Bỗng dưng bị chị chồng chỉnh đốn vì quên giỗ, cô em dâu quyết “mất lòng trước được lòng sau” thẳng thắn đáp: “Chị không có quyền lên tiếng”
“Coi như đã rõ, tôi nói thẳng với chị chồng: ‘Bác ạ, bác đi lấy chồng cũng như em đi lấy chồng. Bác vẫn nói con gái là con người ta, không thể chốc chốc về nhà mình mà tham gia nọ kia nên ở đây bác cũng không có quyền lên tiếng’”, nàng dâu kể.
Chuyện mẹ chồng – nàng dâu, chị dâu – em chồng là chủ đề khá quen thuộc trên mạng xã hội. Mỗi nàng dâu đều có những tâm sự, nỗi khổ riêng nhưng đa phần đều chịu ấm ức mà không biết bày tỏ cùng ai. Có người chọn cách im lặng, có người lại nhún nhường cho qua chuyện, song phản ứng mạnh như nàng dâu này quả thật khiến hội chị em sững sờ.
Câu chuyện của cô ấy được đăng trên 1 diễn đàn như sau:
“Tôi muốn kể cho các chị em nghe chuyện chính mình trải qua. Có thể sẽ nhiều người phản đối cách xử lý của tôi nhưng tôi vẫn quan niệm, mất lòng trước được lòng sau. Càng im lặng càng đưa mọi thứ vào bế tắc.
Ngày trước cưới xong tôi ở nhà chăm con, phục vụ nhà chồng chu đáo thì không có chuyện gì xảy ra. Kể từ lúc vợ chồng tôi quyết định lên Hà Nội làm là đủ thứ chuyện.
Ảnh minh họa
Tôi cũng nói qua chút thời gian trước, chồng tôi đi làm công trình nên chi tiêu trong nhà rất thoáng, nói thẳng ra là nuôi ông bà trong 2 năm ấy chỉ bởi 1 lý do ‘bố mẹ chăm anh từng này, mình chịu thiệt tí cũng không sao’. Có lẽ vì thế nên từ ngày vợ chồng tôi đi, ông hiểu nhiều thứ và rất thương con cháu.
Hôm trước bà gọi hỏi bao giờ con tôi nghỉ hè thì cho về chơi, tôi định cho con về 1 tuần. Thứ 7 làm xong buổi sáng ra xe cũng quá trưa, mẹ con tôi về nhà vào khoảng 2h chiều.
Vừa đến cửa thì chỉ thấy bọn trẻ con chơi với nhau, không thấy người lớn. Tôi cũng chơi cùng các cháu được khoảng 15 phút thì đi quanh nhà xem có ai không (nhà chồng tôi ở quê nên rất rộng).
Ra đến bếp thì thấy chị chồng đang xào nấu. Chị ấy không thèm nhìn tôi lấy 1 cái mặt rất khó chịu. Tôi chủ động hỏi thì nhận được câu trả lời: ‘Bà chờ con dâu về làm cỗ, nhà có giỗ mà giờ con dâu mới vác mặt về’.
Tôi nhìn đồng hồ là 2 rưỡi, mọi thứ xung quanh vẫn chỉ đang ở công đoạn sơ chế. Tôi không hề biết nhà có giỗ bởi mẹ chồng tôi thờ cả bố mẹ đẻ, 2 ban thờ và có đến 50 cái giỗ 1 năm.
Video đang HOT
‘Không nhớ thì mở sổ ra mà nhìn, làm dâu có cái việc cỏn con nhớ hết các ngày giỗ, làm tròn bổn phận mà còn không làm được’, đó là câu chị chồng nói với tôi.
Đúng lúc ấy thì mẹ chồng ở trên gác đi xuống, bà nhìn tôi cười rất tươi còn bảo: ‘Mẹ biết nay mày đi làm nên kệ, về lúc nào thì về, làm bát cơm bát canh mỗi nhà mình ấy mà’.
Tôi đã hiểu ra vấn đề. Tôi bình thản lẳng lặng giằng lấy đôi đũa nấu mỉm cười nói với chị ấy: ‘Thế thì bác đi ra đi để em làm tròn bổn phận’. Nói rồi tôi nấu 1 mâm cỗ đẹp mắt bưng lên cho mẹ chồng.
Xong xuôi tôi hỏi bà có trách mình việc về muộn không, bà còn cười xòa: ‘Mẹ biết công việc của 2 đứa trách móc cái gì. Chị mày nó thích vẽ ra thì nấu nướng sớm chứ mẹ bảo để hơn 3h hãy làm’.
Coi như đã rõ, tôi nói thẳng với chị chồng: ‘Bác ạ, bác đi lấy chồng cũng như em đi lấy chồng. Bác vẫn nói con gái là con người ta, không thể chốc chốc về nhà mình mà tham gia nọ kia nên ở đây bác cũng không có quyền lên tiếng. Trước nay em làm dâu bố mẹ không trách em nửa lời. Thiết nghĩ bác nên về xem lại bản thân xem đã làm bố mẹ chồng bác hài lòng được như thế chưa. Còn những việc gì bác nói đó là của em mong bác đừng động tay vào, bác làm không bằng em làm cố đâu’.
Ảnh minh họa
Không phải tự nhiên mà tôi gay gắt như vậy. Có 1 người chị chồng luôn mỉa mai, tị nạnh em trai, ‘đâm bị thóc, chọc bị gậy’ thì các mẹ mới hiểu được. Đây cũng là lần đầu ‘tức nước vỡ bờ’ của mình từ khi làm ra kinh tế”.
Rất tiếc cô vợ ấy không kể hết diễn biến đến kết quả nhưng câu chuyện đã khiến hội chị em tranh luận. Người nói cô ấy láo, người bênh vực “con giun xéo mãi cũng quằn”, không thể nói người ta đúng hay sai khi không trực tiếp trải qua.
Không dưng mà các cụ có câu, “kết hôn rồi anh em kiến giả nhất phận”. Không ít các ông anh, bà chị có gia đình vào sẽ nảy sinh những ích kỉ riêng, luôn so bì, tị nạnh với em mình nếu họ có hơn mình 1 chút. Lúc này mới cần sự khéo léo của các nàng dâu. Đôi khi im lặng không phải đỉnh cao của âm thanh đâu, bởi bạn càng nhún nhường cho yên cửa yên nhà thì người ta càng được đà những lần sau.
Không sai khi nói làm dâu là cả 1 nghệ thuật bởi rất nhiều cô vợ cô gắng hết mình mà vẫn bị coi thường, ghét bỏ. Chẳng thể có 1 công thức chuẩn để phụ nữ phải đối xử thế nào với nhà chồng nhưng quan trọng vẫn là nhận thức và sự tinh tế của mỗi người. Cơ bản nhất là các chị em có chồng sát cánh, có bố mẹ chồng ủng hộ là “toàn thắng” rồi, bớt 1 mối quan tâm sẽ bớt nhiều phần ấm ức.
Đêm tân hôn chị chồng xúi bố mẹ "đừng để nó giữ vàng cưới" và pha xử lý "đi vào lòng người" khiến vị trí nàng dâu được củng cố
"Em nghe chồng kể thì chị gái muốn mai mối anh cho người bạn chơi cùng mình nhưng không thành công, đâm ra không ưa em", nàng dâu tâm sự.
Cuộc sống nhà chồng luôn là một vấn đề với bất cứ nàng dâu nào. Có người may mắn gặp được bố mẹ chồng dễ chịu thì chẳng sao. Nhưng cũng có nhiều trường hợp khó sống vì anh chị chồng, bố mẹ chồng quá khó tính. Bản thân chồng cũng chẳng bảo vệ được mình.
Mới đây, một nàng dâu mới tâm sự chuyện ngay trong ngày cưới. Chuyện như sau:
"Ở đây có ai vất vả vì chị chồng không ạ. Kiểu bố mẹ chồng dễ chịu nhưng chị chồng lại cực khó khăn với mình ấy.
Em đang lâm vào hoàn cảnh ấy đây. Chị gái chồng em đã ly hôn, về sống với bố mẹ đẻ. Thành ra anh ở luôn trong nhà. Tính của chị ấy thì bất cứ vấn đề gì cũng muốn can thiệp vào, chẳng hiểu vì sao lại như thế. Em nghe chồng kể thì chị gái muốn mai mối anh cho người bạn chơi cùng mình nhưng không thành công, đâm ra không ưa em.
Em và chồng yêu nhau đã lâu, từ lúc hai bên đi lại rồi quyết cưới xong em về nhà anh chơi cũng nhiều lắm. Đáng lẽ bọn em cưới đầu năm nay nhưng vì dịch nên hoãn lại, mới cưới tuần trước thôi.
Ảnh minh họa.
Mấy lần em về quê chị chồng đều tỏ ra khó chịu, chê bai quà cáp rồi cả đồ ăn em nấu. Mà không phải mỗi về quê đâu, trước đó bàn tính chuyện cưới xin hai bên, chị ấy còn góp ý khuyên bố mẹ chồng khăng khăng làm theo tục lệ nhà trai. Trong khi đó, phong tục bên em khác nên mới bàn bạc đấy chứ.
Thế nhưng mấy lời chị ấy góp ý bố mẹ chồng và cả chồng em không theo. Ai cũng hỏi han qua em rồi mới đưa ra quyết định. Có được chồng và bố mẹ như thế em cũng đỡ tủi thân.
Một sự việc xảy ra trong đêm tân hôn em thấy chị chồng quá đáng hơn nữa. Cũng may là chồng và mẹ chồng em giải quyết gọn không em uất ức vô cùng.
Đêm tân hôn của bọn em, vì cả ngày đãi cỗ cưới nên chuyện dọn dẹp cỗ bàn cũng mất thời gian. Xong xuôi cả gia đình ngồi quây quần nói chuyện với mấy người họ hàng thân thiết.
Em mệt quá nên xin phép lên phòng sớm. Em ngủ thiếp đi mất. Khoảng vài tiếng sau thì giật mình tỉnh lại chưa thấy chồng lên nhà. Nghĩ rằng mọi người đang ngồi chơi tiếp nên em xuống phòng khách. Thế nhưng phòng khách chẳng có ai, đang đứng ở cầu thang thì em nghe thấy tiếng nói chuyện ở phòng bếp.
Khi đó bố mẹ chồng, chị chồng và chồng em đang kiểm phong bì. Vì cái bàn bếp khá to và rộng rãi nên được trưng dụng để đồ.
Tiếng chị chồng bỗng cao vút lên: 'Mẹ giữ hết vàng cưới đi, để cho nó giữ làm gì. Nhà mình cho mới lắm chứ bên ngoại nghèo kiết xác được bao nhiêu, 2 chỉ à. Nhà mình tặng phải đến cả 2 cây đấy. Cả cậu nữa, thời buổi bây giờ làm gì cũng phải chắc cốp, tiền nong đừng cho vợ giữ, nhỡ đâu lại như vợ chồng chị con kia nó lấy hết'.
Lúc đó em nghe mà sững sờ luôn. Tại sao chị gái chồng lại có suy nghĩ như vậy nhỉ. Những lời chị ấy nói rõ ràng là coi thường em rồi. Vả lại ngay ngày cưới của hai đứa mà chị chồng phát ngôn không có chừng mực, vô duyên đến như vậy.
Ảnh minh họa.
Khi đó cảm giác của em hoang mang vô cùng. Cứ cảm thấy gia đình chồng có suy nghĩ khác về mình, hội họp lại nói xấu. Thế nhưng, ngay khi chị chồng vừa dứt lời, mẹ chồng đã lên tiếng luôn: 'Sao con lại phát ngôn vừa ngu dốt vừa ích kỷ đến vậy nhỉ? Ở cái nhà này con cái bình đẳng với nhau.
Hồi cưới con bao nhiêu tiền mừng mẹ cho con cả bây giờ mẹ cũng thế. Vàng cưới đã cho con dâu là của con dâu. Nhà có hai anh em, con nói ra được những lời đó thì đừng trách sau này đến em trai em dâu cũng xa lánh chị. Nói thì phải nghĩ chứ, ích kỷ quá chừng quá mức không thể chấp nhận nổi. Con bớt nói vài câu đi cho thiên hạ nó thái bình'.
Chồng em có vẻ cũng tức tối lắm, nói luôn: 'Chị với bên nhà chồng chị ứng xử thế nào, em không biết. Còn ở nhà này và chuyện của vợ chồng em thì chị đừng có can thiệp sâu vào. Đây là chuyện bọn em tự giải quyết. Chị ngẫm lại mấy lời chị nói đi, chị là phụ nữ chứ đàn ông mà có những câu ấy là có đánh nhau ngay cái nhà này rồi đấy'.
Thật sự nghe xong mấy câu ấy mà em ấm lòng các chị ạ. Ít nhất mọi chuyện xảy đến có chồng và bố mẹ chồng đứng ở phía em. Đôi khi tấm lòng của họ ra sao thể hiện ở một vài câu nói khi không có mình như thế đấy.
Nhưng mà có lẽ bị một lần nói thẳng như vậy nên chị chồng thay đổi hẳn, không lắm điều như trước nữa".
Các nàng dâu mới cưới lúc nào cũng lo lắng về cuộc sống ở nhà chồng. "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng", câu này đã khiến không ít nàng dâu sợ hãi về em hoặc chị chồng. Thế nhưng hãy nhớ rằng, ở nhà chồng đó một khi có được sự ủng hộ của người bạn đời và bố mẹ chồng thì chẳng còn gì phải sợ hãi nữa cả.
Bị chị chồng mắng "mợ tham vậy" khi xin con cá mang đi, không ngờ chỉ nhờ tiếng giậm chân phía sau mà vị thế thay đổi hẳn "Không ngờ, vừa nói hết câu, chị chồng em đi từ trong nhà ra bảo: 'Gớm, mợ tham vậy. Cả ao có con cá ngon thì mợ xin cho con mợ. Thế con người khác ăn gì?'", cô vợ than thở trên 1 diễn đàn. Sau mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thì chị chồng - em dâu cũng là 1 mối...