Bỗng dưng bước ra ánh sáng
Ngày con tốt nghiệp, anh say mê chụp ảnh con gái, còn tôi thì vui đến ứa nước mắt
Khi đứa con gái đầu chuẩn bị nhập học vào trường đại học, anh nhận được một lá thư chuyển nhanh gửi qua bưu điện.
Đó là lá thư báo cho anh biết hợp đồng làm việc của anh với báo X đã hết hạn và thông báo không có nhu cầu ký tiếp hợp đồng làm việc với anh. Mới cách đây mấy ngày thôi, anh và tôi đã lên phương án chi tiêu khi nghe tin con gái đầu thi đậu vào khoa thiết kế Đại học Kiến trúc. Ngôi trường ấy là giấc mơ của rất nhiều người.
Ngày được thông báo kết quả là ngày anh đi theo một đoàn công tác cứu trợ nạn nhân bão lụt ở tận Bình Tuy. Theo lịch trình thì đoàn sẽ đi và về trong ngày. Buổi sáng khi anh đã theo đoàn cứu trợ, tôi ra sạp mua tờ báo, để rồi không dám tin vào mắt mình khi thấy tên con gái mình nằm trong danh sách thí sinh trúng tuyển. Thời đó, chưa có điện thoại di động như bây giờ để tôi có thể gọi điện báo tin cho anh. Thế là đành đợi đến 12 giờ đêm, khi anh vừa đi xe về tới nhà, tôi đã hét to trong bóng tối loang lổ ánh đèn: “Anh ơi, con mình đậu rồi”.
Anh học Khoa học Xã hội Nhân văn, còn tôi thì đi con đường nhỏ hơn là học Cao đẳng Sư phạm. Anh mê nghề báo nhưng muốn làm báo thực thụ, anh phải vào tận TP.HCM. Cuối cùng, anh chọn giải pháp là ký hợp đồng làm phóng viên thường trú cho một tờ báo sau cả một quá trình làm cộng tác viên. Anh xông xáo đi, xông xáo viết với tất cả nhiệt tình, nhờ thế mức lương của anh cũng kha khá, cộng thêm nhuận bút những bài viết. Khi con gái thi đậu, hai vợ chồng ngồi tính toán việc nuôi con ăn học. Anh bảo: “Lương của anh sẽ viết thêm cho con An, anh sẽ viết thêm cho các báo cũng tạm đủ. Lương em thì lo cho gia đình và bé Thi”, tính toán như thế là tạm ổn.
Nhưng lá thư chuyển nhanh khắc nghiệt ấy đã làm thay đổi cuộc sống gia đình tôi. Không thay đổi sao được khi như thế đã làm thay đổi cả kế hoạch cuộc sống. Cô con gái nhỏ của chúng tôi vẫn vô tư, còn cô con gái lớn đã vào TP.HCM chuẩn bị nhập học. Một nỗi buồn lãng đãng trong nhà.
Sáng chủ nhật, bình thường thì anh ra phố, tới quán cà phê quen, ở đó có rất nhiều nhà báo cùng ngồi nhâm nhi ly cà phê, rồi cung cấp thông tin cho nhau, lên đường lấy tin, thì anh trở mình trên giường, mặc cho mặt trời lên cao, phóng những tia nắng đầu ngày qua kẽ hở của ô cửa. Giờ thì anh ở nhà, pha ấm trà ra ngồi ở lan can nhà, ngắm con phố buổi sáng vắng tanh ít xe cộ đi qua. Anh đang giấu trong lòng anh nỗi lo âu cơm áo gạo tiền mà dường như ai cũng vướng vào, dẫu cố thoát ra cũng không thể nào thoát được.
Video đang HOT
“Khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa kia sẽ mở” (Ảnh minh họa)
Tôi quen anh từ thuở hai đưa còn cơ hàn. Anh chưa bao giờ chịu thua bất cứ một điều gì trong cuộc sống. Anh mê nghề báo như máu thịt của mình, anh đã từng chịu khó lặn lội vào tận các bãi đào vàng, ở nơi làm những con người liều lĩnh bất kể gian nguy, dầm mưa dãi nắng để mưu sinh. Một mình anh cũng lặn lội vào tận Tánh Linh, Bình Thuận khi nghe tin có đàn voi về quậy phá. Nhưng nghề báo không đem lại giàu có nên bao nhiêu năm trời, cuộc sống vẫn không dư giả gì. Tháng gửi tiền học đầu tiên cho con, anh bán chiếc xe đạp cuốc anh rất yêu thích. Anh bảo đừng cho con gái biết là anh đã mất việc, để cho con yên tâm học tập… Câu nói tâm đắc trên cửa miệng của anh mãi rồi tôi cũng quen: “Khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa kia sẽ mở”.
Anh viết nhiều hơn nhưng khác với khi còn làm cho một tờ báo, anh gửi bài cho các báo khác. Tuy nhiên, cả một thị trường báo chí ấy, anh không thể chạy theo thời sự vì mỗi tờ báo đều ưu tiên bài cho phóng viên của mình. Lật những tờ báo mà mình gửi bài không thấy được đăng, anh giấu nỗi buồn bằng cách sắm một cần câu ra sông đi câu cá.
Tôi chỉ nhớ có một lần, một cuộc điện thoại từ Đà Lạt gọi anh, đó là của một độc giả. Độc giả trẻ này bảo rằng đọc các bài báo của anh, thấy những tấm ảnh của anh chụp những góc ảnh rất đẹp, nên ngỏ ý mời lên Đà Lạt giúp họ thực hiện bộ ảnh cưới theo giá họ đưa ra. Giữa lúc đang xoay sở tiền cho con ăn học, anh nhận lời ngay. Điều khá bất ngờ là từ chuyện đi chụp ảnh cưới một cách rất nghiệp dư đó, anh được giới thiệu với nhiều người khác, thực hiện những album ảnh cho biết bao lứa đôi.
Rồi từ đó, anh trở thành một tay chuyên chụp ảnh cưới lúc nào không hay. Rồi anh lại thi ảnh nghệ thuật. Khá bất ngờ là anh lại liên tiếp đoạt những giải lớn nhỏ, giống như anh đang bước ra ánh sáng. Đó cũng là lúc con gái của hai vợ chồng cần một số tiền lớn để làm luận văn tốt nghiệp. Luận văn của con bé theo gợi ý của cha: “ Bếp Việt xưa và nay”. Chỉ là cái bếp nhưng anh đã phụ giúp con đi đến mọi nơi để chụp ảnh những chiếc bếp chỉ là ba cục đá ghép lại, là một thùng sắt khoan lỗ, là kiềng ba chân hay rất nhiều kiểu sáng kiến độc đáo của con người. Luận văn được cho điểm 9, đó là số điểm khá cao.
Con gái tôi gọi điện bảo ba mẹ vào TP.HCM dự Lễ tốt nghiệp của con. 5 năm trời ở thành phố, con bé thay đổi hoàn toàn. Khác với ngày đầu khi anh đưa con vào cổng trường Đại học Kiến trúc, chụp tấm ảnh nó nhút nhát chen với đám bạn cùng trang lứa vào cổng phụ của trường để ứng thi. Tấm ảnh đó trở thành một kỷ niệm khó phai nhòa của con. Để giờ đây con rộn ràng những bước chân mạnh mẽ.
Buổi sáng nắng ở TP.HCM đẹp đến lạ. Hai vợ chồng theo con gái đến trường, chờ đợi con gái mặc bộ đồng phục cho các tân cử nhân và lên bục nhận bằng. Anh đưa ống kính lên say mê chụp hình ảnh con mình, còn tôi thì vui đến ứa nước mắt. Ai lại không ứa nước mắt khi con cái mình thành đạt. Sau khi nhận bằng, cô bé xuống bên dưới, ôm chặt lấy ba mẹ: “Con cám ơn ba mẹ”.
Trên chuyến tàu trở về, anh say mê bỏ thẻ nhớ vào chiếc máy tính mang theo. Anh chuyển những tấm ảnh chụp con gái vào máy, phóng to lên ngắm nhìn. Những tấm ảnh ấy có cả hạnh phúc của anh.
Còn tôi, tôi bâng quơ nhìn ra ô cửa của con tàu. Mùa khô đang làm cho cả cánh rừng đổ một màu vàng rất lạ. Cả một thảm vàng dưới cánh rừng giống như tranh vẽ. Tôi hiểu tại sao anh lại lấy lá thư chuyển nhanh của tòa soạn báo cho anh nghỉ việc ép nhựa cẩn thận. Cánh cửa đó đóng lại để cho anh mở một cánh cửa mới, ở một con đường khác như rừng rụng hết lá rồi sẽ lại mơn mởn lá xanh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Dân văn phòng gần như ai cũng... ngoại tình!
"Dân văn phòng bây giờ gần như ai chả ngoại tình, đặc biệt là những người làm việc trong cơ quan nhà nước". Mấy người bạn tôi thường nói như thế, nhưng tôi không tin, chỉ đến khi tôi mở kinh doanh nhà nghỉ, tôi mới hiểu...
Thi thoảng, nhà nghỉ của tôi vẫn đón những đôi tình nhân trốn vợ/ trốn chồng mình đến đây "yêu" nhau
Chào các anh chị, nói ra điều này chắc nhiều người sẽ không tin, thậm chí sẽ chửa rủa tôi là vơ đũa cả nắm. Nhưng cách đây khoảng 2 năm về trước, tôi cũng giống như các anh chị, không bao giờ dám nghĩ rằng dân văn phòng đa số là ngoại tình, nhưng giờ thì tôi dám khẳng định, điều đó là hoàn toàn có cơ sở.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc cho một công ty du lịch. Công việc của tôi là làm hướng dẫn viên du lịch, đưa khách trong nước và quốc tế đến những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Công việc ấy làm tôi rất thích thú, tuy nhiên, có một điều làm tôi không bao giờ cảm thấy thích thú, đó là thi thoảng trong những chuyến đi tôi vẫn bị một số quý bà "gạ tình".
Và các hướng dẫn viên du lịch nữ thì bị các quý ông sàm sỡ, "gạ tình". Tất nhiên, trong số đó cũng có vài người đã chấp nhận "trao đổi", và họ nhận về những món tiền kha khá, có cô còn chấp nhận làm cả "vợ bé" của một du khách nào đó, để được "bao" cả đời, hoặc kiếm một khoản kha khá mua cái nhà rồi lấy chồng.
Không chỉ "gạ gẫm" các hướng dẫn viên du lịch, trong các tour tôi dẫn khách Việt, đa số là dân văn phòng và dù chẳng phải là vợ chồng, nhưng tour nào cũng có vài đôi ở với nhau như vợ chồng.
Nhìn thấy những cảnh ấy, tôi thực sự cảm thấy buồn. Vì với tôi, chuyện chung chạ với một người không phải vợ/ chồng mình thì điều ấy thật vô cùng khủng khiếp. Vì thế, được một thời gian thì tôi đã bỏ nghề và kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn.
Dân văn phòng là những người có tri thức, có hiểu biết xã hội, nhưng lại là những người hay ngoại tình. Có phải đạo đức xã hội giờ đây đã xuống cấp trầm trọng?
Cứ tưởng với công việc này tôi sẽ không bị mấy quý bà "gạ gẫm" nữa, và không phải thấy cảnh các đôi tình nhân trốn vợ/ chồng mình đi hú hí với nhau, tôi sẽ cảm thấy thỏa mái, yêu mến những giây phút sống trên đời này hơn. Ai ngờ, công việc kinh doanh nhà nghỉ còn làm tôi cảm thấy chán ngán hơn.
Tôi thường xuyên đến kiểm tra nhà nghĩ vào buổi trưa, và thường thấy 1 vài đôi tuần nào cũng đến 2-3 lần. Tôi bảo với mấy người nhân viên của mình, sao vợ chồng nhà kia lãng mạn thế, cứ phải vào nhà nghỉ để "yêu" nhau.
Khi tôi chưa dứt lời, một nhân viên của tôi nói, vợ chồng gì anh, bồ bịch đấy. Ông kia ở gần nhà em mà. Rồi nhiều trường hợp tương tự khác nữa, nhiều đôi tình nhân khác nữa, thi thoảng tranh thủ giờ nghỉ trưa, họ vẫn trốn vợ/ trốn chồng qua nhà nghỉ của tôi để "yêu" nhau.
Tôi đã nghiệm ra rằng, lời những người bạn tôi nói, "Dân văn phòng bây giờ gần như ai chả ngoại tình, đặc biệt là những người làm việc trong cơ quan nhà nước" là hoàn toàn đúng. Thậm chí, đôi khi một người đàn ông còn ngoại tình với vài người đàn bà một lúc, và ngược lại.
Thật buồn cho đạo đức xã hội ngày nay, vì dẫu sao, dân văn phòng cũng là những người có tri thức, có hiểu biết, vậy mà!. Liệu có phải, điều kiện sinh hoạt được cải thiện, họ ăn uống đầy đủ hơn trước, nên nhu cầu thỏa mãn cao hơn, hay còn vì ý thức của con người trong xã hội đang xuống cấp?.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Minh oan rằng vẫn còn trinh? Anh ấy kết tội em không còn gì để mất? Em rất hay đọc báo và các chuyên mục tâm sự như thế này. Và nay em phải gửi gắm dòng tâm sự của mình tới chuyên mục. Em thực sự rất buồn, cần những người xung quanh chia sẻ. Chúng em quen nhau đến nay cũng hơn 2 năm, anh là mối...