“Bóng dáng” của Madam Nga SeABank tại dự án Golf Thiên Đường ở Hà Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf 36 hố và khu phụ trợ tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Dự án). Dự án do Công ty cổ phần phát triển golf Thiên Đường là nhà đầu tư.
Mục tiêu của dự án là xây dựng sân golf 36 hố và khu phụ trợ, khu biệt thự cho thuê trong sân golf. Vốn đầu tư của dự án là 3.230 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của PV Infonet, Công ty cổ phần phát triển golf Thiên Đường được thành lập vào tháng 4/2016 do ông Hoàng Minh Tân làm đại diện theo pháp luật. Địa chỉ đăng ký của công ty tại thôn Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ông Hoàng Minh Tân đồng thời là thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) nhiệm kỳ 2018-2023.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nga và sân golf Đồng Mô, một trong những sân golf nổi tiếng của bà Nga.
Ngân hàng SeABank gắn với cái tên nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga, người được biết đến với danh xưng “Madam Nga”, “Nữ hoàng sân golf”, với hàng loạt các sân golf lớn nhỏ trên cả nước cùng loạt khu đất vàng tại các đô thị lớn do Tập đoàn BRG của bà Nga sở hữu từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Thời gian gần đây, Golf Thiên Đường có sự thay đổi về người đại diện theo pháp luật, ông Hoàng Minh Tân không còn là người đại diện theo pháp luật. Thay vào đó là bà Vũ Thị Phương Hoa, bà Hoa đồng thời là Chủ tịch HĐQT của Golf Thiên Đường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bóng dáng của “Nữ hoàng sân golf” Nguyễn Thị Nga vẫn đậm nét tại Golf Thiên Đường khi cổ đông sáng lập và cũng là cổ đông nắm giữ cổ phần chi phối lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Phú Cường (sở hữu 45% vốn).
Cổ đông tổ chức này có địa chỉ đăng ký tại số 57NB Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Đáng chú ý địa chỉ này trùng với địa chỉ nơi cư trú của bà Nguyễn Thị Nga.
Công ty cổ phần phát triển golf Thiên Đường có vốn điều lệ 549 tỷ đồng, ngoài cổ đông lớn là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Phú Cường nói trên, hai cổ đông sáng lập còn lại gồm: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thành Công (29%) và Công ty TNHH Dịch vụ Kim Ngân (26%).
Hiền Anh
Theo vietnamnet.vn
Sheraton Đà Nẵng của Tập đoàn BRG vẫn chìm trong thua lỗ
CTCP Biêt thư va Khach san biên Đông Phương (UPCoM: BDP), chủ sở hữu khách sạn Sheraton Grand Danang Resort, đến nay mới chịu công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 với con số lỗ 34,6 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế 9 tháng 2019 lên gần 113 tỷ đồng.
Vốn âm, gánh nặng nợ vay
Doanh thu 9 tháng 2019 của Khach san biên Đông Phương đạt 292 tỷ đồng, tăng mạnh 53% so cùng kỳ. Nhờ đó Công ty có lợi nhuận gộp 80 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lỗ gần 16 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động, chi phí ngày càng tăng cũng như áp lực về chi phí lãi vay (106 tỷ đồng), Khach san biên Đông Phương tiếp tục chìm trong thua lỗ 9 tháng với 113 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 161 tỷ đồng của cùng kỳ.
Con số lỗ này vẫn chưa "chạm" kế hoạch 125 tỷ đồng mà Sheraton Đà Nẵng dự kiến trong năm 2019.
Tính đến cuối tháng 9/2019, Khach san biên Đông Phương có tổng tài sản hơn 3.084 tỷ đồng, giảm 50 tỷ đồng so với đầu kỳ do vốn chủ sở hữu bị âm bằng chính con số này khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm tới 303 tỷ đồng. Vay nợ tài chính ngắn và dài hạn lần lượt chiếm 196 tỷ đồng và 902 tỷ đồng.
Sheraton Đà Nẵng của Tập đoàn BRG vẫn chìm trong thua lỗ
Đằng sau thương vụ của doanh nhân Nguyễn Thị Nga
CTCP Biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương (tiền thân là Công ty TNHH Biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương) được thành lập bởi 3 cổ đông, gồm Vietnam Property Limited (nắm 97,73% vốn), Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Tân Tiến và Công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ Kim Ngân vào năm 2011.
Nhưng đến tháng 8/2017, Vietnam Property bất ngờ chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần cho CTCP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Đại An.
Kể từ đó, chủ đầu tư của khách sạn hạng sang này được giới thiệu là Tập đoàn BRG của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga và do Tập đoàn Marriot International phụ trách điều hành.
Sheraton Đà Nẵng là một trong những khách sạn 5 sao có quy mô lớn nhất tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Năm 2018 là năm đầu tiên chủ đầu tư tại đây đưa hệ thống khách sạn 5 sao này đi vào hoạt động. Tuy nhiên, ngay trong năm đầu khai trương khách sạn này đã hứng chịu khoản lỗ lớn tới 178 tỷ đồng.
Dự án biệt thự và khách sạn Biển Đông Phương có tổng vốn đầu tư ban đầu được phê duyệt là 889 tỷ đồng nhưng tính đến cuối năm 2018, tổng mức đầu tư theo dự kiến đã tăng lên là 3.666 tỷ đồng. Riêng về phần khách sạn Sheraton Đà Nẵng, tổng giá trị chủ đầu tư tạm tính là gần 2.147 tỷ đồng.
Khách sạn Sheraton Đà Nẵng cũng chính là một trong những khách sạn hạng sang được lựa chọn để phục vụ Hội nghị APEC diễn ra vào cuối năm 2017 tại thành phố Đà Nẵng.
BDP lên sàn UPCoM hồi tháng 4/2017 với 25 triệu cp, nhưng rất đặc biệt, từ đó đến nay không có bất cứ giao dịch nào được diễn ra, nên cổ phiếu này vẫn đứng tại 10,000 đồng/cp.
Minh An
Theo viennamdaily.vn
Hòa Bình (HBC) trúng thầu 2 dự án với tổng giá trị hơn 828 tỷ đồng CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC - sàn HoSE) vừa cho biết đã được giao thi công các gói thầu mới trị giá hơn 828 tỷ đồng. Cụ thể, Hòa Bình được giao gói thầu Dự án Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) giai đoạn 2 - Nhà triển lãm B (Gói thầu chính). Chủ đầu tư...