Bồng khoai nấu hến quê nhà
Trời mưa lất phất triền miên làm tôi nhớ da diết món canh bồng khoai quê nhà. Trong ký ức của tôi đó là món ăn dân dã mẹ thường nấu từ hồi nhà còn nghèo khó nhưng với tôi luôn ngon đến vô cùng.
Thân thương bồng khoai ngày ấy
Tôi nhớ cứ sau mỗi trận mưa phùn rả rích là mấy đọt bồng khoai lại xanh mướt, mỡ màng. Từ một gốc khoai cái hôm trước còn trơ trọi giờ mọc ra tua tủa những chồi non. Ngọn nào ngọn ấy thi nhau “ngóc đầu” cố gắng vươn dài đón ánh nắng sau những trận mưa.
Nghe các cụ ở quê kể những năm đói khủng khiếp, người ta ăn cả củ chuối, củ khoai nước chỉ để mong cầm cự qua cái đói, và canh bồng khoai cũng là một món như thế.
Mẹ bảo bồng khoai ngon là loại thân ngắn, mập và trắng nõn nà. Mỗi lần mẹ ra ao lấy bồng khoai về cả nhà tôi lại quây quần ngồi tước sạch xơ rồi ngâm vào nước lạnh để bồng khoai không bị thâm. Háo hức tước nhưng ai cũng sợ nhựa bồng khoai làm ngứa và đen tay.
Video đang HOT
Bồng khoai còn gọi là ngó khoai hay dãi khoai, là những thân khoai non mọc ra từ gốc cây mẹ. Bồng khoai không khó để tìm ở những bờ ruộng, bờ ao hay những bờ đất hoang ẩm ướt. Muốn ăn bồng khoai, người ta chọn bồng non, đầu còn chưa nảy cây, mum múp như búp măng, xanh mỡ màng.
Bồng khoai đã tước rửa sạch, luộc sơ với chút muối, để ráo nước rồi cho vào nồi nấu. Trước kia khi chưa có điều kiện, mẹ thường nấu bồng khoai với mắm tôm, sau này sang hơn mẹ mua thêm cả hến để nấu khiến món ăn càng trở nên hấp dẫn.
Bồng khoai cho vào nấu với nước luộc hến kèm các gia vị mắm tôm, mẻ, ớt, tiêu cho vừa ăn rồi cho lên bếp ninh. Hến rửa sạch, luộc tách lấy nhân con và giữ lại nước. Thịt hến được phi thơm với hành mỡ và cà chua, canh vừa chín tới thì trút thịt hến đã phi thơm vào. Trước khi lấy canh ra bát cho chút rau răm và lá lốt sẽ khiến canh dậy mùi hơn.
Nấu bồng khoai đơn giản mà không dễ vì vừa phải để bồng khoai chín hẳn nhưng lại không chín quá đến mức nhũn, như thế mới thưởng thức được cái sừn sựt của cọng bồng khoai. Đặc biệt, trong khi nấu không được dùng đũa quấy, có như thế khi ăn mới không bị ngứa. Không ai lý giải được tại sao chỉ biết rằng người dân quê tự đúc rút kinh nghiệm đó qua quá trình nấu.
Món canh bồng khoai gợi những tháng ngày gian khó
Canh bồng khoai ăn nóng mới ngon, để nguội ăn dễ có cảm giác ngứa cổ. Bát canh sền sệt, quánh lại với vị thanh mát của bồng khoai. Hương vị riêng của mắm tôm, nồng nồng của lá lốt, chua chua của mẻ, ngọt đậm đà của thịt hến lan tận cùng đến khứu giác, khiến ai đã từng ăn một lần sẽ thòm thèm mãi.
Canh bồng khoai ăn đầu hạ thì ít ngứa hơn nhưng không ít người lại thích ăn canh bồng khoai phải hơi ngầm ngậm ngứa, khiến đầu lưỡi tê tê lâm râm như cảm giác của những người thích ăn ớt cay vậy.
Ngày nay món canh bồng khoai không còn là món canh nhà nghèo nữa, ngay tại các chợ thành phố bồng khoai cũng được tước sẵn để bán cho các bà nội trợ. Không phải cao lương mỹ vị nhưng bữa cơm gia đình luôn đầy ắp tiếng cười khi có món canh bồng khoai. Những tháng ngày gian khó xưa theo đó như cũng hiện về trong ký ức mỗi người…
Theo TTO
Tìm về hủ tiếu Nam Vang ở Sài Gòn
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Tàu phiêu bạt mang theo vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở Sài Gòn có rất nhiều quán ăn hủ tiếu nhưng món này không thể dành chỗ của Phở, nhưng nó đã dần dần trở thành khẩu vị chính của người dân Nam Bộ.
Hủ tiếu Nam Vang được người Tàu ở Campuchia sáng chế ra và món ăn ấy đã khởi đầu từ thủ đô Nam Vang (Phnom Pênh) rồi di chuyển xuống Sài Gòn. Nhưng có một điều đáng nói nếu như có dịp đi Nam Vang ăn món hủ tiếu ở chính nơi gốc của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng bằng món hủ tiếu Nam Vang được định cư ở Sài Gòn bởi nước dùng không thơm ngon bằng, thịt cũng không mềm, sợ hủ tiếu không dẻo thơm...
Người Sài Gòn đã dần cải tiến món hủ tiếu theo khẩu vị của mình suốt mấy chục năm qua và đã làm cho nó trở thành người anh em họ rất xa với món hủ tiếu đang có ở tại Nam Vang.
Người Sài Gòn đã nấu hủ tiếu bằng nước xương ống của heo cùng với một ít mực khô, tôm he khô, đun nhỏ liu riu, liên tục vớt bọt bỏ đi, để lại một thứ nước trong vắt màu vàng nhạt, ngọt lịm. Trải lên sợi bánh là thịt nạc, gan, tim, huyết, tôm tươi vừa luộc chín có vị ngọt tự nhiên.
Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng Hương, xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tưới vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong ven, bóng loáng, cái dẻo cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt.
Hủ tiếu Nam Vang có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyện ngâm dấm thanh. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm qua bị cay nồng, muộn quá thì mất đi hương vị của nó.
Tô hủ tiếu múc ra bát, lẩn chìm dưới làn nước trong veo là sợi bánh trắng phau, tô điểm những lát thịt, tim gan mầu nâu sẫm, cùng với màu hồng tươi của con tôm ẩn mình dưới một vài cọng hành xanh ngắt. Rưới thêm vài muỗng tỏi ngâm, vắt vài ba giọt chanh tươi, cộng thêm vài lát ớt chín vàng hòa cùng với nhánh lá hẹ và giá sống tạo nên một tổng thể mầu sắc cùng hòa quyện với hương vị thơm, ngon quyến rũ.
Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ và nó đã dành được khẩu vị của một thành phố đông đúc và sầm uất vào bậc nhất đã góp phần làm phong phú thêm trong cuốn sổ thực đơn Việt Nam.
Theo Tạp chí làm đẹp
Chảy nước mắt với hủ tíu dê đường Nguyễn Kim Lỡ tay cho hẳn chén nước chấm vào tô nước dùng vốn đã cay đậm nên bạn tôi vừa ăn vừa phải chấm nước mắt, song cô nàng nhất quyết không gọi tô khác vì "nóng và cay thế này mới gọi là chuẩn của món dê". Vốn là "cú mèo" nên dù nghe danh món hủ tíu dê từ rất lâu, tôi...