Bóng đá Việt Nam một năm nhìn lại
Năm 2020 là năm rất đặc biệt với làng túc cầu. Hầu như không có giải đấu quốc tế nào để đội tuyển Việt Nam tham gia, và câu chuyện thời sự chủ yếu xoay quanh giải trong nước.
Một năm đầy biến động của bóng đá toàn cầu
Các giải đấu quốc tế hiếm hoi được thực hiện trọn vẹn trong năm 2020 ở châu Á, là AFC Champions League và VCK giải U23 châu Á diễn ra hồi đầu năm.
Ở AFC Champions League, bóng đá Việt Nam không có đại diện tham dự, còn ở VCK giải U23 châu Á, đội U23 Việt Nam với tư cách Á quân, bị loại ngay sau vòng bảng, khiến cho không còn nhiều điều đáng nói về sân chơi này, đối với chúng ta.
Viettel vô địch V-League 2020, tạo động lực cho nhều đội đầu tư lớn cho mùa giải mới (ảnh: Tiến Tuấn)
Thành ra, thời sự chủ yếu của bóng đá Việt Nam năm 2020 xoay quanh bóng đá trong nước. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho V-League 2 lần bị tạm dừng, để rồi phải đi đến quyết định thay đổi thể thức: Từ vòng tròn 2 lượt sang chia làm 2 giai đoạn, tạm gọi là giai đoạn vòng loại và vòng chung kết (cả xuôi lẫn ngược), mỗi giai đoạn thi đấu theo thể thức vòng tròn 1 lượt, tính điểm, xếp hạng, với mục đích rút ngắn thời gian thi đấu.
Phải nói rằng V-League may mắn khi vẫn đi đến nơi về đến chốn, nhờ sự quyết tâm của những nhà điều hành giải, các bộ phận làm nhiệm vụ và đặc biệt là quyết tâm của từng đội bóng. Cho dù, khi giải đấu phải tạm dừng, nhất là tạm dừng lần thứ 2, chính các CLB là bên chịu thiệt thòi nhiều nhất, đặc biệt là thiệt thòi về kinh tế.
Có người đã trách một số đội bóng đòi hủy luôn giải đấu năm nay. Tuy nhiên, khi mùa bóng thật sự khép lại, không thể nói rằng các đội đấy không có lý, khi khó khăn về kinh tế, vô vọng trong việc kêu gọi tài trợ, khiến một số đội kiệt quệ về mặt tài chính, rồi phải gồng mình nuôi bộ máy hết cả năm, với biết bao căng thẳng.
Việc duy trì đội cho đến hết giải, để tránh làm hỏng giải, là nỗ lực đáng kinh ngạc và đáng khen ngợi của chính những đội này, của những ông bầu và những địa phương này.
V-League nhờ đó mà về đích an toàn, không rơi vào cảnh mất phương hướng vì giải bị hủy như ở sân chơi quốc nội tại Malaysia, Indonesia và Philippines.
Video đang HOT
Đoạn kết với gam màu sáng
Ngôi vô địch 2 giải đấu cao quý nhất của bóng đá Việt Nam năm 2020 thuộc về 2 đội bóng xứng đáng nhất: Viettel vô địch V-League và CLB Hà Nội đoạt cúp quốc gia.
Kiatisuk gia nhập V-League, tạo sức hút cho bóng đá nội
Đặc biệt, ngôi vô địch V-League mang đủ các yếu tố cần thiết để tạo nên thành công và hấp dẫn trong bóng đá: Hoàn cảnh phù hợp, chuyên môn vững vàng, cộng với cả… may mắn nữa, giúp đoạn kết của mùa giải vô cùng kịch tính.
Chưa hết, ngôi vô địch của Viettel còn là động lực cho nhiều đội bóng khác có thêm niềm tin trong việc chinh phục nhóm các đội bóng chịu ảnh hưởng của bầu Hiển, để leo lên đỉnh bóng đá Việt Nam, từ đó khuyến khích các đội bóng này tăng mức độ đầu tư để cạnh tranh.
HA Gia Lai, CLB TPHCM hay Sài Gòn FC là những ví dụ điểm hình. Sau ngôi vô địch V-League 2020 của Viettel, các đội vừa nêu cũng tin rằng họ có thể làm được điều tương tự, nếu gặp hoàn cảnh phù hợp và gặp may mắn giống như Viettel.
Không có động lực đấy, chưa chắc những bản hợp đồng tên tuổi như Kiatisuk (HA Gia Lai), HLV Alexandre “Mano” Polking (CLB TPHCM), các ngôi sao cấp độ quốc tế cỡ Lee Nguyễn (CLB TPHCM), hay Daisuke Matsui (cựu tuyển thủ quốc gia Nhật Bản – Sài Gòn FC)… đã được đưa về V-League.
Những bản hợp đồng đắt giá đấy gián tiếp chỉ ra một điều rằng V-League chưa hết sức hút đối với các tên tuổi lớn, miễn là các ông bầu bóng đá vẫn còn cảm hứng và có thể tin rằng sân chơi trong nước thật sự lành mạnh ở tính cạnh tranh, giúp họ có thể cạnh tranh công bằng.
Mùa giải của những tài năng bước ra từ bóng tối
Năm 2020 cũng là năm mà bóng đá Việt Nam xuất hiện khá nhiều tài năng mới, làm vơi đi nỗi lo thiếu lực lượng kế thừa của toàn bộ nền bóng đá.
Nhiều tài năng mới được phát hiện trong năm qua, nổi bật là Hai Long – Than Quảng Ninh (ảnh: Tiến Tuấn)
Sự xuất hiện của những vì tinh tú mới này cũng ghi công lớn của các CLB, nơi đã rất kiên định trong việc dùng người, tạo môi trường cho những cầu thủ này khẳng định tên tuổi, trước khi đóng góp cho các đội tuyển quốc gia.
Những gương mặt mới đáng kể nhất phải kể đến Nguyễn Hai Long, Nguyễn Văn Việt (Than Quảng Ninh), Cao Văn Triền (Sài Gòn FC), Bùi Hoàng Việt Anh (CLB Hà Nội)…
Trước khi mùa bóng 2020 khởi tranh, hầu như ít người biết đến họ. Nhưng sau khi mùa bóng kết thúc, họ trở thành những cái tên sáng giá. Và có thể thấy các CLB trong nước rất có ý thức sử dụng họ, giúp họ ngày một trưởng thành hơn.
Sự xuất hiện của những cầu thủ vừa nêu cũng giúp nỗi lo về lực lượng kế cận của bóng đá nội vơi đi đáng kể, giúp HLV Park Hang Seo có nhiều lựa chọn hơn về mặt nhân sự ở các đội tuyển quốc gia, trong bối cảnh một vài trụ cột chấn thương dai dẳng vẫn chưa lành.
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi lĩnh vực. Có thêm những gương mặt mới giàu chất lượng, hy vọng đi tiếp tại vòng loại World Cup của đội tuyển Việt Nam, cũng như cơ hội bảo vệ ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games của đội U22 Việt Nam tăng lên đáng kể.
Một năm nhiều biến động, tiền hung nhưng hậu kiết của bóng đá Việt Nam!
Dàn sao thi đấu ở Nhật của Thái Lan có dọa được đội tuyển Việt Nam?
Thái Lan tuyên bố chỉ dùng đội hình B dự SEA Games, họ cũng không mặn mà lắm với AFF Cup, chỉ có vòng loại World Cup là đội bóng đất Chùa Vàng vẫn đầy quyết tâm, quyết đoạt vé từ tay tuyển Việt Nam.
Vòng loại World Cup cũng là giải đấu quốc tế duy nhất trong năm sau mà Thái Lan có thể gom những ngôi sao hàng đầu của bóng đá đất Chùa Vàng, đang thi đấu tại Nhật Bản về khoác áo đội tuyển quốc gia..
Khác với SEA Games và AFF Cup là những giải diễn ra ngoài những ngày "FIFA Days", bóng đá Thái Lan hầu như không thể yêu cầu các CLB tại giải J-League của Nhật Bản trả cầu thủ về đội tuyển Thái Lan.
Thế nên, Thái Lan mới dồn quyết tâm lớn nhất cho chiến dịch vòng loại World Cup, nơi họ vẫn còn cơ hội vượt qua đội đầu bảng là đội tuyển Việt Nam, để giành quyền đi tiếp.
Ngay cả khi có đầy đủ các ngôi sao sáng giá nhất, đội tuyển Thái Lan cũng chưa chắc giành được vé đi tiếp tại vòng loại World Cup, từ tay đội tuyển Việt Nam
Thái Lan kỳ vọng rất nhiều vào những Chanathip Songkrasin (đang khoác áo Consadole Sapporo), Theerathon Bunmathan (Yokohama F. Marinos) và Teerasil Dangda (Shimizu S-Pulse).
Trong số đó, Chanathip và Theerathon đang là ngôi sao tại giải bóng đá nhà nghề Nhật Bản, mà người Thái cho rằng trình độ của họ đã tiếp cận với trình độ của bóng đá châu Á.
Một bộ phận thuộc giới bóng đá Thái Lan cũng từng nhận định, rằng việc Thái Lan mất ngôi vị số 1 Đông Nam Á về tay đội tuyển Việt Nam trong năm 2018, cũng vì các cầu thủ như Chanathip Songkrasin, Theerathon Bunmathan và Teerasil Dangda, không thể góp mặt cùng đội bóng đất Chùa Vàng tại AFF Cup năm đó.
Thái Lan có thể bỏ qua hết những giải đấu mà họ cho rằng cơ hội thành công không cao, tập trung vào vòng loại World Cup, nơi họ đánh giá khả quan nhất trong việc vượt qua đội tuyển Việt Nam, nhưng thực tế vẫn còn chờ câu trả lời trên sân cỏ.
Bằng chứng là đội tuyển Việt Nam 2 lần đấu với Thái Lan trong năm 2019, đều thuộc vòng loại World Cup, khi Thái Lan có đội hình gần như mạnh nhất, với Chanathip Songkrasin và Theerathon Bunmathan, nhưng đội bóng đất Chùa Vàng vẫn không lần nào thắng được đoàn quân của HLV Park Hang Seo (cả 2 trận đều hòa 0-0).
3 trận còn lại sắp diễn ra, thuộc vòng loại World Cup, Thái Lan và đội tuyển Việt Nam đều sẽ gặp các đội thủ giống nhau tại bảng G, gồm UAE, Malaysia và Indonesia.
Điều quan trọng là đội nào ứng biến tốt hơn trước từng đối thủ. Nhưng nên nhớ, đội tuyển Việt Nam khá có duyên trong những chuyến làm khách trên sân của Malaysia thời gian gần đây, trong khi Malaysia là một trong những đối thủ mà Thái Lan khá kỵ tại khu vực Đông Nam Á.
Đội tuyển Việt Nam cũng khá có duyên với các đội đến từ phía Tây châu Á, nên trận gặp UAE tới đây cũng không phải là nhiệm vụ bất khả thi, trong khi đội tuyển Thái Lan với lối chơi thiên hẳn về tấn công hình như không làm các đội ở Tây Á phải ngán.
Chính vì thế, dù cho Thái Lan tăng cường thêm lực lượng ở vòng loại World Cup, bằng các hảo thủ trở về từ Nhật Bản, nhưng họ cũng chưa chắc "dọa" được đội tuyển Việt Nam, vào lúc này đã bản lĩnh hơn hẳn trước đây!
Quế Ngọc Hải tranh Quả bóng vàng với Quang Hải, Hùng Dũng Trong 1 năm mà hệ thống các giải đấu quốc tế trầm lắng vì dịch Covid-19, tiêu chí quan trọng hàng đầu để lựa chọn Quả bóng vàng (QBV) Việt Nam là V-League. Các cầu thủ Viettel nhờ đó có ưu thế. Có khá đông cầu thủ của CLB bóng đá Viettel có tên trong danh sách đề cử Quả bóng vàng Việt...