Bóng đá Việt Nam khó xuất khẩu cầu thủ trong năm 2020
Thất bại tại giải U23 châu Á khiến bóng đá Việt Nam mất đi cơ hội xuất khẩu thêm cầu thủ ra nước ngoài.
U23 Việt Nam chơi thất vọng ở giải U23 châu Á 2020
Sau giải U23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam trở thành điểm đến của các tuyển trạch viên quốc tế. Rất nhiều cái tên trong đội hình về nhì năm đó được liên hệ chuyển ra nước ngoài thi đấu. Có thể kể ra như Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Văn Toàn, Công Phượng, Xuân Trường, Văn Đức…
Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau, chỉ Công Phượng, Xuân Trường ra nước ngoài chơi bóng. Thương vụ Văn Hậu sang Thái Lan theo tiết lộ của một lãnh đạo Heerenveen cũng bắt nguồn từ phong độ của anh hồi giải U23 châu Á 2018.
Tuy nhiên, tại giải U23 châu Á 2020, thầy trò HLV Park Hang-seo thi đấu không thành công, bị loại từ vòng bảng. Điều này cho thấy năng lực lứa cầu thủ không bằng lứa trước, ngoại trừ một vài cái tên cũ.
Không có thêm các trận đấu tại giải U23 châu Á, cũng đồng nghĩa cầu thủ Việt Nam không có cơ hội ghi điểm với các tuyển trạch viên quốc tế. Đây mới là điều mấu chốt của vấn đề.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc cả ba cầu thủ thuộc lứa U23 làm nên kỳ tích tại Thường Châu không thành công khi ra nước ngoài cũng khiến các CLB, các cầu thủ trở nên dè dặt hơn trong việc xuất ngoại. Bởi vậy, nhiều khả năng sẽ không có làn sóng xuất khẩu cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài. Những thương vụ nhỏ lẻ hẳn cũng ít xuất hiện trong năm 2020.
Theo Baogiaothong.vn
U23 Việt Nam thất bại: Tập sống với thực tế
Bóng đá Việt Nam đã có 2 năm thành công ngoài mong đợi với HLV Park Hang Seo, và bây giờ là thời điểm thích hợp để tất cả ngồi lại, đánh giá thực tế của các đội tuyển.
HLV Park Hang Seo nhận lời dẫn dắt đội U23 và tuyển quốc gia Việt Nam vào tháng 10 năm 2017. Hơn 2 tháng sau, ông chính thức "bước ra ánh sáng" khi giúp U23 Việt Nam vượt qua một loạt đại gia để lọt vào chung kết U23 châu Á 2018. Đây là chiến tích lớn nhất mà bóng đá Việt Nam từng có ở cấp độ châu lục.
HLV Park Hang Seo cũng bó tay với nhân sự hiện có
Thừa thắng xông lên, HLV Park Hang Seo tạo ra một triết lý riêng, áp dụng hiệu quả cho cả U23 và tuyển quốc gia Việt Nam. Thành công nối tiếp thành công. Tuyển Việt Nam không chỉ trở thành bá chủ khu vực Đông Nam Á mà còn có những bước tiến lớn ở châu Á, có những trận đấu để đời với các đối thủ cực mạnh như Olympic Hàn Quốc hay tuyển Nhật Bản.
Tại vòng loại World Cup 2022, tuyển Việt Nam cũng đang chơi với phong độ rất cao và dẫn đầu bảng G. Chính vì thành công quá lớn và quá "ổn định" như thế, không ít người hâm mộ trở nên tức tối khi U23 Việt Nam phải dừng bước ngay từ vòng bảng ở U23 châu Á 2020. Thất bại này càng khó chấp nhận hơn khi bảng đấu của chúng ta được đánh giá là nhẹ nhất giải.
Tuy nhiên, ngay từ trước thất bại trước U23 Triều Tiên, U23 Việt Nam đã bộc lộ nhiều vấn. Nếu thực sự yêu mến đội bóng và tinh ý một chút, bạn sẽ hiểu và chấp nhận việc U23 Việt Nam 2020 không thể thành công như các đội tuyển trước đó. Lý do? Có rất nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất vẫn là lực lượng.
So với năm 2018, U23 Việt Nam hiện tại rõ ràng yếu hơn rất nhiều, cả về số lượng lẫn chất lượng. Cách đây 2 năm, chúng ta có những tài năng trẻ đủ đẳng cấp đi thẳng vào đội chính của tuyển quốc gia như Đình Trọng, Văn Hậu, Duy Mạnh, Văn Thanh, Xuân Trường, Văn Đức, Quang Hải, Công Phượng...
U23 Việt Nam 2020 có quá nhiều cầu thủ non kém
Có thể nói, U23 Việt Nam khi đó gần như tuyển quốc gia thu nhỏ. Thực tế, hầu hết ngôi sao của U23 Việt Nam 2018 đều tiếp tục trở thành trụ cột của CLB cũng như đội tuyển. Trước và sau giải đấu, họ có cơ hội thi đấu, cọ xát liên tục.
U23 Việt Nam hiện tại thì sao? Có quá nửa đội hình không nằm trong bộ nhớ của phần đông người hâm mộ. Những ngôi sao lớn còn sót lại thì... quá tải. Không cần phải thống kê chi tiết, người ta cũng biết Quang Hải, Tiến Linh hay Đức Chinh mệt mỏi ra sao sau khi phải "cày ải" không thiếu giải đấu nào trong vòng 2 năm qua, đặc biệt là SEA Games 30. Đình Trọng thậm chí chưa hoàn toàn bình phục chấn thương. Thủ môn Bùi Tiến Dũng thi đi tụt lùi.
Đó là thực tế, cũng là chu kỳ thường thấy trong bóng đá. Không dễ dàng để một quốc gia có được một thế hệ vàng đúng nghĩa. Đôi khi, một nền bóng đá phải mất 10 năm - 20 năm để có một đội bóng mạnh thực sự, mạnh đều ở các tuyến. U23 Việt Nam 2018 xứng đáng là thế hệ vàng của chúng ta, nhưng họ không có lớp kế cận tương xứng.
Trước thất bại của U23 tại Thái Lan, các lứa trẻ khác của bóng đá Việt Nam cũng phải chịu không ít thất bại cay đắng. U18 Việt Nam thậm chí thua cả U18 Campuchia, bị loại từ vòng bảng giải U18 Đông Nam Á, khiến VFF phải bổ nhiệm Philippe Troussier thay Hoàng Anh Tuấn. Sau đó, đội U16 cũng không vượt qua vòng loại giải châu Á.
Nó có nghĩa rằng bóng đá Việt Nam có thể sẽ phải mất thêm rất nhiều năm, không chỉ để tìm được một Quang Hải mới, mà để tìm được một lứa cầu thủ xuất chúng mới. Thành công ở các giải trẻ vì thế khó có thể lặp lại.
Quang Hải và một số ngôi sao quá tải từ SEA Games 30
Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là bi quan về bóng đá nước nhà. Tuyển Việt Nam hiện tại vẫn có tương lai khá sáng nhờ nòng cốt là lứa thế hệ vàng phát hiện từ 2 năm trước. Hầu hết các cầu thủ này đã bước qua tuổi U..., nhưng vẫn còn rất trẻ và đủ sức thi đấu đỉnh cao ít nhất 3-5 năm nữa. Đó là quãng thời gian đủ dài để cho các học viện, các CLB sàng lọc ra một số ngôi sao mới.
Vấn đề nằm ở chỗ đám đông cần sống với thực tế, rằng bóng đá Việt Nam không thể duy trì thành tích cao ở mọi cấp độ một cách liên tục. Từ đó cởi mở hơn với HLV Park Hang Seo cũng như các cầu thủ liên quan và tiếp tục ủng hộ họ một cách vô điều kiện.
Theo Bongdaso.com
Người hâm mộ đang ảo tưởng với đẳng cấp của U23 Việt Nam? Người hâm mộ Việt Nam dường như không hài lòng với màn trình diễn của U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á 2020, nhưng... U23 Việt Nam có thực sự đang có đẳng cấp cao tại châu Á? U23 Việt Nam đang chịu nhiều áp lực khi có thể phải ra về ngay từ vòng bảng giải U23 châu Á 2020. Tuy...