phương diễn ra ở Ấn Độ. Chúng ta có thể tổ chức các hoạt động này một cách hạn chế để sao cho tình cảm tôn giáo không bị tổn thương trong khi vẫn có thể đảm bảo các quy định về phòng chống dịch”.

Hãng Fitch Solutions mới đây đánh giá, bất chấp một số cải cách, hệ thống y tế của Ấn Độ không đủ khả năng ứng phó với đợt gia tăng chưa từng có các ca nhiễm COVID-19 như hiện nay. Hãng này nhấn mạnh, khi Ấn Độ tiếp tục thiếu kinh phí y tế và cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe, dịch bệnh ở nước này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được ngăn chặn phù hợp. Với chỉ 5 giường bệnh/10.000 dân và 8,6 bác sĩ/10.000 dân (đứng thứ 155/167 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng trong Báo cáo phát triển con người năm 2020 của Liên hợp quốc), ngành y tế vốn kém hiệu quả của Ấn Độ chưa sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng như vậy.

Không chỉ thiếu hụt trang thiết bị y tế, ngày càng nhiều bang của Ấn Độ than phiền về tình trạng thiếu vaccine phòng COVID-19, một phần do thiếu nguyên liệu từ thị trường quốc tế vốn đang chuyển hướng các nguồn lực để phục vụ nhu cầu trong nước. Sự thiếu hụt vaccine cộng với tâm lý ngại tiêm trước thông tin về các trường hợp đông máu hiếm gặp ở những người được tiêm, càng gây khó cho Ấn Độ khi nước này tìm cách đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngành y tế đang trên bờ vực sụp đổ.

Những khó khăn trên không chỉ ảnh hưởng đến cuộc chiến chống COVID-19 bên trong Ấn Độ mà còn làm trì hoãn nhiều tháng các chiến dịch tiêm chủng vaccine ở hơn 60 quốc gia, chủ yếu là các nước đang phát triển, bởi Ấn Độ là nhà cung cấp chính cho chương trình COVAX của Tổ chức Y tế thế giới. Cho đến thời điểm này của tháng 4, theo số liệu của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, New Delhi mới chỉ xuất khẩu được khoảng 1,2 triệu liều vaccine, so với 64 triệu liều được xuất khẩu từ cuối tháng 1 đến tháng 3. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định nhu cầu của nước này sẽ quyết định số lượng vaccine xuất khẩu.

Tình trạng dịch bệnh gia tăng trở lại còn đặt ra thách thức với cả nền kinh tế vẫn lao đao sau suy thoái. Làn sóng dịch thứ hai đã tấn công Ấn Độ vào một thời điểm không thể tồi tệ hơn, làm gián đoạn kế hoạch tuyển dụng của các công ty, gia tăng tính không chắc chắn trong kinh doanh và làm tê liệt các hoạt động.

Video đang HOT

Hai cuộc khảo sát gần đây do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI – ngân hàng trung ương) thực hiện cho thấy tình hình kinh tế nước này có thể xấu đi khi nhà chức trách tái áp đặt các biện pháp hạn chế. Kết quả cuộc khảo sát được công bố ngày 7/4 chỉ ra rằng niềm tin tiêu dùng đã giảm mạnh, từ mức 55,5 của tháng 1/2021 xuống 53,1 vào tháng 3/2021, do người dân bi quan về triển vọng kinh tế, thu nhập và giá cả.

Theo cuộc khảo sát thứ hai, người tiêu dùng cũng lo lắng về lạm phát, vốn đã tăng mạnh lên 5,03% vào tháng Hai và dự kiến sẽ đạt mức cao nhất trong 4 tháng vào tháng Ba vừa qua. Hai cuộc khảo sát đã làm nổi bật một xu hướng đáng lo ngại. Nếu người tiêu dùng lo lắng về các ca nhiễm gia tăng, chi tiêu nhiều khả năng sẽ giảm mạnh và các doanh nghiệp đang trên đà chớm phục hồi sau một năm bết bát sẽ lại điêu đứng vì dịch bệnh.

Bóng ma khủng hoảng quay lại Ấn Độ - Hình 2
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN

Nếu kéo dài, các lệnh phong tỏa cục bộ và những hạn chế sẽ còn làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động sản xuất – vốn là chìa khóa của tăng trưởng kinh tế. Bà Pollyanna De Lima, phụ trách bộ phận kinh tế của IHS Markit, cho rằng khi các lệnh hạn chế chống COVID-19 được mở rộng và các biện pháp phong tỏa được tái áp dụng ở nhiều bang, các nhà sản xuất của Ấn Độ có lẽ sẽ trải qua một tháng 4 đầy thách thức.

Trong khi du lịch, lữ hành và khách sạn sẽ là những ngành đầu tiên cảm nhận được “sức nóng” của các lệnh hạn chế kéo dài, các lĩnh vực quan trọng khác như thương mại, xây dựng, bất động sản và bán lẻ sẽ bắt đầu đối mặt với thua lỗ nếu tình hình không được cải thiện trong quý đầu tiên của tài khóa (từ tháng 4-6/2021). Kết quả là, thiệt hại đối với nền kinh tế có thể sẽ hết sức thê thảm, do hệ thống tài chính không còn đủ khả năng đưa ra các biện pháp cứu trợ như từng được công bố năm ngoái. Nguồn thu của chính phủ đang gặp nhiều khó khăn sau những nỗ lực của năm ngoái, trong khi các ngân hàng ở vị thế yếu hơn nhiều trong việc cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào cho người đi vay. Do đó, các biện pháp cứu trợ năm nay có thể sẽ không đủ mạnh để “gồng gánh” nền kinh tế đang có nguy cơ suy sụp.

Vết thương cũ do COVID-19 gây ra còn chưa lành, nay Ấn Độ lại phải đối mặt với bóng ma khủng hoảng do làn sóng lây nhiễm mới gây ra. Với hàng loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt được các chính quyền bang áp đặt thời gian qua, đặc biệt tại các trung tâm kinh tế của cả nước, các doanh nghiệp có thể sẽ không thể sống sót với cú sốc thứ hai trong chưa đầy hai năm. Nguy cơ lần này với Ấn Độ lớn hơn nhiều khi nền kinh tế đã mất đi phần lớn khả năng chống chọi với dịch bệnh trong làn sóng đầu tiên. Sẽ thật khó để Ấn Độ vượt qua cơn sóng dữ lần này nếu tình hình không sớm được kiểm soát.

Mỹ có thể sớm ghi nhận 200.000 ca nhiễm nCoV một ngày

Ca nhiễm tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đang tăng mạnh trở lại và chuyên gia dự đoán số ca nhiễm mới mỗi ngày có thể sớm vượt 200.000.

Mỹ hiện ghi nhận 10.546.778 ca nhiễm và 245.694 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 123.083 và 1.238. Số ca nhiễm mới trung bình trong 7 ngày qua là 119.238, cao gấp hơn ba lần so với hồi giữa tháng 9.

Tuy nhiên, con số trên nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh, theo Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Minnesota. Osterholm là một thành viên trong Ban cố vấn Chuyển tiếp Covid-19 của tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.

"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong vài tuần tới, chúng ta chứng kiến hơn 200.000 ca nhiễm mới một ngày", ông nói.

Mỹ có thể sớm ghi nhận 200.000 ca nhiễm nCoV một ngày - Hình 1

Nhân viên y tế tại một trung tâm xét nghiệm nCoV ở El Paso, Texas, ngày 26/10. Ảnh: Reuters.

Toàn cầu ghi nhận 51.761.757 ca nhiễm và 1.278.008 ca tử vong do nCoV, trong khi 36.349.582 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.

Châu Âu đang là tâm Covid-19 của thế giới khi ghi nhận 12.637.050 ca nhiễm và 301.648 ca tử vong do nCoV. Hàng loạt quốc gia châu Âu đã áp phong tỏa cùng các biện pháp hạn chế quyết liệt hơn chống dịch.

Tại Italy , quốc gia ghi nhận 995.463 ca nhiễm và 42.330 ca tử vong, tăng lần lượt 35.098 và 580, chính phủ tuần trước áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm trên toàn quốc cũng như các biện pháp cứng rắn hơn ở 4 khu vực, đóng cửa hầu hết các cửa hàng, quán bar, nhà hàng và hạn chế việc đi lại của người dân.

Nga ghi nhận 20.977 ca nhiễm mới, nâng tổng ca nhiễm lên 1.817.109, trong đó 31.161 người đã chết, tăng 368 trường hợp so với một ngày trước. Điện Kremlin đến nay vẫn loại trừ việc áp dụng lại các hạn chế sâu rộng được dỡ bỏ hồi đầu năm.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sự gia tăng ổn định trong các trường hợp "vẫn ở mức đáng báo động", nhưng lưu ý "không phải tất cả các quốc gia đều phong tỏa".

Ph áp ghi nhận thêm 22.180 ca nhiễm và 857 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.829.659 và 42.207. Pháp cấm người dân tự ý rời khỏi nhà từ ngày 30/10. Các quán bar, nhà hàng cũng sẽ đóng cửa cho đến ít nhất tháng 12 và việc đi lại giữa các khu vực sẽ bị hạn chế.

Các nhà máy, trang trại và một số dịch vụ công sẽ tiếp tục hoạt động nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế. Học sinh từ cấp tiểu học đến trung học sẽ tiếp tục đến trường nhưng trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phải đeo khẩu trang. Các trường đại học, vốn là điểm nóng virus từ tháng 9, sẽ chỉ giảng dạy trực tuyến.

Đức báo cáo tổng cộng 705.640 ca nhiễm và 11.860 ca tử vong, tăng lần lượt 16.668 và 203 so với một ngày trước đó. Quốc gia này từng xử lý tốt làn sóng Covid-19 đầu tiên, song ca nhiễm bất ngờ tăng vọt trong những tuần gần đây, giống như các nước châu Âu khác.

Thủ tướng Angela Merkel ra lệnh áp các biện pháp hạn chế ở mức độ nhẹ từ ngày 2/11 đến 30/11. Người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch".

Các quán bar, quán cà phê, nhà hàng, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Các giải đấu thể thao chuyên nghiệp được tiếp tục diễn ra nhưng không được đón khán giả. Tuy nhiên, trường học và cửa hàng được phép mở cửa.

Anh báo cáo thêm 20.412 ca nhiễm và 532 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.233.775 và 49.770.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 31/10 thông báo tái áp đặt phong tỏa toàn quốc trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV vượt một triệu và nguy cơ hệ thống y tế vỡ trận.

Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do nhất định như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.

Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 44.679 ca nhiễm và 511 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.635.754 và 127.615.

Đại dịch đã lây lan rộng khắp đất nước 1,3 tỷ dân, từ các thành phố lớn như thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai, đến những vùng nông thôn và địa phương khác. Nhiều quan chức cấp cao nước này cũng nhiễm virus, như Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah hay Thống đốc Ngân hàng Trung ương Shaktikanta Das.

Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 164 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 162.802. Số người nhiễm nCoV tăng 23.239 trong 24 giờ qua, gần gấp đôi so với một ngày trước đó, lên 5.699.005.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc chữa thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.

Nam Phi , vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 740.254 ca nhiễm và 19.951 ca tử vong, tăng lần lượt 1.729 và 106 ca.

Nền kinh tế phát triển nhất châu Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.

Iran , vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 39.202 người chết, tăng 453, trong tổng số 703.288 ca nhiễm, tăng 10.339. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 444.348 ca nhiễm, tăng 3.779 so với hôm trước, trong đó 14.761 người chết, tăng 72 ca. Philippines báo cáo 399.749 ca nhiễm và 7.661 ca tử vong, tăng lần lượt 1.347 và 14 ca.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới , Tedros Ghebreyesus, cho biết các quốc gia phải đoàn kết để chống lại virus. "Chúng ta có thể mệt mỏi với Covid-19, nhưng nó không mệt mỏi với chúng ta", ông nói. "Chúng ta không thể nhắm mắt và hy vọng nó biến mất. Nó không chú ý đến các luận điệu chính trị hoặc các thuyết âm mưu. Hy vọng duy nhất của chúng ta là khoa học, giải pháp và sự đoàn kết".

Hãng dược Mỹ Pfizer và đối tác BioNTech hôm 9/11 công bố vaccine của Pfizer đạt hiệu quả phòng ngừa trên 90% số người tham gia. Tác dụng được xác nhận chỉ 7 ngày sau mũi tiêm thứ hai. Nói cách khác, cơ thể con người có thể được bảo vệ khỏi nCoV 28 ngày sau lần tiêm phòng đầu tiên.

Theo Giám đốc điều hành Pfizer, tiến sĩ Albert Bourla, Pfizer đang dần chạm tới cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển, khi thế giới đang cần vaccine nhất. Với tỷ lệ hiệu quả đạt hơn 90%, nhân loại đang tiến gần hơn một bước trên con đường mang lại đột phá cho người dân, kết thúc cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/bong-ma-khung-hoang-quay-lai-an-do-20210420111530006.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở BangkokNgười đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok
9 giờ trước
Nam công nhân thoát chết trong gang tấc vụ sập nhà 30 tầng ở BangkokNam công nhân thoát chết trong gang tấc vụ sập nhà 30 tầng ở Bangkok
hôm qua
Động đất tại Myanmar: Ghi nhận hàng loạt dư chấnĐộng đất tại Myanmar: Ghi nhận hàng loạt dư chấn
hôm qua
Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
19 giờ trước
Nhật Bản công bố kế hoạch sơ tán khẩn dân đảo gần Đài LoanNhật Bản công bố kế hoạch sơ tán khẩn dân đảo gần Đài Loan
hôm qua
Bệnh viện Myanmar "vỡ trận" sau động đấtBệnh viện Myanmar "vỡ trận" sau động đất
hôm qua
Động đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhânĐộng đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhân
hôm qua
Động đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyểnĐộng đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyển
1 giờ trước

Tin đang nóng

Niêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCMNiêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCM
5 giờ trước
Đoạn video phơi bày 2 chi tiết lộ cuộc sống thật của Vũ Cát Tường và Bí Đỏ sau lễ thành đôiĐoạn video phơi bày 2 chi tiết lộ cuộc sống thật của Vũ Cát Tường và Bí Đỏ sau lễ thành đôi
2 giờ trước
Phu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh viPhu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh vi
4 giờ trước
Hiệu trưởng lên tiếng vụ xe chở giáo viên, học sinh tai nạn trên cao tốcHiệu trưởng lên tiếng vụ xe chở giáo viên, học sinh tai nạn trên cao tốc
6 giờ trước
Sự Nghiệp Chướng của Pháo bất ngờ "bay màu" khỏi Top Trending Việt NamSự Nghiệp Chướng của Pháo bất ngờ "bay màu" khỏi Top Trending Việt Nam
2 giờ trước
Học sinh tiểu học viết văn kể "Nhà em có nuôi một bà nội": Đọc đến đâu, dân tình ngượng chín mặt đến đóHọc sinh tiểu học viết văn kể "Nhà em có nuôi một bà nội": Đọc đến đâu, dân tình ngượng chín mặt đến đó
3 giờ trước
Xôn xao hình ảnh Chu Thanh Huyền thời chưa thẩm mỹ, bạn thân tiết lộ tình trạng vợ Quang Hải hiện tại sau loạt dramaXôn xao hình ảnh Chu Thanh Huyền thời chưa thẩm mỹ, bạn thân tiết lộ tình trạng vợ Quang Hải hiện tại sau loạt drama
3 giờ trước
Đỗ Mỹ Linh "bất lực" với chồng và con gáiĐỗ Mỹ Linh "bất lực" với chồng và con gái
2 giờ trước

Tin mới nhất

Mỹ - Nhật - Philippines tập trận tại Biển Đông, nói tàu Trung Quốc tiếp cận

Mỹ - Nhật - Philippines tập trận tại Biển Đông, nói tàu Trung Quốc tiếp cận

Mới
Quân đội Trung Quốc thông báo đã tiến hành tuần tra ở Biển Đông vào ngày 28.3, cùng ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đến thăm Philippines và tái khẳng định cam kết của Washington đối với Manila.
Quân đội Ukraine ra mắt đơn vị mới, cân nhắc thành lập lực lượng độc lập chưa từng có

Quân đội Ukraine ra mắt đơn vị mới, cân nhắc thành lập lực lượng độc lập chưa từng có

32 phút trước
Bà Chernohorenko nhấn mạnh rằng Cục Chính sách Không gian sẽ đóng vai trò điều phối chính trong các hoạt động không gian liên quan đến quốc phòng.
Trận động đất kinh hoàng giáng đòn mới vào ngành du lịch Thái Lan

Trận động đất kinh hoàng giáng đòn mới vào ngành du lịch Thái Lan

33 phút trước
Trong bối cảnh này, Chính phủ Thái Lan đang hy vọng vào sự phục hồi nhanh chóng của ngành du lịch để giúp nền kinh tế tăng trưởng 3% trong năm nay, nhất là khi xuất khẩu hàng hóa đang đối mặt với khó khăn từ các chính sách thuế quan của...
Động đất tại Myanmar: ASEAN bày tỏ đoàn kết, sát cánh cùng Myanmar và Thái Lan trong thời khắc khó khăn

Động đất tại Myanmar: ASEAN bày tỏ đoàn kết, sát cánh cùng Myanmar và Thái Lan trong thời khắc khó khăn

35 phút trước
Tuyên bố nêu rõ thảm kịch này làm gia tăng nhu cầu cấp thiết của khu vực về khả năng ứng phó và phục hồi sau thảm họa, do đó cần phải tăng cường các cơ chế ứng phó thảm họa của ASEAN.
Tên lửa của châu Âu rơi ngay sau khi phóng

Tên lửa của châu Âu rơi ngay sau khi phóng

47 phút trước
Đây là tên lửa đưa lên quỹ đạo đầu tiên được phóng từ lục địa châu Âu, không kể Nga, và thất bại này đã giáng đòn mạnh vào nỗ lực phát triển ngành kinh tế vũ trụ của châu lục này.
Động đất tại Myanmar: Nhiều nước triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp

Động đất tại Myanmar: Nhiều nước triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp

49 phút trước
Trong một tuyên bố, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang huy động trung tâm hậu cần tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) để chuẩn bị vật tư chấn thương, đồng thời đã kích hoạt phản ứng quản lý khẩn cấp.
Iraq áp dụng ngoại lệ cung cấp nhiên liệu cho Liban

Iraq áp dụng ngoại lệ cung cấp nhiên liệu cho Liban

2 giờ trước
Về phần mình, ông Berri hoan nghênh lập trường của Thủ tướng al-Sudani ủng hộ chủ quyền của Liban, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc và hợp tác với Iraq trong nhiều lĩnh vực.
Cuộc đua giành tài nguyên khoáng sản Ukraine có thể làm rạn nứt quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Cuộc đua giành tài nguyên khoáng sản Ukraine có thể làm rạn nứt quan hệ xuyên Đại Tây Dương

2 giờ trước
Việc Mỹ đưa ra các điều kiện ngặt nghèo, thậm chí là yêu cầu trả lại khoản viện trợ quân sự, có thể khiến Ukraine rơi vào tình thế khó khăn, phụ thuộc vào Mỹ.
Mỹ đảo ngược tình thế, đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc tại các cảng châu Âu

Mỹ đảo ngược tình thế, đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc tại các cảng châu Âu

2 giờ trước
Các cảng châu Âu ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư Trung Quốc, vừa là cửa ngõ mở rộng hàng hóa Trung Quốc vào thị trường EU vừa là trung tâm chính cho các hoạt động rộng lớn hơn của họ.
Trung Quốc sẽ hợp tác điều tra lý do tòa nhà đang xây ở Bangkok bị sập trong động đất

Trung Quốc sẽ hợp tác điều tra lý do tòa nhà đang xây ở Bangkok bị sập trong động đất

3 giờ trước
Cuộc họp diễn ra sau khi tòa nhà này bị sập trong trận động đất có tâm chấn ở Mandalay (Myanmar) chiều 28/3. Tòa nhà đang xây dở nằm ở quận Chatuchak của Bangkok.
Trung Á - 'Mỏ vàng' mới trong cuộc đua khoáng sản toàn cầu

Trung Á - 'Mỏ vàng' mới trong cuộc đua khoáng sản toàn cầu

3 giờ trước
Cuộc chạy đua này đang diễn ra giữa bốn thế lực chính: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Trung Quốc, với mỗi bên đều có chiến lược riêng để mở rộng sự hiện diện của mình.
Năm lĩnh vực định hình ảnh hưởng toàn cầu của Thổ Nhĩ Kỳ

Năm lĩnh vực định hình ảnh hưởng toàn cầu của Thổ Nhĩ Kỳ

3 giờ trước
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn là nhà đầu tư lớn tại khu vực Balkan, với các dự án như tuyến đường cao tốc Belgrade-Sarajevo và kế hoạch sản xuất thiết bị bay không người lái tại Serbia.

Có thể bạn quan tâm

Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước

Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước

Lạ vui

4 phút trước
Bí ẩn nhiều ngàn năm qua về tung tích của Hòm Giao ước, một thánh tích Thiên chúa giáo, có lẽ đã được giải quyết, nếu dựa trên thông tin từ tài liệu đã giải mật của Cơ quan Tình báo Liên bang Mỹ (CIA).
Vướng tin đồn mang thai con đầu lòng, H'Hen Niê nói gì?

Vướng tin đồn mang thai con đầu lòng, H'Hen Niê nói gì?

Sao việt

5 phút trước
Sau hơn một tháng về chung một nhà với nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi, Hoa hậu H Hen Niê vướng tin đồn mang thai con đầu lòng.
Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy sau hơn 1 tháng ly hôn, trạng thái thế nào mà netizen nhận xét: Như được giải thoát?

Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy sau hơn 1 tháng ly hôn, trạng thái thế nào mà netizen nhận xét: Như được giải thoát?

Sao châu á

10 phút trước
Nhiều người tiếc nuối cho cuộc hôn nhân 9 năm của Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy nhưng đau khổ hay hạnh phúc có lẽ chỉ người trong cuộc mới biết được.
Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân

Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân

Pháp luật

13 phút trước
Chiều 30/3, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết đơn vị đang củng cố hồ sơ, xử lý nhóm thanh niên lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân.
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa

Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa

Nhạc quốc tế

38 phút trước
G-Dragon biểu diễn đẳng cấp ở concert đầu tiên sau gần 1 thập kỷ nhưng vẫn phải liên tục lên tiếng xin lỗi người hâm mộ.
Một Anh Tài bóng gió việc ý tưởng bị đạo nhái, fan Say Hi "nổi điên" làm bùng cuộc chiến mới với show Chông Gai!

Một Anh Tài bóng gió việc ý tưởng bị đạo nhái, fan Say Hi "nổi điên" làm bùng cuộc chiến mới với show Chông Gai!

Nhạc việt

41 phút trước
Vì 1 phát ngôn mà team Dương Domic bị nói là cướp ý tưởng của S.T. Dù sân khấu cuối cùng thành công, thì vấn đề này vẫn khiến các Gai con khó chịu.
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da

Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da

Làm đẹp

1 giờ trước
Với tác dụng cung cấp vitamin C của chanh tươi kết hợp thêm lá bạc hà có lượng tinh dầu giúp hạ sốt, chữa ngạt mũi, nhức đầu, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da.
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn

Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn

Netizen

1 giờ trước
Trong gia đình, những khoảnh khắc tưởng chừng như bình thường lại luôn ẩn chứa những tình huống hài hước khiến ba mẹ không khỏi bật cười. Mới đây, cảnh tượng đối lập của 2 anh em trai khiến dân mạng cười sảng, cậu anh trai vừa học bài v...
Amad Diallo báo tin vui cho MU

Amad Diallo báo tin vui cho MU

Sao thể thao

1 giờ trước
Cầu thủ 22 tuổi đã ghi 9 bàn và góp 7 kiến tạo trên mọi đấu trường trước khi chấn thương vào tháng 2. Anh thậm chí còn ghi những bàn thắng quan trọng trong các trận đấu lớn với Man City và Liverpool.
Những thay đổi đáng chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc

Những thay đổi đáng chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc

3 giờ trước
Cơ sở tiêu dùng đang mở rộng này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp toàn cầu khai thác một thị trường đang ngày càng trở nên tinh vi hơn về sở thích của mình.
Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh

Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh

Trắc nghiệm

4 giờ trước
3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh.Những người tuổi Dậu có cách ứng xử khéo léo, thường thì cứ khó khăn họ lại thêm phần kiên cường.