Bóng ma Covid-19 dần rời xa Vũ Hán
Đám đông nhảy nhót tại một lễ hội âm nhạc điện tử, người xếp hàng dài mua đồ ăn sáng, Vũ Hán giờ đã không còn giống hồi tháng một.
Sự hồi phục của thành phố miền trung Trung Quốc sau khi lệnh phong tỏa dài 76 ngày được dỡ bỏ hồi tháng 4 đã mang sự sống trở lại đường phố Vũ Hán. Dòng người xếp hàng bên ngoài một quầy bán đồ ăn sáng khác xa với đám đông sợ hãi xếp hàng ở các bệnh viện trong những tuần đầu khi Vũ Hán bị phong tỏa để kiềm chế Covid-19 lây lan.
Người dân tập thể dục theo nhạc bên bờ sông Dương Tử, Vũ Hán, hôm 4/8. Ảnh: AFP
Những bộ quần áo bảo hộ và kính chống giọt bắn nay nhường chỗ cho những chiếc ô và mũ che nắng khi khách du lịch tạo dáng chụp ảnh trước Hoàng Hạc Lâu lịch sử.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều trở lại bình thường. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra chậm chạp ở thành phố 11 triệu dân này.
“Trong nửa đầu năm, chúng tôi chỉ mở một số dự án đã được thông qua trước đại dịch”, Hy Zeyu, nhân viên một công ty bất động sản địa phương, cho biết. “Doanh thu bị sụt giảm mạnh”.
Yang Liankang, một người bán hàng ăn, cũng cho hay mọi thứ đang diễn ra chậm chạp, với doanh thu cách đây một tháng là khoảng 300 tệ (gần 29 USD)/ngày và hiện tăng lên hơn 1.000 tệ. “Tình hình không được như tôi mong muốn”, Yang nói.
Video đang HOT
Người dân ăn trưa tại một quán ăn ở Vũ Hán hôm 4/8. Ảnh: AFP
Ở một số khu dân cư của Vũ Hán, các rào chắn bằng nhựa được dựng lên trong thời kỳ phong tỏa vẫn tiếp tục được sử dụng để hạn chế xe cộ đi lại. Chợ hải sản Hoa Nam vẫn đìu hiu sau hàng rào chắn màu xanh. Một số tiểu thương đã chuyển hàng tới nơi khác bán. Nhiều người bị phát hiện nhiễm nCoV đầu tiên ở Vũ Hán là tiểu thương ở khu chợ này.
Người dân Vũ Hán cũng có thời gian để nhìn lại đau thương đã trải qua. Tại một cuộc triển lãm về chủ đề đại dịch, các gia đình ngắm nhìn qua khung kính những bộ đồ bảo hộ từng được các nhân viên y tế sử dụng lúc cao điểm.
Người dân ngắm nhìn các bộ đồ bảo hộ từng được nhân viên y tế sử dụng trong thời kỳ cao điểm của đại dịch tại Triển lãm Cách mạng Vũ Hán hôm 4/8. Ảnh: AFP
Trung Quốc gần như đã kiểm soát được Covid-19, sau khi ghi nhận hơn 84.600 ca nhiễm nCoV, trong đó số ca tử vong được duy trì ở mức 4.634 suốt nhiều tháng qua. Tuy nhiên, các cụm dịch bùng phát lẻ tẻ ở một số địa phương và tình trạng lũ lụt nghiêm trọng khiến suy thoái kinh tế càng nghiêm trọng.
Bất chấp nỗi sợ dịch tái bùng phát, một số người dân Vũ Hán vẫn rất vui mừng trước sự hồi phục của thành phố.
“Tôi đang tận hưởng từng ngày chừng nào còn có thể”, Hu Fenglian, một người dân, nói. “Tôi không muốn lo lắng quá nhiều”.
Trung Quốc sắp đón đợt mưa lũ mới, đập Tam Hiệp đối mặt thử thách
Mạng lưới phòng chống lũ của Trung Quốc trên sông Dương Tử, với đập thủy điện Tam Hiệp là xương sống, vẫn đang tiếp tục bị thử thách với đợt mưa lớn dự báo sắp đến.
Đập thủy điện Tam Hiệp đã 2 lần xả lũ trong vài tuần qua.
Theo SCMP, mưa lũ bắt đầu từ cuối tháng 5 đến nay đã tác động đến đời sống của 20 triệu người Trung Quốc ở các tỉnh dọc theo những con sông.
Ước tính ít nhất 121 người thiệt mạng hoặc mất tích ở Trung Quốc vì mưa lũ kéo dài, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc hôm 6.7 phát đi cảnh báo mưa lũ lớn sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn, trải dài từ Trùng Khánh ở tây nam cho đến Thượng Hải ở bờ đông, trong vòng 5 ngày tới.
Thành phố Vũ Hán, nơi từng là vùng tâm dịch Covid-19, đã trải qua mưa xối xả suốt tuần qua. Đến ngày 6.7, chinh quyền thành phố đã nâng mức cảnh báo lũ từ cấp 3 lên cấp 2, cấp cao thứ hai trong thang cảnh báo lũ 4 cấp độ ở Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã.
Vũ Hán là trung tâm giao thông vận tải ở miền trung Trung Quốc, ghi nhận lượng mưa tới hơn 250mm từ ngày 5.7 cho đến sáng ngày 6.7, gây ngập lụt trên diện rộng.
Tính đến 4 giờ sáng ngày 6.7, mực nước trên sông tại một trạm đo đạc ở Vũ Hán đã lên tới 26,79 mét, cao hơn 1,79 mét so với mức an toàn.
Trong khi đó, mưa lớn tiếp tục xảy ra ở Trùng Khánh hôm 6.7. Thành phố với 30 triệu người sinh sống này nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử. Ước tính 40.000 người sống gần sông ngòi đã được đưa đi sơ tán.
Ning Lei, quan chức Ủy ban Quản lý Nguồn nước Trường Giang nói Trung Quốc có mạng lưới 40 hồ chứa nước, bao gồm cả hồ thủy điện của đập Tam Hiệp, có tác dụng trữ nước, giảm bớt tác động của lũ lụt.
Mưa lớn suốt cả ngày 5.7 khiến thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ngập nặng.
"Sau nhiều năm, lưu vực sông Dương Tử đã một hệ thống kiểm soát lũ toàn diện với đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới là xương sống", ông Ning nói.
Ông Ning nêu ví dụ rằng ủy ban đã điều chỉnh lưu lượng nước vào hồ thủy điện Tam Hiệp nhiều lần trong tuần qua để giảm áp lực cho vùng trung và hạ lưu của sông Dương Tử, từ đó giúp tàu thuyền có thể di chuyển một cách an toàn.
Nhưng Fan Xiao, kỹ sư trưởng của Cục Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên ở Thành Đô, nói mạng lưới phòng chống lũ với đập Tam Hiệp là xương sống vẫn còn chịu nhiều thử thách.
Ông Xiao nói mỗi con đập đều phải tự mình đứng vững trước mưa lũ lớn kéo dài.
"Nếu mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, như những gì xảy ra năm 1998, không thể nói trước mức độ chống lũ hiệu quả của những con đập, bao gồm cả đập Tam Hiệp", ông Xiao nói. "Tình hình ở các con đập hiện tại vẫn tốt, thử thách thực sự vẫn chưa đến".
Ông Xiao cho rằng Trung Quốc có thể phòng chống lũ một cách tốt hơn bằng cách sớm có kế hoạch sơ tán và nâng cao năng lực hậu cần.
Yang Wenfa, một quan chức khác tại ủy ban Quản lý Nguồn nước Trường Giang, nói với Tân Hoa Xã rằng, Trung Quốc đã lắp đặt hơn 30.000 trạm giám sát dọc sông Dương Tử, giúp dự đoán chính xác tình hình mưa lũ.
"Chúng tôi có thể ngay lập tức đề ra kế hoạch ứng phó khẩn cấp dựa trên tình hình thực tế chỉ trong 3-5 phút", Yang nói.
Đập Tam Hiệp: Chiếc phao cứu sinh năng lượng hay quả bom nổ chậm siêu khổng lồ? Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới, mang tới nguồn năng lượng vô tận, đồng thời chứa nguy cơ gây ra các thảm họa khủng khiếp cho nhân loại. Đập thủy điện Tam Hiệp là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, không chỉ mang tới nguồn năng lượng vô tận, mà còn bảo vệ hàng triệu người Trung...