Bóng hồng duy nhất trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân là ai?
Là nữ quân nhân duy nhất được Bộ Quốc phòng vinh danh Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2019, đại úy Bùi Thị Hoa (SN 1989) là chủ nhân của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học rất hữu dụng.
Đại úy Bùi Thị Hoa (bên trái) trao đổi công việc cùng đồng nghiệp
Giỏi chuyên môn, đam mê khoa học
Công tác tại Khoa Trang bị của Bệnh viện Quân y 105 (Tổng cục Hậu cần), với vai trò là kỹ sư thiết bị y tế, đại úy Hoa luôn trăn trở tìm ra những giải pháp nhằm giúp cho công tác cứu chữa người bệnh được thuận lợi và hiệu quả nhất.
Chị cho biết: “Tôi may mắn được làm việc tại nơi mà phong trào nghiên cứu khoa học được lãnh đạo, chỉ huy các cấp quan tâm và tạo điều kiện mọi mặt”.
Tại đơn vị, đại úy Hoa có nhiệm vụ phụ trách chính hơn 70 hệ thống các trang thiết bị hỗ trợ cho xét nghiệm như máy xét nghiệm sinh hóa tốc độ cao AU 680, máy xét nghiệm điện giải DXI 800, máy phân tích huyết học tự động XN 1000, máy xét nghiệm ung thư sớm cổ tử cung, hệ thống các máy xét nghiệm sinh học phân tử….
Ngoài ra, chị phối hợp cùng các kỹ sư trong khoa đảm bảo độ hoạt động thường xuyên liên tục của hơn 600 thiết bị lớn nhỏ trong toàn bệnh viện.
Với lòng yêu nghề và tâm huyết trong công việc, nhiều công trình, sáng kiến của do đại úy Hoa làm chủ nhiệm đề tài hoặc tham gia nghiên cứu đã ra đời.
Tiêu biểu như các sáng kiến, đề tài: “Nâng cấp xe lăn tay thương binh tại Bệnh viện Quân y 105 thành xe lăn điện” – giải Nhì giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội năm 2017; “Cải tiến máy hút dịch đạp chân dã ngoại tại Bệnh viện Quân y 105″ – giải Nhì Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội năm 2018; “Thiết kế, chế tạo thiết bị theo dõi tần số tim, tần số thở không tiếp xúc theo nguyên lý Doppler” – giải Ba Hội thao kỹ thuật sáng tạo trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội năm 2019.
Đại úy Bùi Thị Hoa trình bày phần thi tại Hội thao Kỹ thuật sáng tạo Tuổi trẻ Ngành y tế khu vực Hà Nội năm 2019
Xe lăn điện cho thương binh
Nói về sáng kiến giúp những thương binh bớt đi khó khăn trong việc di chuyển, chị chia sẻ: Bệnh viện Quân y 105 là Bệnh viện Đa khoa khu vực loại I tuyến chiến lược, có nhiệm vụ thu dung, cấp cứu, điều trị, chăm sóc thương bệnh binh, bộ đội và nhân dân trên địa bàn Sơn Tây (Hà Nội) và 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ.
Lưu lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại đây tương đối lớn, lượng xe thương binh lăn tay tại bệnh viện được sử dụng thường xuyên để phục vụ di chuyển bệnh nhân điều trị.
“Do sử dụng nhiều và chất lượng mặt đường di chuyển xấu nên độ bền của những chiếc xe này không được đảm bảo, thường xuyên phải sửa chữa và thay thế.
Thêm vào đó để hỗ trợ di chuyển cho bệnh nhân còn phải cần thêm y tá, điều dưỡng phụ giúp. Do vậy chúng tôi nảy sinh ý tưởng và đi đến thực hiện cải tiến thành xe điện”, đại úy Hoa nói.
Một trong những điểm sáng tạo của cải tiến này nằm ở việc sử dụng ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển PIC16F877A và thiết kế mạch công suất phù hợp.
Hệ thống côn được gắn vào trục nối hai bánh xe, với hệ thống này khi hết điện cấp cho xe, người sử dụng chỉ việc nhả côn, khi đó hệ thống motor được cắt hoàn toàn và xe trở về tính năng như xe lăn tay thông thường.
Trong khi đó, với các xe lăn điện trên thị trường nếu hết điện khi đang di chuyển sẽ vô cùng khó khăn cho người sử dụng…
Đại úy Hoa hướng dẫn đồng đội cách sử dụng máy hút dịch đạp chân dã ngoại sau cải tiến
Cải tiến máy hút dịch đạp chân dã ngoại
Bên cạnh việc cứu chữa bệnh nhân, Bệnh viện Quân y 105 còn tham gia các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất của một Bệnh viện dã chiến theo sự phân công. Vì vậy, các thiết bị phục vụ điều trị, cấp cứu người bệnh trong các nhiệm vụ này cần tính cơ động và hiệu quả cao.
Máy hút dịch đạp chân 7B-Yuwell là một thiết bị được Bệnh viện Quân y 105 trang bị cho đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản để tham gia các nhiệm vụ cấp cứu dã chiến.
Qua quá trình sử dụng, nhận thấy rõ được tính cơ động tốt của máy hút đạp chân song về hiệu quả điều trị và khả năng mở rộng ứng dụng thì vẫn chưa khai thác được triệt để tiềm năng của máy.
Trong khi hiện nay máy hút dịch hiện đại dùng điện được trang bị rất phổ biến tại phòng mổ, các khoa điều trị, việc vận hành sử dụng các máy hút dịch để thực hiện kỹ thuật hút dịch trong phẫu thuật được các kỹ thuật viên sử dụng rất thành thạo và dễ dàng.
Để kết hợp được tính hiệu quả và tính cơ động đáp ứng được mọi nhiệm vụ, đại úy Hoa và các cộng sự nảy ra sáng kiến cải tiến máy hút dịch đạp chân dã ngoại.
“Sản phẩm sau cải tiến có tính ổn định và hiệu quả sử dụng cao, có thể sử dụng được trong nhiều tình huống cả khi có điện và ở những nơi không có điện.
Van điều chỉnh áp hút được thiết kế giúp người sử dụng có thể điều chỉnh được ấp lực hút mong muốn tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh và lượng dịch đờm cần hút”, đại úy Hoa cho biết.
Lãnh đạo Tổng cục Hậu cần gặp mặt biểu dương các tác giả, nhóm tác giả đạt giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội năm 2018 (Đại úy Hoa đứng thứ 3, từ trái sang)
Chia sẻ về công việc, đại úy Hoa cho biết, kỹ sư thiết bị y tế là một nghề khá vất vả, nhất là đối với nữ giới. Với những công việc nặng thì thường phải nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp, hoặc những sự cố đột xuất về thiết bị trong đêm, trong giờ nghỉ, ngày nghỉ thì cũng là những thử thách mà bản thân chị phải nỗ lực vượt qua.
Để tiếp tục hành trình tương lai, đại úy Hoa đang ôn thi cao học thạc sỹ chuyên ngành Điện tử y sinh tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng chuyên môn, cũng như khả năng tiếp cận tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại để cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng.
Nguyễn Minh
Theo Tiền phong/dantri
Ca khó nhất trong bệnh viện dã chiến giả định 30 nghìn người mắc Covid-19
Tại buổi diễn tập sáng nay, BV dã chiến truyền nhiễm số 1 tại khu vực Sơn Tây, Hà Nội sẵn sàng tất cả các phương án khi dịch Covid-19 ở mức cao nhất. Phẫu thuật cho sản phụ nhiễm virus là tình huống khó nhất.
XEM CLIP:
Với tình huống dịch Covid-19 bùng phát cấp độ 5 (dịch đã lây lan trong cộng đồng, hơn 3.000 đến 30.000 người mắc), Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia yêu cầu Bộ Quốc phòng triển khai BV dã chiến truyền nhiễm số 1 tại khu vực Sơn Tây để tiếp nhận các bệnh nhân mắc bệnh.
Với tình huống này, ngay sau khi nhận được mệnh lệnh của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Quốc phòng, Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với bệnh viện Quân y 105, Tổng cục Hậu cần triển khai BV dã chiến truyền nhiễm số 1 tại Tiểu đoàn 11, 12 Trường Sĩ quan lục quân 1.
Bệnh viện có quy mô 600 giường, sẵn sàng mở rộng thành 800 giường bệnh, tổ chức thành 11 khoa, ban chuyên môn triển khai với các nhiệm vụ chính, gồm:
Tiếp nhận, điều trị cho bộ đội và nhân dân mắc bệnh.
Điều trị đến khi ổn định, không còn khả năng lây nhiễm hoặc đến khỏi cho tất cả các bệnh nhân.
Tổ chức các tổ cấp cứu cơ động sẵn sàng tăng cường cho khu vực trọng điểm trong vùng dịch hoặc các bệnh viện dã chiến truyền nhiễm khác khi có lệnh.
Tổ chức lực lượng canh gác, bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho bệnh viện và áp dụng các biện pháp cách ly triệt để chống dịch lây lan trong bệnh viện và ra khu vực xung quanh bệnh viện.
Đây là loại hình tổ chức đặc biệt của ngành quân y được điều động trong thời bình.
Bệnh viện là đơn vị quân y lâm thời của quân đội, đóng vai trò hết sức quan trọng khi tình huống dịch bệnh bùng phát ở cấp độ cao nhất.
Theo tình huống diễn tập, BV dã chiến truyền nhiễm số 1 nhận được điện thoại thông báo có 3 người bệnh diễn biến nặng với triệu chứng khó thở và 8 người có triệu chứng viêm đường hô hấp, sốt cao, mệt mỏi sẽ được đưa đến bệnh viện
Xe cấp cứu được phun tẩy kỹ lưỡng từ cổng bệnh viện.
Kiểm tra chặt chẽ ngay từ vọng gác
Ngay tại khoa Khám bệnh, người bệnh được tiếp nhận và phân loại
Đối với những bệnh nhân nặng, việc thăm khám, phân loại được thực hiện khẩn trương ngay tại xe cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu
Những người bệnh không có diễn biến nặng sẽ được đưa vào phòng khám, phân loại tại các giường
Buồng bệnh của khoa Khám bệnh được bố trí các phương tiện cần thiết phục vụ công tác cấp cứu trong trường hợp người bệnh có thể diễn biến nặng ngay trong quá trình khám
Phòng chụp X-quang
Sau khi lấy mẫu, bệnh phẩm được đóng gói và gửi đến nơi làm xét nghiệm
Việc xét nghiệm phát hiện Covid-19 được thực hiện trong xe xét nghiệm chuyên dụng. Đây là một dạng của phòng xét nghiệm di động được trang bị hiện đại và tinh giản, đáp ứng với điều kiện thực tế ở bệnh viện dã chiến
Tình huống sản phụ 39 tuần nhập viện điều trị do nhiễm Covid-19 được chỉ định phẫu thuật do suy thai cấp (tim thai nhanh)
Đây là tình huống khó khăn nhất
Các bác sĩ mổ lấy thai
Thông qua diễn tập lần này, các bộ phận của bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 1 đã thực hiện thuần thục các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19, đồng thời ngăn chặn tình trạng lây chéo trong quá trình điều trị. Anh chụp tại trung tâm chỉ huy
Phạm Hải
Theo vietnamnet
Chữa "bệnh thành tích" trong giáo dục Ngày 14-2, Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Bệnh thành tích; bệnh thành tích trong giáo dục, những vấn đề lý luận tiếp cận từ khoa học tâm lý học" với sự tham gia của đông đảo nhà giáo, nhà khoa học giáo dục, tâm lý trên địa bàn Hà Nội. Đây...