Bỗng dưng bị đánh đập cho đến chết
Dáng người nhỏ thó cùng cặp kính cận “dày cộp”, Nguyễn Quốc Huy (tức Huy Phốc, SN 1981, trú tại khu 7,2ha, phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) trông chẳng khác nào một thư sinh ngoan ngoãn. Ấy vậy mà hành vi phạm tội của đối tượng lại vô cùng tàn khốc, mang đậm màu sắc “ xã hội đen”…
Huy Phốc (bên phải, ngoài cùng hàng trên) cùng đồng phạm tại phiên tòa
Cái chết oan uổng
Bị truy tố về tội giết người mang tính chất côn đồ, ngoài Nguyễn Quốc Huy còn có Lê Tú Linh (tức Linh Vẩu SN 1991), trú ở số 186 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa và Triệu Hoàng Trung (SN 1985), trú ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Liên quan đến vụ án, các bị cáo gồm: Lê Thanh Tùng (SN 1981), trú phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ; Cao Quang Thi (SN 1990), trú số 53, ngõ Xã Đàn, quận Đống Đa và Nguyễn Ngọc Linh (tức Linh Đen, SN 1991), trú tại tổ 5, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội cùng bị cáo buộc về tội gây rối trật tự công cộng.
Đêm 24-12-2009, trên đường đi chơi về đến phố Thụy Khuê, Trung và Tùng va chạm giao thông, sau đó xô xát với một nhóm thanh niên lạ mặt. Trở về nơi thuê trọ tại số 378 phố Thụy Khuê, Trung rủ Linh Vẩu và Thi mang đao, tuýp sắt quay lại chỗ xảy ra va chạm để đánh trả thù. Tùng cũng gọi điện cho một số đối tượng, trong đó có Huy Phốc và Linh Đen đến tiếp ứng.
Tụ tập ở đầu ngõ 378 phố Thụy Khuê, nhóm thanh niên này nhìn thấy anh Trần Ngọc Điệp điều khiển xe máy chở Lê Trung Kiên đi ngang qua. Cho rằng Điệp và Kiên chính là những người đã xô xát với Trung trước đó nên cả hội hò nhau đuổi đánh. Sau khi ép sát anh Điệp, Tùng đạp đổ xe máy của nạn nhân để cả hội lao vào dùng chân tay và hung khí đánh hội đồng. Chỉ đến khi anh Điệp nằm bất động, các đối tượng mới nhận ra đã trả thù nhầm người, rồi bỏ trốn.
Mặc dù được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu, song vì thương tích quá nặng nên anh Điệp đã tử vong. Theo kết luận pháp y, nạn nhân bị đa chấn thương ở vùng đầu, ngực và bụng. Nguyên nhân chết do chấn thương sợ não. Bị khởi tố và bị bắt giữ, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Video đang HOT
Không thể rộng lòng…
Quá trình điều tra phân loại và làm rõ tính chất, mức độ phạm tội của từng đối tượng, VKSND TP Hà Nội đã cáo buộc 6 bị cáo theo những tội danh trên. Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong 2 ngày (8 và 9-11), một số bị cáo đã thay đổi lời khai khi đổ lỗi cho nhau.
Trình bày trước HĐXX, Huy Phốc cho rằng không dùng đao đập vào đầu nạn nhân mà chỉ dùng chân tay đấm đá. Tương tự, Linh Vẩu và Trung cũng trình bày chỉ đấm đá nạn nhân mấy cái rồi bỏ đi. Tuy nhiên, căn cứ vào các lời khai tại CQĐT, dấu vết trên thân thể anh Điệp và nhiều chứng cứ khác, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố.
Trong vụ án này, dù rất “nhỏ con” nhưng khi được đồng bòn rủ rê, Huy Phốc lại là kẻ hung hăng nhất khi đuổi đánh người không hề có mâu thuẫn gì với hắn. Huy Phốc cũng chính là kẻ dùng đao đập liên tiếp xuống đầu anh Điệp cho đến khi nạn nhân hoàn toàn mất khả năng bỏ chạy và cơ hội sống sót. Vì vậy, đối tượng côn đồ mang gương mặt thư sinh này đã bị coi là kẻ giữ vai trò tích cực nhất trong vụ án mạng.
Lặn lội hàng trăm cây số, từ Tuyên Quang xuống Hà Nội để chứng kiến pháp luật trừng trị những kẻ đã gây ra cái chết thương tâm đối với anh Điệp, ông Trần Ngọc Toàn và bà Đinh Thị Lừng (bố mẹ nạn nhân) mang trong lòng nỗi đau đớn tột cùng. Đã gần 2 năm trôi qua, song đến giờ ông Toàn vẫn không thể tin nổi, đứa con trai út của mình lại phải mất mạng vì một lý do “vớ vẩn” như thế.
Bày tỏ yêu cầu tại tòa, ông Toàn không nén nổi sự căm phẫn. Giọng uất nghẹn, bố nạn nhân khẩn khoản: “Mong tòa xử phạt thật đích đáng các bị cáo đã gây ra cái chết cho con trai tôi. Chỉ có như vậy thì linh hồn của cháu mới được siêu thoát và để xã hội không xảy ra những vụ án đau lòng tương tự”. Ôm tấm di ảnh con trai, bà Lừng cũng giàn giụa nước mắt: “Nghĩa tử là nghĩa tận. Vậy mà gia đình tôi không hề nhận được bất kỳ lời thăm hỏi hay nén hương nào từ phía người thân các bị cáo. Thử hỏi, nếu gia đình các bị cáo rơi vào hoàn cảnh của chúng tôi thì thế nào?!”
Xét hành vi của các bị cáo không chỉ gây đau thương, tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội nên TAND TP Hà Nội đã lần lượt tuyên phạt Huy Phốc, Linh Vẩu và Triệu Hoàng Trung cùng mức án tù chung thân. Các bị cáo phạm tội gây rối trật tự công cộng cũng bị phạt từ 18 – 24 tháng tù giam. Vụ án khép lại, nhưng chắc chắn nỗi đau của gia đình ông Toàn sẽ vẫn còn dai dẳng và đây cũng là bài học đắt giá cho những kẻ coi thường mạng sống người khác.
Theo ANTD
Cậu học trò bán báo đậu 3 trường đại học
Sáng dậy sớm cùng mẹ sắp xếp báo chuẩn bị đi bán, chiều lại phụ cha sửa xe đạp, nhưng Nguyễn Quốc Huy, học sinh trường THPT chuyên Quốc học Huế vẫn đậu 3 trường đại học.
Huy vừa nhận giấy báo trúng tuyển của ĐH Cảnh sát Nhân dân TP HCM (khối A) 21 điểm; ĐH Y - Dược Huế (khối B) 23,5 điểm và ĐH FPT Đà Nẵng 80/100 điểm. Bạn bè gặp Huy tại một quán cà phê cóc trên vỉa hè thành phố Huế với chồng báo trên tay, Huy cười bảo phải tranh thủ bán để dành dụm tiền đi học.
Hằng ngày, cứ vào 5h sáng, Huy dậy cùng mẹ sắp xếp báo, chuẩn bị đem bán. Đến 6h30 là em nghỉ tay, chuẩn bị lên lớp học còn mẹ đạp xe đi bán báo dọc các tuyến phố, phục vụ cho khách ngồi quán cà phê. Những ngày chủ nhật hoặc được nghỉ học sáng, 2 mẹ con lại đi bán từ sáng cho tới trưa.
Bán báo dạo trên chiếc xe đạp cũ là công việc mỗi buổi sáng của Nguyễn Quốc Huy. Ảnh: Văn Nguyễn.
Sau mỗi buổi học trên lớp, Huy cùng cha là ông Nguyễn Thức Tùng sửa xe máy, xe đạp cho khách qua đường. Về nhà, cậu lại tranh thủ lo nấu cơm, kèm cặp đứa em học lớp 4. Căn nhà trọ của gia đình Huy trên đường Nguyễn Lộ Trạch (thành phố Huế) tuy thiếu thốn đủ thứ nhưng bao giờ cũng đầy ắp tiếng cười.
Bà Nguyễn Thị Hương, mẹ Huy, làm nghề bán báo dạo hơn 10 năm nay không cầm được nước mắt khi kể về gia cảnh. Vợ chồng bà quê gốc Nghệ An, cách đây hơn 10 năm, hai người mang con vào Huế lập nghiệp, mong có được bữa cơm no đủ, con cái học hành tử tế. Ai ngờ kiếp nghèo cứ bám riết, làm ngần ấy năm mà vẫn phải ở trọ, chạy ăn từng bữa. Bà làm nghề bán báo dạo còn chồng làm nghề sửa xe đạp ở vỉa hè.
"Ngày mới vào Huế, thằng Huy còn nhỏ xíu. Mỗi lần đi bán báo tui cõng nó theo. Có lẽ nhờ đó mà lớn lên là thằng Huy theo tôi đi bán báo dạo. Chắc con nó cũng ngại nhưng vì thương cha mẹ nên vẫn làm cho đến giờ", bà Hương nói.
Công việc bán báo cũng không phải đơn giản. Có nhiều lần Huy vào các quán cà phê, quán nhậu... gặp những vị khách khó tính xua đuổi, thậm chí dùng lời lẽ xúc phạm nhưng em đều cố gắng chịu đựng. Bởi em nghĩ, mục đích lớn là giúp cha mẹ bán báo kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cũng chính từ những lần ấy mà Huy hiểu được khó khăn trong công việc của mẹ và thương mẹ nhiều hơn.
Tài sản có giá nhất của gia đình là chiếc xe đạp mà nhờ một lần phụ bếp ông Tùng xin được. Trên chiếc xe ấy, ngày ngày Huy đi học, bà Hương đi bán báo dạo, ông Tùng chở đồ nghề ra góc đường Bến Nghé.
Phụ mẹ xếp báo trước quầy hàng sửa xe đạp của cha. Ảnh: Văn Nguyễn.
Bà Hương bảo hôm nghe tin Huy đậu đại học, cả nhà ai cũng vui. Bà luống cuống chạy hết các quán cà phê để bán hết báo rồi ùa ra chợ mua con cá to về làm cơm ăn mừng. Còn ông Tùng cả buổi sáng chả thèm vá săm xe nữa, gặp ai quen cũng bắt chuyện rồi khoe thằng con trai của ông đậu đại học, mà đậu một lúc đến 3 trường.
Người vui nhất là Huy. "Em thích học ĐH Y - Dược Huế hoặc ĐH FPT Đà Nẵng hơn. Nhưng vì không có tiền nên cha mẹ khuyên em nên chọn học ĐH Cảnh sát Nhân dân TP HCM vì được miễn giảm học phí", Huy chia sẻ.
Ngồi nhẩm tính mỗi tháng hết 700.000 đồng thuê trọ, hơn một triệu đồng tiền ăn, các chi phí khác... để con trai theo học đại học, ông Tùng thở dài: "Thực tình vợ chồng tôi cũng muốn lo cho con học ở Huế hoặc Đà Nẵng vừa gần nhà, vừa là ngành học con thích. Nhưng tại cái số nghèo, tiền nhập học trước mắt vẫn chưa biết xoay đâu ra".
Dù khó khăn, nhưng chàng trai với khuôn mặt sáng vẫn đầy quyết tâm: "Bất cứ học ở trường nào em cũng cố gắng học tập và rèn luyện làm người tốt, có ích cho xã hội. Em biết cuộc sống của em là niềm an ủi lớn lao cho cha mẹ sau mỗi ngày làm lụng cực nhọc".
Theo VNE