Bóng đèn Điện Quang (DQC): Đặt kế hoạch thua lỗ do lo ngại Covid-19, tái cấu trúc sang công ty cung cấp giải pháp công nghệ
Năm 2019, lợi nhuận Bóng đèn Điện Quang (DQC) về đáy 10 năm với vỏn vẹn 27 tỷ đồng. So với kế hoạch thận trọng (chấp nhận đi chậm lại 1-2 năm), DQC vẫn chỉ mới thực hiện chưa đến 50% chỉ tiêu.
Bóng đèn Điện Quang (DQC) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên. Ghi nhận tại biên bản họp, đánh giá dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp DQC chia kế hoạch kinh doanh 2020 thành 2 kịch bản. Chi tiết:
Kịch bản 1: Dịch Covid-19 được kiểm soát và Công ty hoạt động bình thường trở lại vào quý 3, DQC đặt kế hoạch doanh thu 610 tỷ – giảm 26% và lợi nhuận trước thuế 1,86 tỷ – giảm mạnh đến 95% so với thực hiện năm 2019.
Kịch bản 2: Dịch Covid-19 kéo dài và ảnh hưởng quá độ đến quý 3, Công ty hoạt động bình thường trở lại vào quý 4, doanh thu dự giảm 35% về 543 tỷ, lỗ trước thuế 9,6 tỷ đồng.
Song song, bên cạnh việc tích cực gia tăng nguồn thu, Công ty dự rà soát, cắt giảm tối thiểu 20% chi phí. Công ty dự không chia cổ tức trong năm 2020.
Video đang HOT
Kết thúc quý 1/2020, doanh thu thuần DQC đạt 191 tỷ, giảm 15% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, LNST Công ty chỉ còn hơn 3 tỷ, giảm mạnh 65%. Theo giải trình từ phía Công ty doanh thu giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lợi nhuận giảm do chi phí tài chính tăng cao do giá cổ phiếu bị giảm mạnh bởi đại dịch Covid-19 nên Công ty phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn theo quy định. Chi phí quản lý tăng do công ty phân bổ chi phí bản quyền phần mềm ERP cũng như phát sinh thêm chi phí phòng dịch bệnh Covid-19.
Thành lập từ năm 1973, DQC là một trong những đơn vị sản xuất, kinh doanh các loại bóng đèn, thiết bị chiếu sáng lớn nhất cả nước. Với vị thế dẫn đầu về năng lực sản xuất, thương hiệu tên tuổi, DQC nhận được rất nhiều kỳ vọng khi kinh tế trong nước duy trì mức tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện khiến nhu cầu thiết bị chiếu sáng tăng theo.
Tuy nhiên, những năm gần đây, DQC liên tục giảm sút kinh doanh. Nguyên nhân do cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt trước sự giảm sút nặng nề của tiêu thụ sản phẩm truyền thống, thay thế bằng xu thế chuyển sang led, bộ đèn luminare, sản phẩm thông minh (giảm dùng bóng). Chưa kể, trước đây đèn truyền thống chỉ chịu thuế nhập khẩu 25%, trong khi đèn led là thuế 0%; trong khi không thể giảm giá bán nhằm đảm bảo thương hiệu, DQC đối mặt với cạnh tranh gay gắt về giá cả.
Năm 2019, lợi nhuận DQC về đáy 10 năm với vỏn vẹn 27 tỷ đồng. So với kế hoạch thận trọng (chấp nhận đi chậm lại 1-2 năm), DQC vẫn chỉ mới thực hiện chưa đến 50% chỉ tiêu.
Tại Đại hội năm nay, trả lời cổ đông về chiến lược kinh doanh thời gian tới, lãnh đạo DQC cho hay từ năm 2016, trong khi xu thế phát triển của chiếu sáng LED đang thể hiện ưu thế thì HĐQT Công ty đã nhận xét là mức độ cạnh tranh trong ngành chiếu sáng LED sẽ rất lớn khi rào cản kỹ thuật và thuế quan tham gia ngành là rất thấp (trước đây đối với đèn compact và đèn huỳnh quang thì công nghệ sản xuất khó tham gia hơn và có hàng rào thuế quan nên cả nước chỉ có ít đơn vị sản xuất còn lại đều nhập từ Trung Quốc với mức thuế là 25% nên Công ty có lợi thế cạnh tranh hơn). Cho nên mặc dù doanh thu đèn LED vẫn tăng trưởng nhưng lợi nhuận ngày càng giảm dần do cạnh tranh khốc liệt về giá.
Vì vậy, Công ty đã xác định chiến lược kinh doanh mới, theo đó ngoài mảng chiếu sáng LED, Công ty cần tìm ra các hướng đi mới để khai thác các thế mạnh của mình. Đó là lý do mà Công ty xây dựng chiến lược chuyển đổi từ một công ty sản xuất sản phẩm thuần túy thành đơn vị cung cấp giải pháp tổng thể và từ một công ty cung cấp sản phẩm thông thường sang cung cấp giải pháp công nghệ thông minh.
Để thực hiện chiến lược này, Công ty đã tiến hành nhiều công tác đầu tư: từ xây dựng nhà máy Điện Quang công nghệ cao đến việc tái cấu trúc hệ thống phân phối để phù hợp với định hướng mới, cũng như đầu tư mạnh cho NCPT với việc thành lập các khối công nghệ như IOT và Homcare.
VietinBank muốn giữ lại toàn bộ lợi nhuận hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu, dự kiến tăng trưởng tín dụng 4-8,5% trong năm 2020
VietinBank cũng cho biết, hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao hiện nay là 8,5%
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - CTG) vừa công bố các tài liệu tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
Tại tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2020, Hội đồng quản trị VietinBank nhận định, năm 2020, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng lớn tới các nền kinh tế, sản xuất đình đốn, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thương mại và đầu tư giảm. Với việc tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, độ mở của nền kinh tế khá lớn, nền kinh tế Việt Nam đã cà đang chịu ảnh hưởng đáng kể bởi dịch bệnh Covid-19. Một số ngành nghề hoạt động bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là các doanh nghiệp bị hoạt động trong lĩnh vực hàng không, giao thông vận tải, xăng dầu, dịch vụ, du lịch, thương mại và các doanh nghiệp XNK.
Hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đặc biệt là khối NHTM Nhà nước đóng vai trò chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời có trách nhiệm đồng hành chia sẻ với những khó khăn với doanh nghiệp, người dân chung tay cùng cộng đồng trong cuộc chiến đối phó với dịch bệnh. Theo đó, hoạt động kinh doanh của các NHTM nhìn chung sẽ gặp nhiều thách thức.
Với VietinBank, năm 2020 có ý nghĩa quan trọng, là năm cuối cùng trong lộ trình thực hiện phương án cơ cấu lại gứn với xử lý nợ xấu của VietinBank. Năm 2020, VietinBank dự kiến tổng tài sản tăng trưởng 1-3%, dư nợ tín dụng tăng 4-8,5%, huy động vốn tăng dự kiến 5-10%. VietinBank cũng cho biết, hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao hiện nay là 8,5%.
Tờ trình không có con số mục tiêu lợi nhuận cụ thể, nhưng lãnh đạo VietinBank cho biết sẽ đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cải thiện hoạt động kinh doanh, bám sát diễn biến dịch bệnh để tính toán và sẽ cập nhật kế hoạch lợi nhuận.
Năm 2020, ngân hàng tiếp tục đề nghị để lại toàn bộ lợi nhuận hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn tự có đáp ứng yêu cầu phát triển. Phương án cụ thể về cổ tức thực hiện theo quyết định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Diệp Trần
Camimex (CMX): LNST 2019 sau kiểm toán giảm 44% xuống còn 77,7 tỷ đồng Việc trích lập dự phòng hàng tồn kho, điều chỉnh thay đổi tài sản vốn góp vào công ty con và điều chỉnh tăng chi phí đã khiến lãi ròng sau kiểm toán của Camimex (CMX) giảm mạnh. CTCP Camimex Group (mã CK: CMX) đã công bố BCTC kiểm toán năm 2019 với mức lãi ròng sụt giảm tới gần 63 tỷ đồng...