Bóng đá Việt và chuyện ‘đi tắt đón đầu’
Thông tin mới nhất liên quan đến vụ điều tra thất bại của ĐT Malaysia tại AFF Cup mới đây là đội tuyển này rơi vào tình trạng lục đục nội bộ, tạo thành phe nhóm giữa cầu thủ nhập tịch, cầu thủ nội và các trụ cột.
Phải chăng đây là một bài học nhãn tiền khi câu chuyện nhập tịch cầu thủ đang nóng lên sau khi ĐT Việt Nam không thành công ở Vòng loại thứ 3 World Cup và AFF Cup 2021?
Trước hết, nhập tịch cầu thủ không phải là câu chuyện mới của bóng đá thế giới, châu lục hay khu vực. Với bóng đá châu Âu, việc nhập tịch cầu thủ từ Brazil hay Nam Mỹ nói chung là chuyện “cơm bữa”, ngay cả các “cường quốc” như Italia hay Tây Ban Nha vẫn tiến hành mà không có bất cứ trở ngại, ngăn cách nào. Trong khi đó, với số lượng người nhập cư đông đảo, bóng đá Anh hay Pháp ngày càng nhiều các tuyển thủ có gốc châu Phi và đội tuyển của họ nhiều khi không khác một đội tuyển Liên hợp quốc. Châu Á nói chung hay khu vực Đông Nam Á nói riêng cũng không hề xa lạ với câu chuyện này. Vấn đề là liều lượng nhiều hay ít, chất lượng ra sao và thành công hay thất bại mà thôi?
Đội tuyển Việt Nam trong 1 buổi tập trên sân của UAE. Ảnh: VFF
Hẳn nhiều người còn nhớ thành công ở liên tiếp 3 kỳ Tiger Cup/AFF Cup của ĐT Singapore (2004, 2007 và 2012) với các cầu thủ gốc Anh Quốc nhưng mọi việc bỗng trở nên khó khăn hơn khi các cầu thủ này ngày càng lớn tuổi, không đạt yêu cầu vẫn chiếm chỗ của các cầu thủ nội. Chúng ta biết hiện nay, ĐT Singapore không còn mặn mà với cầu thủ nhập tịch mà tập trung chăm lo cho anh em nhà Fandi và đồng đội, là điều đáng suy nghĩ không chỉ đối với ĐT Việt Nam?
Trong khi đó, ĐT Malaysia nhập tịch một lúc 4 cầu thủ như từng biết (Sumareh, Tan, De Paula và Dion) và kết cục là tạo ra mâu thuẫn nội bộ như thông tin điều tra nói trên cho biết! Rõ là lợi đâu chưa thấy, hại đã thấy ngay tức khắc khi sự việc được tiến hành ồ ạt, thiếu kiểm chứng, thiếu thời gian để đánh giá?
Với bóng đá Việt, ngay từ năm 2008, một số cầu thủ nhập tịch đã được VFF gọi lên tuyển như Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max, Huỳnh Kesley, Phan Văn Santos…Nhưng sau đó câu chuyện này dừng hẳn vì có lý do và chỉ có cầu thủ Việt kiều được gọi, tiêu biểu nhất là thủ môn Đặng Văn Lâm với thành công ở AFF Cup 2018.
Video đang HOT
Tuyển Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc dưới thời thầy Park. Ảnh: Hải Hoàng
Nhìn từ bóng đá Việt ra khu vực, châu lục và ra thế giới, có thể thấy câu chuyện nhập tịch cầu thủ có thành công và cũng có thất bại tùy theo cách làm khác nhau của từng nước. Cẩn trọng và chừng mực là bài học đầu tiên của các nền bóng đá lớn như Italia hay Tây Ban Nha. ĐT Italia gần đây thành công có nhiều nguyên nhân và người thành công nhất là cầu thủ gốc Brazil Jorghinho. Dù có gốc gác Brazil nhưng cầu thủ này đến Italia từ nhỏ, tôi luyện kỹ càng trong môi trường bóng đá Italia và có thể nói ngấm sâu trong máu văn hóa bóng đá của quê hương thứ hai nên lối chơi của anh mang đủ nét trội của 2 nền bóng đá, vừa kỹ thuật điêu luyện vừa giàu tính chiến thuật.
Trong khi đó, để từng bước nâng tầm bóng đá Nhật Bản, đội tuyển nước này từng có thời gian “cắm” một tiền đạo gốc Brazil (Alessandro Santos, thường gọi là Alex) chơi tại World Cup 2002 và ngày nay vẫn tiếp tục nhập tịch cầu thủ Brazil cho bóng đá futsal. Nhưng xu hướng chung của cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản là hạn chế tiến tới không nhập tịch mà sẽ sử dụng hoàn toàn cầu thủ nội khi công tác đào tạo tiến kịp thế giới và quá trình hội nhập diễn ra đạt được kết quả như mong đợi.
Pha tranh chấp bóng giữa các cầu thủ của Đội tuyển Việt Nam (áo đỏ) và Đội tuyển Thái Lan trong trận bán kết lượt đi. Ảnh: VNN
Ở khu vực, có thể thấy quá trình nhập tịch ồ ạt của ĐT Phlippine, ĐT Indonesia và tất nhiên cả ĐT Malaysia mới đây là không thành công. Không chỉ là chuyện các cầu thủ nhập tịch chỉ là loại 2, thiếu ý thức dân tộc, màu cờ sắc áo… mà cái chính là nội lực quá yếu thì không gì có thể bù đắp nổi.
Gần đây, nhiều người nói đến việc mau chóng nhập tịch cho các tài năng Việt kiều để nâng tầm ĐT Việt Nam, tạo ra cuộc đi tắt đón đầu cần thiết. Nhưng mọi việc không tiến triển nhanh, không phải vì khó khăn do thủ tục mà cái chính là tài năng thực sự của các cầu thủ đó có thực sự đảm bảo hay không, hay chỉ là những bản lý lịch long lanh mà thôi? Ông Park Hang-seo và các vị ở VFF hẳn cũng nóng lòng về việc có được những cầu thủ có thể hình tốt, thi đấu đẳng cấp như dàn hậu vệ Thái Lan mới đây tại AFF Cup (Bihr, Roller, Dollah…) nhưng không dễ có được ngay lúc này mà phải có thời gian vật chất cần thiết để lựa chọn và quyết định.
Việc quan trọng nhất lúc này vẫn là tập trung chăm lo đào tạo trẻ, tạo cơ hội để cọ xát với các nền bóng đá tiên tiến và từng bước đóng góp cho các đội tuyển. Bài học của ĐT Malaysia và nhiều đội khác đã rõ như ban ngày. Không thể “dẫm vào vết xe đổ” đó nếu thực tâm, thực lòng muốn nâng tầm bóng đá Việt bằng nhiều cách làm khác nhau, trong đó có câu chuyện nhập tịch cầu thủ…
Cầu thủ nhập tịch có phải chìa khóa mở cánh cửa World Cup?
Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, ba đội bóng Đông Nam Á nhận những kết quả khác nhau tại vòng loại World Cup 2022, song đều đang nóng với câu chuyện cầu thủ nhập tịch.
Trở về từ vòng loại thứ hai World Cup 2022 với kết thúc thứ tư chung cuộc bảng G và không thể góp mặt vòng loại cuối, đội tuyển Malaysia vấp phải làn sóng chỉ trích của người hâm mộ quê nhà, trong đó có vấn đề sử dụng cầu thủ nhập tịch.
Trong ba lượt trận cuối (thua UAE 0-4, thua Việt Nam 1-2, thắng Thái Lan 2-1), dàn cầu thủ nhập tịch chiếm một nửa đội hình chính của Malaysia gây thất vọng với màn trình diễn mờ nhạt và bị lên án vì thái độ thi đấu kém "nhiệt". Cầu thủ gốc Brazil - Paula góp 1 trong 3 bàn thắng của Malaysia, nhưng là trên chấm 11m, còn lại là các tình huống hỏng ăn.
Paula (gốc Brazil) cùng dàn cầu thủ nhập tịch Malaysia thi đấu thất vọng tại vòng loại World Cup
Nội bộ bóng đá Malaysia đang mâu thuẫn trong chính sách nhập tịch cầu thủ ồ ạt để "đốt cháy giai đoạn" vươn ra châu Á, thế giới.
Đại bộ phận người hâm mộ Malaysia bày tỏ thất vọng và phản đối. Lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM) thì cho rằng không nên vội vã đổ lỗi thất bại cho cầu thủ nhập tịch. Trong khi, cố vấn cấp cao về thể thao của Malaysia - ông Pekan Ramli chỉ trích FAM đã "vội vã, dễ dãi, thiếu cân nhắc" với cầu thủ nhập tịch, dẫn đến tình trạng đội tuyển Malaysia bị xáo trộn lối chơi, mất bản sắc.
Trong khi tranh cãi về cầu thủ nhập tịch ở Malaysia chưa hồi kết thì tại Thái Lan, cổ động viên đang kêu gọi Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) mở cửa chính sách nhập tịch, bởi cho rằng, chỉ có sự giúp sức của các "ngoại binh" mới mong sớm được dự World Cup.
Đề xuất này đưa ra trong bối cảnh bóng đá Thái Lan suốt 20 năm - kể từ lần lọt vào vòng loại cuối World Cup 2002 đến vòng loại World Cup 2022 - miệt mài săn vé World Cup với 100% nội binh, song đến nay giấc mơ chưa thành hiện thực, thậm chí còn chứng kiến sự tụt lùi về thành tích.
Trong quá khứ, bóng đá Thái Lan chỉ kêu gọi các cầu thủ gốc Thái đang thi đấu nước ngoài về góp sức cho đội tuyển quốc gia, chứ chưa trao cơ hội cho các cầu thủ ngoại quốc thông qua chính sách nhập tịch.
Với người hâm mộ bóng đá Thái Lan lúc này, cầu thủ nhập tịch được xem là phương án cứu cánh cho giấc mơ World Cup.
Không nhập tịch ồ ạt như Malaysia (và cả Singapore, Philippines), bóng đá Việt Nam khá dè dặt trong vấn đề này.
Huỳnh Kesley hay Phan Văn Santos (cùng gốc Brazil) là những cầu thủ gốc ngoại hiếm hoi được triệu tập ĐTQG Việt Nam, thế nhưng đều không thể hiện được nhiều. So với họ, những cầu thủ gốc Việt lớn lên ở nước ngoài được tạo cơ hội nhiều hơn, song đến nay, cũng chỉ có Mạc Hồng Quân và Đặng Văn Lâm là để lại dấu ấn.
Không phủ nhận giá trị chuyên môn của cầu thủ ngoại quốc (bằng chứng là phần lớn CLB ở V-League đang dựa vào ngoại binh), nhưng thành tích chỉ bền vững khi nó được xây dựng trên nền tảng chất lượng nội binh có chiều sâu, tính ổn định.
Đặc biệt với một đội tuyển quốc gia, ngoài chuyên môn thì yếu tố bản sắc quan trọng không kém.
Một ngoại binh giỏi có thể giúp đội tuyển có thêm những bàn thắng, nhưng chỉ một hành xử thiếu chuẩn mực sẽ vấy bẩn hình ảnh đội tuyển trong mắt bạn bè quốc tế. Lo lắng này không thừa khi với nhiều ngoại binh, nhập tịch và khoác áo đội tuyển quốc gia là cách giúp họ tăng thêm giá trị, thêm thu nhập và duy trì cơ hội việc làm tại Việt Nam, chứ không chỉ là "khát khao cống hiến" thuần túy.
Không nên thành kiến với cầu thủ nhập tịch, song cũng cần cẩn trọng trước mỗi cơ hội trao đi, bởi nó ảnh hưởng thể diện quốc gia, dân tộc.
Tại vòng loại World Cup vừa qua, hình ảnh đại đa số tuyển thủ Malaysia đứng như pho tượng vì không thuộc, không thể hát quốc ca trong nghi thức trước trận; hay sự tức giận của khán giả Malaysia vì thái độ thi đấu thiếu lửa của dàn cầu thủ nhập tịch... đáng để chúng ta tham khảo, suy ngẫm.
Bóng đá Việt và những việc cần làm ngay sau kỳ AFF Cup Giải bóng đá được coi là lớn nhất khu vực AFF Cup 2021 vừa kết thúc và để lại khá nhiều dư âm trong giới chuyên môn và người hâm mộ. Việc ĐT Việt Nam không vượt qua được vòng bán kết trước đại kình địch Thái Lan cho thấy thực lực hiện tại của bóng đá Việt, dù 4 năm qua thành...