Bóng đá Việt Nam và những giới hạn để đạt đến đẳng cấp người Thái
Ngày 5/9, đại chiến Thái Lan-Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022 hứa hẹn sẽ căng thẳng và giới chuyên môn xem đó là màn phân định ngôi vị số 1 bóng đá Đông Nam Á. Tuy nhiên nếu nhìn vào tổng thế cả nền bóng đá, rõ ràng chúng ta còn nhiều điều phải học hỏi người Thái.
Trong gần 2 năm vừa qua dưới thời HLV Park Hang Seo, bóng đá Việt Nam đã có những tiến bộ đến kinh ngạc. Chúng ta vào chung kết giải U23 châu Á, bán kết Asiad 2018, tứ kết Asian Cup 2019 và đáng nhớ nhất là chức vô địch AFF Cup 2018.
Ở cả 4 giải đấu mà bóng đá Việt Nam thăng hoa rực rỡ, người Thái Lan đã nhận những thất bại nặng nề ở các giải đấu này. Thậm chí ở AFF Cup 2018, Thái Lan trở thành cựu vương và còn không giành quyền vào chơi chung kết sau khi bị Malaysia loại.
Thái Lan đã đánh bại Việt Nam cả hai lần ở vòng loại World Cup 2018
HLV Park Hang Seo cũng thắng Thái Lan trên mọi cấp độ, từ U23 đến đội tuyển quốc gia. Việt Nam cũng vượt qua Thái Lan trên bảng xếp hạng FIFA và được xếp nhóm hạt giống trên khi bốc thăm vòng loại World Cup 2022.
Nhiều tờ báo châu Á đánh giá đội tuyển Việt Nam là Vua của bóng đá Đông Nam Á sau những chiến tích rực rỡ ở châu lục. Tuy nhiên, để đánh giá nền tảng của nền bóng đá mạnh cần nhìn vào khoảng thời gian ít nhất từ 5 năm, điều mà người Thái thường xuyên xây dựng được ở Đông Nam Á.
Thái Lan thâu tóm toàn bộ chức vô địch AFF Cup lẫn HCV SEA Games từ giai đoạn 1995 đến 2003. Trong giai đoạn từ 2004 đến 2012, dù Thái Lan không thể vô địch AFF Cup khi liên tục bị Malaysia, Singapore, Việt Nam soán ngôi, cùng hai kỳ SEA Games 2009, 2011 (Malaysia vô địch) nhưng họ vẫn là thế lực số 1 của khu vực.
Từ năm 2013 đến 2017, Thái Lan tiếp tục thống trí các danh hiệu AFF Cup lẫn SEA Games và tạo khoảng cách xa về đẳng cấp với các đối thủ còn lại dưới thời HLV Kiatisuk. Người Thái còn tạo bước tiến lớn khi là đội tuyển Đông Nam Á duy nhất vào đến vòng loại cuối cùng World Cup 2018.
Video đang HOT
Bóng đá Việt Nam chưa có cầu thủ nào có thể tỏa sáng ở giải Nhật Bản như Chanathip
Ngoài chiến thắng ở chung kết AFF Cup 2088 lịch sử, đội tuyển Việt Nam luôn thất bại nặng nề khi đối diện người Thái Lan. Gần nhất, Thái Lan đánh bại chúng ta ở cả hai trận vòng loại World Cup 2018 (1-0, 3-0) cùng chiến thắng 3-0 ở vòng bảng SEA Games 2017.
Sự thống trị của bóng đá Thái Lan ở khu vực thường kéo dài và kể cả khi không có được danh hiệu, họ vẫn là “ông kẹ” tại Đông Nam Á. Những hiệu ứng mà bóng đá Việt Nam có được trong hai năm qua khiến vị thế của Thái Lan có thể suy giảm, nhưng họ vẫn có được nền tảng bền vững được xây dựng suốt 20 năm qua.
Một thực tế là chất lượng giải đấu Thai League cao hơn V-League rất nhiều, minh chứng rõ nét nhất Thai League luôn có suất vào thẳng AFC Champions League, trong khi CLB Hà Nội phải đá sơ loại AFC Cup Champions League và khi thất bại, phải rơi xuống sân chơi AFC Cup.
Bóng đá Thái Lan có 5 cấp độ giải đấu khác nhau và có đến hơn 100 CLB, khi đó các cầu thủ trẻ nhiều cơ hội được thi đấu, cọ xát. Tại Việt Nam, dù có đến 3 hạng đấu khác nhau gồm V-League, hạng Nhất và hạng Nhì, cũng có khoảng 30 đội bóng, trong khi chất lượng hai giải đấu còn lại quá thấp.
Chỉ đánh bại Thái Lan ngày 5/9 tới, bóng đá Việt Nam mới có thể khẳng định vị thế số 1 tại Đông Nam Á
Xét về chất lượng cầu thủ, đội tuyển Thái Lan có 3 ngôi sao đang thi đấu ở Nhật Bản gồm Chanathip Songkrasin, Theerathon Bunmathan và Thitipan Puangchan. Thậm chí riêng Chanathip Songkrasin còn là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của Consadole Sapporo, hai người còn lại đều có vị trí chính thức trong đội bóng của mình.
Trong khi đó, ngoài Văn Lâm có được chỗ đứng ở Muangthong United… ở giải Thái Lan, thì Xuân Trường hay Tuấn Anh đều thất bại. Bản thân Công Phương dù sang Bỉ thi đấu cho Sint Truidense, nhưng anh không có được chỗ đứng giống trường hợp của thủ môn Kawin.
Xét trên nhiều mặt, từ nền móng vững chắc, chất lượng cầu thủ xuất ngoại đến giải đấu quốc nội, chúng ta vẫn còn kém người Thái Lan. Những chiến thắng ở M-150 Cup, vòng loại U23 châu Á hay King’s Cup gần đây nhất chưa thể nói lên điều gì bởi đó chưa phải những trận so tài mang ý nghĩa lớn giữa hai nền bóng đá.
Bởi vậy, cuộc so tài kinh điển ngày 5/9 mới thực sự là trận đấu đánh giá thực lực hai nền bóng đá, cơ hội để nhìn nhận đội tuyển Việt Nam có thực sự trên cơ người Thái hay không, khi cả hai đội sử dụng đầy đủ những cầu thủ hay nhất, ở đấu trường mà cả hai đều hướng đến để khẳng định tham vọng vươn xa tại đấu trường thế giới.
Theo Anh Minh (Dantri)
Nhiều cựu binh sẽ tái xuất khi đội tuyển Việt Nam đấu Thái Lan?
Trong bối cảnh mà nhiều trường hợp chấn thương xuất hiện, cùng với một số ngôi sao quen mặt hiện chưa rõ phong độ ra sao, khả năng sẽ có một số cựu binh trở lại đội tuyển Việt Nam, cho trận quyết đấu với Thái Lan tại vòng loại World Cup.
Càng đến gần ngày đội tuyển Việt Nam bước vào vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á, danh sách chấn thương liên quan đến các tuyển thủ quốc gia càng dài.
Hiện, có ít nhất 4 cầu thủ thương xuyên đá chính thức trong đội hình đội tuyển Việt Nam, vô địch AFF Cup 2018 dính chấn thương, chắc chắn không thể góp mặt trong trận đấu với Thái Lan, gồm tiền đạo Phan Văn Đức, trung vệ Trần Đình Trọng, 2 hậu vệ cánh Nguyễn Trọng Hoàng và Đoàn Văn Hậu.
Chưa kể một số gương mặt khác, hiện chưa rõ phong độ có ổn không? Đó là các tiền đạo Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh và cả Nguyễn Công Phượng - cầu thủ đang khoác áo đội bóng Bỉ Sint Truidense, nhưng không thường xuyên được thi đấu.
Văn Quyết (CLB Hà Nội)... - ảnh: Anh Hải
Thực tế đó dẫn đến khả năng sẽ có các cựu binh quay lại với đội tuyển, ở đợt tập trung sắp diễn ra, dựa trên phong độ cao của nhiều cựu binh trong thời gian gần đây, cộng với sự cần thiết của đối tuyển ở các vị trí mà những cựu binh này có khả năng đảm nhiệm.
Những gương mặt đáng chú ý, được nói đến nhiều trước trận đấu với Thái Lan có 2 tiền đạo Nguyễn Văn Quyết và Mạc Hồng Quân.
Văn Quyết hiện đang đạt phong độ cao trong màu áo CLB Hà Nội. Do Phan Văn Đức đã chấn thương và Công Phượng chưa rõ phong độ ra sao, nên Văn Quyết khi cần có thể đá tiền đạo lùi trám vào vị trí của 2 cầu thủ nói trên.
... và Mạc Hồng Quân (Than Quảng Ninh) đều có khả năng trở lại đội tuyển quốc gia (ảnh: Trọng Vũ)
Còn với Mạc Hồng Quân, cùng với Hà Minh Tuấn (Quảng Nam), Mạc Hồng Quân hiện là tay săn bàn có hiệu suất cao tại V-League. Nếu đá ở vị trí tiền đạo, Mạc Hồng Quân (cũng như Hà Minh Tuấn) vẫn có điểm lợi thế so với Hà Đức Chinh hay Nguyễn Tiến Linh - những tiền đạo có tên trong danh sách vô địch AFF Cup 2018, nhất là ở sự nhạy bén trước khung thành đối phương, cũng như kinh nghiệm.
Còn ở hàng hậu vệ, sau khoảng thời gian mất chỗ chính thức ở AFF Cup 2018, Asian Cup và King's Cup 2019, Vũ Văn Thanh có khả năng lấy lại chỗ đứng của mình, trong sắc áo đội tuyển quốc gia. Văn Thanh hơn nhiều cầu thủ chạy cánh khác ở chỗ anh có thể đá tốt ở cả 2 cánh, cánh trái lẫn cánh phải.
Trong trường hợp đạt thể lực tốt, Văn Thanh rất mạnh ở tốc độ và sự toàn diện trong việc lên công về thủ.
Rủi ro của người này đôi khi sẽ là cơ hội cho người khác, điều quan trọng là những cựu binh khi có cơ hội trở lại, thậm chí giành lại vị trí chính thức trong đội hình đội tuyển Việt Nam, họ sẽ chứng minh năng lực của họ hiện như thế nào?
Theo Kim Điền (Dantri)
Quang Hải chói sáng và nỗi lo bị quá tải Không ngoa khi cho rằng Quang Hải chính là sự khác biệt của các đội tuyển Việt Nam trước nhiều đối thủ, Quang Hải cũng tạo nên sự khác biệt của các đội tuyển so với những thế hệ trước. Nhưng cầu thủ của CLB Hà Nội càng xuất sắc, người ta càng sợ anh sẽ quá tải. Cú đúp siêu phẩm của...