Bỗng dưng bị liệt vì thiếu chất
Một cô gái trẻ bỗng dưng bị liệt tay trái, nguyên nhân được chẩn đoán ban đầu là do thiếu vitamin B12.
Cô Kelly Rissman, đang sống tại Mỹ, bỗng dưng bị liệt tay trái. Sau khi cấp cứu tại bệnh viện, các bác sĩ cho hay nguyên nhân có thể là do thiếu vitamin B12, theo trang tin Insider.
Cụ thể, Rissman kể lại buổi tối trước hôm nhập viện, tay trái của cô đã bị tê. Tuy nhiên, bệnh nhân cho rằng mình chỉ đang tưởng tượng và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau, Rissman thức dậy và mất cảm giác với cánh tay trái của mình. Cô đã cố gắng co duỗi tay chân để thoát khỏi cảm giác đó, nhưng cánh tay của cô vẫn không có phản ứng.
Vitamin B12 có nguồn gốc chủ yếu từ động vật. Ảnh SHUTTERSTOCK
Rissman nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu. Tiến sĩ Edwin Serrano, bác sĩ khoa thần kinh tại Bệnh viện Đại học MedStar Georgetown (Mỹ) cho biết mức vitamin B12 của bệnh nhân dao động quanh mức 175 picogram/ml, trong khi con số này ở người bình thường là 300 picogram/ml.
Trả lời Insider, tiến sĩ Brad Kamitaki, chuyên gia thần kinh học của Trường Y khoa Rutgers Robert Wood Johnson cho biết: “Thông thường, các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 thường khó phát hiện và không được điều trị kịp thời trong nhiều năm”.
Tình trạng liệt chi của Rissman cũng là hệ quả của việc thiếu vitamin B12 trong nhiều năm. Các dấu hiệu ban đầu chỉ là mệt mỏi, ngứa ran tay hoặc chân, hay quên – vốn cũng là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác.
Tiến sĩ Kamitaki cũng cho hay thiếu hụt vitamin B12 thường là do hấp thụ kém hoặc ăn uống thiếu chất. Loại vitamin này có nguồn gốc từ động vật là chính, do vậy người ăn chay cũng nằm trong nhóm có nguy cơ thiếu hụt cao.
Hiện tại, sức khỏe của Rissman đã được cải thiện khá nhiều, nhưng tình trạng tê chi kéo dài, ăn không ngon, đau đầu, mất ngủ – hệ quả kèm theo khi sự thiếu hụt vitamin B12 trở nên nghiêm trọng – vẫn chưa thuyên giảm. Các bác sĩ chẩn đoán sức khỏe và cánh tay trái của nữ bệnh nhân sẽ trở lại bình thường khi bổ sung đủ lượng vitamin B12 trong thời gian từ 3 tháng đến 1 năm.
9 loại thực phẩm giúp bổ não cho trẻ
Theo nghiên cứu, các thực phẩm như trứng, quả mọng, rau cải xanh và sữa chua góp phần quan trọng trong chức năng não và khả năng nhận thức của trẻ.
Các thực phẩm giầu omega-3, iot, selen và choline được biết có nhiều lợi ích cho sự phát triển của não. Ảnh: Emedihealth.
Video đang HOT
Não phát triển nhanh trong vài năm đầu đời của trẻ. Trên thực tế, não của trẻ em đạt 80% trọng lượng não của người lớn vào thời điểm chúng được 2 tuổi và tiếp tục phát triển cho đến tuổi vị thành niên.
Tất cả các chất dinh dưỡng đều quan trọng đối với mỗi chức năng não. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra có một số chất dinh dưỡng và thực phẩm cụ thể hỗ trợ cho sự phát triển của não. Đồng thời, chúng cũng có lợi cho chức năng nhận thức trong suốt thời thơ ấu và thành niên.
Trứng
Trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất mà chúng ta có thể ăn và may thay, trẻ em cũng thích trứng. Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não và chức năng nhận thức như choline, vitamin B12, protein và selen.
Một đánh giá năm 2020 gồm 54 nghiên cứu cho thấy việc bổ sung choline vào chế độ ăn uống của trẻ trong 1.000 ngày đầu đời có thể hỗ trợ sự phát triển của não. Nó cũng bảo vệ não chống lại tổn thương tế bào thần kinh và cải thiện chức năng nhận thức.
2 quả trứng cung cấp 294 g choline, bao gồm 100% nhu cầu choline cho trẻ em 1-8 tuổi và hơn 75% nhu cầu cho trẻ em và thanh thiếu niên 9-13 tuổi.
Quả mọng
Quả mọng chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi gọi là anthocyanins. Các nhà khoa học phát hiện ra anthocyanins có thể có lợi cho sức khỏe não bộ theo nhiều cách khác nhau.
Chúng có thể làm tăng lưu lượng máu đến não, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy sản xuất các tế bào thần kinh mới và sự biểu hiện của một số protein. Kết quả từ một số nghiên cứu chỉ ra ăn quả mọng ảnh hưởng tích cực đến chức năng nhận thức ở trẻ em.
Ngoài ra, ăn nhiều quả mọng cũng có liên quan đến kết quả học tập tốt hơn trong một nghiên cứu bao gồm 2.432 trẻ em trai và gái vị thành niên.
Các loại rau lá xanh
Nhiều trẻ em gặp khó khăn khi ăn rau xanh, nhưng nghiên cứu cho thấy những loại rau bổ dưỡng này rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ của trẻ.
Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và rau diếp chứa hợp chất bảo vệ não như folate, flavonoid, carotenoid, vitamin E và K1.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em được cung cấp đủ lượng folate có điểm nhận thức tốt hơn so với trẻ em không được cung cấp đủ lượng folate.
Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu carotenoid, chẳng hạn như rau lá xanh, có thể tăng cường chức năng nhận thức ở trẻ em.
Các loại rau lá xanh có khả năng tăng cường chức năng nhận thức ở trẻ em. Ảnh: Medicalnewstoday.
Hải sản
Hải sản là nguồn dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với chức năng của não, bao gồm chất béo omega-3, iot và kẽm.
Cơ thể cần kẽm để sản xuất và phát triển tế bào thần kinh, trong khi chất béo omega-3 cần thiết cho chức năng bình thường của não. Cơ thể cần iot để sản xuất hormone tuyến giáp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ.
Nhiều nghiên cứu liên kết việc tiêu thụ hải sản với chức năng nhận thức tốt hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trên thực tế, các nghiên cứu đã liên kết việc ăn cá với điểm IQ cao hơn và cải thiện thành tích học tập ở trẻ em
Hơn nữa, nồng độ chất béo omega-3 trong máu thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng nhận thức ở trẻ em.
Cacao
Cacao và các sản phẩm từ cacao như cacao ngòi (những miếng nhỏ của hạt cacao nghiền nát) là nguồn thực phẩm tập trung nhiều chất chống oxy hóa flavonoid bao gồm catechin và epicatechin.
Các hợp chất này có đặc tính chống viêm, bảo vệ não và được nghiên cứu là có lợi cho sức khỏe của não.
Các flavonoid trong cacao làm tăng lưu lượng máu lên não và cải thiện quá trình xử lý thị giác. Nghiên cứu chỉ ra chúng có thể cải thiện hiệu suất trong các nhiệm vụ nhận thức nhất định ở người lớn. Hơn nữa, tiêu thụ cacao có thể cải thiện hiệu suất nhận thức ở những người trẻ tuổi.
Cam
Cam rất giàu flavonoid, bao gồm hesperidin và narirutin. Trên thực tế, nước cam là một trong những nguồn cung cấp flavonoid phổ biến nhất.
Nghiên cứu gợi ý ăn thực phẩm và đồ uống giàu flavonoid như cam và nước cam giúp tăng hoạt động thần kinh và lưu lượng máu đến não. Điều này có thể tăng cường chức năng nhận thức.
Những người có mức vitamin C trong máu tối ưu có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ liên quan đến sự tập trung, trí nhớ, sự chú ý, sự nhớ lại, tốc độ quyết định và nhận biết, so với người thiếu vitamin C.
Thực phẩm và đồ uống giàu chất flavonoid như cam và nước cam giúp tăng hoạt động thần kinh và lưu lượng máu đến não. Ảnh: Healthline.
Sữa chua
Cho trẻ ăn sữa chua không đường vào bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ giàu protein là cách để hỗ trợ sức khỏe não bộ của trẻ.
Các sản phẩm từ sữa như sữa chua là nguồn cung cấp iot và nhiều chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển và chức năng của não như protein, kẽm, B12 và selen.
Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra ăn sáng rất quan trọng đối với chức năng não của trẻ. Do đó, chuẩn bị bữa sáng giàu chất dinh dưỡng bao gồm các loại thực phẩm có lợi cho não là cách tuyệt vời để hỗ trợ sức khỏe não của trẻ. Hãy cân nhắc cho trẻ ăn sữa chua không đường cùng với quả mọng, granola tự làm, cacao ngòi và hạt bí ngô.
Thực phẩm giàu chất sắt
Tình trạng sắt thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhận thức và kết quả học tập ở trẻ em cũng như liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Trẻ em dưới 7 tuổi có nguy cơ thiếu sắt cao nhất. Để giúp ngăn ngừa tình trạng này, hãy đảm bảo chế độ ăn của trẻ có các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, đậu và rau bina.
Quả hạch và hạt
Quả hạch và hạt có giá trị dinh dưỡng cao và chứa nồng độ cao các chất dinh dưỡng có liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức như vitamin E, kẽm, folate, sắt và protein.
Nghiên cứu cũng chỉ ra ăn các loại hạt có thể giúp cải thiện chất lượng chế độ ăn uống của trẻ và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất béo lành mạnh, protein và chất xơ. Chất lượng chế độ ăn uống có liên quan đến kết quả học tập và chức năng nhận thức tốt hơn.
Sự thiếu hụt vitamin này có thể làm hỏng thành động mạch của bạn Sự thiếu hụt vitamin B12 làm tăng mức độ homocysteine trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ và hình thành cục máu đông. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biomedicine & Pharmacotherapy cho biết hàm lượng vitamin B12, B6 và B9 thấp có thể dẫn đến chứng xơ vữa động mạch,...