Bong gân
Bước trật thềm, vận động sai tư thế, chống đỡ khi té ngã… đều là những hành động có thể gây trẹo và đau đớn, thậm chí đơ cứng và tụ máu.
Cơn đau điếng bất thường trong khi vận động có thể là dấu hiệu của giãn dây chằng – Ảnh: Shutterstock
Bong gân là dấu hiệu giãn dây chằng của một hoặc nhiều nơi. Các khớp vận động ở những mức độ khác nhau, tùy mức nghiêm trọng mà người ta có cách xử lý khác nhau:
- Bong gân nhẹ: dây chằng bị giãn nhưng không rách hoặc đứt.
- Bong gân vừa: một phần hoặc một chùm dây chằng bị rách.
- Bong gân nặng: dây chằng của một khớp bị đứt.
Khi bị bong gân, chúng ta không chỉ căn cứ vào sự đau đớn và quan sát vết sưng tại chỗ mà tự đánh giá mức độ nghiêm trọng của tai nạn. Trong trường hợp bong gân nặng, nếu không xử trí đúng và kịp thời thì nguy cơ tái diễn sẽ xảy ra, thậm chí sẽ hạn chế các cử động hoặc làm cho đau đớn hơn. Do vậy, mức độ nặng nhẹ thế nào phải do bác sĩ chuyên môn đánh giá.
Nguyên nhân gây bong gân phổ biến là do sự cố khi chơi thể thao, té ngã, đi bộ hay chạy nhanh. Đối tượng có nguy cơ bong gân cao là những người béo phì hoặc quá gầy, người cao tuổi, các vận động viên, những người đã có tổn thương bên trong. Các triệu chứng khi bong gân là cảm nhận được tiếng rách kèm với cơn đau điếng trong thời gian ngắn hoặc kéo dài, sưng khớp, tụ máu bầm, khó cử động và không di chuyển được. Để ngăn ngừa tình trạng bong gân, nên tránh mang giày gót cao khi đi trên mặt bằng gồ ghề, chọn giày phù hợp cho mỗi hoàn cảnh, thận trọng khi đi xuống dốc hoặc cầu thang, khởi động làm nóng trước khi chơi thể thao hay tập luyện, thường xuyên vận động khớp để tăng sức bền bỉ và thích nghi với những động tác nhanh.
Video đang HOT
Trong trường hợp bị bong gân, việc xử trí tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự cố và vùng bị thương:
- Nên ngưng mọi hoạt động và không di chuyển; dùng nước đá để giữa hai lớp khăn và chườm nơi bong gân, 2 – 3 lần trong ngày.
- Nghỉ ngơi vài ngày, nếu cần di chuyển nên dùng nạng. Khi nằm nên gác chân lên cao khoảng 10 cm so với tim, để cho máu lưu thông dễ dàng hơn và giúp tan máu bầm.
- Sử dụng băng thun để cố định khớp nơi bị thương. Xoa bóp vùng đau với dầu ngâm tỏi và quấn băng mềm.
- Bổ sung kẽm, silicium và đồng (gan bê, hào, hạt bí, bột ca cao, mè, mực ống, rong biển, ngũ cốc, hành, tỏi…) trong vòng 2 – 3 tuần.
- Dùng nước hầm xương bò với rau củ, 2 lần mỗi ngày, trong khoảng một tuần.
Theo TNO
Mẹo chăm sóc cơ thể khi chơi thể thao
Nếu bạn chơi tennis hàng giờ ngoài trời mà quên thoa kem chống nắng, da chẳng khác nào bị "nướng chín".
1. Chạy bộ
Thật khó để lòng bàn chân không bị ảnh hưởng khi chạy bộ thường xuyên, nên việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên là điều vẫn nên làm. Những loại kem chứa thành phần acid lactic hay acid salicylic giúp làm bong tế bào chết, đặc biệt là ở vùng gót. Tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm, bôi thêm vaseline rồi mang tất cotton sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da lâu hơn.
2. Leo núi
Vết phồng rộp khi đi bộ nhiều gây ra do ma sát quá mức và chất ẩm đọng nhiều ở chân. Vì vậy, nguyên tắc là phải loại bỏ cả hai yếu tố trên. Trước hết, cần đảm bảo bạn mang giày đúng kích cỡ. Quá chật làm chân bị bí hơi khi ra mồ hôi. Trong khi đó chỉ hơi rộng một chút cũng khiến chân cọ xát nhiều hơn. Nên mang tất và dùng miếng lót giày có khả năng thấm hút tốt. Thậm chí, nếu bạn biết cơ thể thường ra nhiều mồ hôi, hãy dùng nước xịt diệt khuẩn cho đôi chân của mình như đối với vùng da dưới cánh tay.
3. Bơi lội
Vấn đề lớn nhất sau mỗi lần đi bơi chính là mái tóc xơ xác vì chất Clo. Thông thường, để ngăn chặn điều này, mọi người thường làm ướt tóc bằng nước máy trước khi xuống hồ. Cách này hiệu quả vì nước sẽ thấm vào các nang tóc trước, giảm bớt phần nào sự hấp thu Clo.
Tuy nhiên, các chuyên gia tạo mẫu tóc còn có lời khuyên tốt hơn là bạn nên dùng kem dưỡng ẩm sâu cho tóc trước khi xuống hồ, sau đó đội một chiếc mũ bơi cao su. Sau khi bơi xong, bạn chỉ cần xả sạch tóc lại với nước. Thời gian bơi cũng sẽ là thời gian mái tóc được chăm sóc kỹ mà không bị nước Clo làm ảnh hưởng.
4. Đá bóng
Vấn đề của những môn thể thao cần nhiều thời gian chính là việc mặc một chiếc áo ướt đẫm mồ hôi quá lâu. Thậm chí, kem chống nắng sẽ quyện với vi khuẩn, bụi bẩn và chất nhờn trên da làm bít tắc các lỗ chân lông, chủ yếu ở lưng, ngực và sau vai. Vì thế, một chiếc áo bằng chất liệu thấm hút tốt luôn là yếu tố quan trọng đầu tiên.
Kế đó, việc tắm rửa trước và sau khi chơi đá bóng là điều nên làm. Tắm trước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có sẵn trên da. Tắm sau với sữa tắm có thành phần acid nhẹ giúp tẩy tế bào chết, hạn chế sự bít tắc của lỗ chân lông. Nếu da xuất hiện mụn, sữa tắm có thành phần benzoyl peroxide sẽ giải quyết vấn đề này giúp bạn.
5. Tennis
Do tính chất của những set đấu kéo dài nhiều giờ ngoài trời, việc chơi tennis mà quên thoa kem chống nắng chẳng khác nào để làn da bị "nướng chín". Bỏng nắng dễ kéo theo đỏ da và mất nước nhanh chóng. Tốt nhất, nên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi bắt đầu chơi tennis.
Tuy nhiên, nếu lỡ lâm vào tình trạng này, hãy lau mát vùng da cháy nắng bằng khăn thấm sữa tươi lạnh nguyên kem từ 5-10 phút. Sữa tươi có các acid lactic giúp da giảm viêm và sưng tấy, trong khi đó chất béo giúp da mềm và dịu đi. Một lựa chọn khác là đắp cà chua. Loại quả này giàu lycopene, một hợp chất kháng viêm giảm sưng tấy hiệu quả.
6. Bóng chuyền bãi biển
Những vết chai sần trên tay gây ra do sự tiếp xúc mạnh và thường xuyên trong các cú giao bóng, tâng bóng, đập bóng. Nếu có điều kiện, nên đeo găng tay thể thao để hạn chế những vết chai sần này. Khi chơi bóng chuyền, đôi tay cần được chăm sóc kỹ càng hơn. Theo lời khuyên của các bác sĩ da liễu tại Washington, bạn có thể chọn những loại kem dưỡng chứa ure để làm mềm da trước khi loại bỏ vết chai, tẩy tế bào chết bằng đá bọt khi tắm mỗi ngày.
Theo Vnexpress
Mâu thuẫn khi chơi thể thao, thầy giáo nhờ em đến "xử" đồng nghiệp? Sáng 9/2, trong lúc thầy Điệp đang đứng lớp thì một người xưng là anh của thầy T. xông vào đánh thầy Điệp trước mắt học trò. Sau đó, đến ngày 18/2, trên đường về nhà, thầy Điệp bị một nhóm thanh niên chặn đường đánh tới tấp... Sau khi bị một đám thanh niên chặn đánh trên đường đi về nhà, thầy...