Bóng đen chiến tranh đẩy lùi tiến bộ về bình đẳng giới tại Yemen
Phụ nữ và trẻ em gái tại Yemen đang phải hứng chịu nỗi đau của cuộc nội chiến kéo dài suốt 7 năm qua.
Xung đột không chỉ cướp đi tự do mà còn khiến nữ giới ở Yeman chẳng thể tìm kiếm sự giúp đỡ.
Trẻ em tại một trại tị nạn ở Hajjah, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau thời gian nghiên cứu về vấn đề bạo lực giới, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo của Phụ nữ tại Đại học Aden, bà Huda Ali Alawi khẳng định chiến tranh đã phủ bóng đen lên cuộc sống của phụ nữ Yemen cả về chất lượng cuộc sống lẫn giáo dục, với số trường hợp tảo hôn tăng mạnh. Rất nhiều bé gái đã phải bỏ học giữa chừng do đời sống khó khăn và gia đình sơ tán. Nhiều gia đình đã mất đi thu nhập, do đó việc học của con gái họ không còn là ưu tiên hàng đầu.
Video đang HOT
Nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng gia tăng bạo lực liên quan đến giới tính kể từ xung đột nổ ra. Tuy nhiên, do định kiến xã hội nặng nề, các nạn nhân đều cho rằng im lặng là lựa chọn tốt nhất. Đây cũng là rào cản ngăn phụ nữ và trẻ em gái tìm kiếm sự giúp đỡ. Bà Alawi nhận định Yemen đang bị thụt lùi trong mọi mặt, đặc biệt là việc trao quyền cho phụ nữ.
Theo bà Alawi, vấn đề chính nằm ở các cơ quan chính trị, xã hội tôn giáo của Yemen, trong bối cảnh lực lượng nổi dậy chiếm phần lớn miền Bắc và chính phủ kiểm soát phần còn lại của đất nước. Tình trạng chia rẽ này khiến không bên nào ủng hộ hay khuyến khích hỗ trợ các chương trình trao quyền cho phụ nữ. Thậm chí còn có nhiều lời đe dọa công khai hoặc gián tiếp nhằm vào những người tìm cách dẫn dắt các phong trào cải thiện đời sống của phụ nữ nước này. Các nhà hoạt động nữ quyền thường phải đơn độc hoạt động trong nỗ lực tìm cách thu hẹp tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội.
Bà Alawi tin rằng việc trao quyền và giáo dục phụ nữ phải là ưu tiên hàng đầu. Bà cho biết phụ nữ từng xuất hiện trên chính trường và hoạt động rất tích cực tại Yemen, song sau khi hai miền Nam-Bắc của nước này được thống nhất vào năm 1990, sự tham gia của phụ nữ vào đời sống cộng đồng chỉ còn mang tính biểu tượng. Khi nội chiến leo thang vào năm 2015, phụ nữ đã thực sự vắng mặt trong mọi vấn đề lớn của đất nước. Theo bà Alawi, tương lai của phụ nữ hiện phụ thuộc vào các nhà cầm quyền, song hệ thống chính trị tại quốc gia này lại chưa theo kịp xu hướng của thời đại.
Xung đột tại Yemen bắt đầu nổ ra năm 2014, khi lực lượng Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa và phần lớn khu vực miền Bắc Yemen, buộc chính phủ được quốc tế công nhận của nước này phải rút về thành phố Aden ở miền Nam. Năm 2015, liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã can thiệp quân sự vào Yemen nhằm khôi phục quyền lực của Chính phủ Yemen. Hàng triệu người đã phải sơ tán do xung đột. Liên hợp quốc coi đây là một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới.
Saudi Arabia: Máy bay không người lái tấn công vào sân bay
Ngày 21/2, liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu cho biết đã có 16 người bị thương khi lực lượng an ninh hạ một máy bay không người lái được phiến quân Houthi tại Yemen sử dụng để tấn công sân bay ở thành phố Jazan.
Đây là vụ tấn công thứ hai nhằm vào sân bay của Saudi Arabia do lực lượng Houthi tiến hành trong vòng chưa đầy 2 tuần.
Hiện trường đổ vỡ sau một vụ tấn công nhằm vào sân bay Abha của Saudi Arabia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng Thông tấn Saudi Arabia dẫn thông báo của liên quân cho biết một máy bay không người lái phóng về hướng sân bay King Abdullah ở Jazan đã bị phá hủy, với các mảnh vỡ rơi bên trong sân bay. Liên quân cho biết có 16 người thuộc các quốc tịch khác nhau đã bị thương, cáo buộc Houthi "lại tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới từ sân bay Sanaa".
Trước đó, ngày 10/2, phong trào Houthi ở Yemen đã thực hiện vụ tấn công nhằm vào sân bay quốc tế Abha ở miền Nam Saudi Arabia, khiến một máy bay dân dụng bốc cháy. Vụ việc cũng khiến 12 người bị thương. Sau đó, liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu ngày 14/2 thông báo đã phá hủy một hệ thống liên lạc được sử dụng cho các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nằm gần Bộ Thông tin viễn thông Yemen ở thủ đô Sanaa.
Yemen rơi vào nội chiến kể từ năm 2014, khi lực lượng Houthi chiếm giữ một số tỉnh ở miền Bắc nước này, buộc Chính phủ của Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi được quốc tế công nhận phải rời khỏi thủ đô Sanaa và tới thành phố Aden. Năm 2015, liên minh các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu can thiệp vào Yemen để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Hadi khôi phục quyền lực. Hiện Houthi kiểm soát nhiều đô thị lớn ở Yemen.
Từ cuối tháng 9/2019, Saudi Arabia đã tiến hành các cuộc đàm phán không chính thức với Houthi để giảm bớt tình trạng bạo lực. Theo Liên hợp quốc, đến nay, xung đột tại Yemen đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, phần lớn là dân thường và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới. Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa lực lượng Houthi ở Yemen vào "danh sách các nhóm khủng bố".
Liên quân không kích lực lượng Houthi ở Yemen Đài truyền hình al-Masirah ngày 31/1 đưa tin các máy bay chiến đấu của liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu đã thực hiện nhiều vụ không kích vào các căn cứ quân sự của lực lượng Houthi ở thủ đô Sanaa của Yemen. Khói bốc lên sau cuộc không kích do Liên quân Arab tiến hành nhằm vào các căn cứ quân...