Bóng đá Trung Quốc và bi kịch nhà giàu cũng khóc
Dù mời thành công hai HLV nổi tiếng Guus Hiddink và Marcello Lippi về làm việc tại Trung Quốc, bóng đá ở đất nước tỷ dân vẫn chưa có sức bật mới.
“Nguyên nhân lớn nhất khiến bóng đá Trung Quốc chưa thể phát triển nằm ở các cấp lãnh đạo. Những người đứng đầu LĐBĐ Trung Quốc dường như không được trang bị đủ kiến thức quản lý bóng đá”, Cameron Wilson, chuyên gia bóng đá làm việc lâu năm ở Thượng Hải, nói với Zing.vn.
LĐBĐ Trung Quốc (CFA) thuê hai HLV hay nhất thế giới là Hiddink và Lippi về dẫn dắt đội trẻ và tuyển quốc gia với mong muốn cải thiện thành tích cho bóng đá nước nhà. Tuy nhiên, bất kỳ ai hiểu biết về bóng đá cũng thấy giữa hai chiến lược gia này sở hữu triết lý hoàn toàn khác biệt.
HLV Lippi được CFA mời về để giúp tuyển Trung Quốc dự World Cup 2018 và giờ là 2022. Ảnh: Minh Chiến.
HLV Hiddink xuất thân từ bóng đá Hà Lan, nơi lối chơi tổng lực đã trở thành thương hiệu. Khi cầu thủ có bóng, cả đội sẽ cùng tấn công. Khi mất bóng, tất cả cùng lùi về. Lippi ở chiều ngược lại. Ông là người đưa Italy tới ngôi vô địch thế giới bằng lối đá phòng ngự kinh điển.
Ông Hiddink hiện nắm đội U23 và U21 Trung Quốc, trong khi người đồng nghiệp Lippi dẫn dắt tuyển quốc gia. Theo chuyên gia Cameron Wilson, sự xung khắc về triết lý giữa Hiddink và Lippi dễ tạo ra một đội tuyển Trung Quốc rối ren và không có bản sắc trong tương lai.
Chuyên gia này phân tích tiếp, bóng đá Trung Quốc tụt lùi so với những quốc gia láng giềng bởi sự đầu tư nửa vời và thiếu kiên nhẫn của các cấp lãnh đạo. CFA không thiếu tiền lẫn tham vọng. Cái họ thiếu là những kế hoạch cụ thể, khả thi và một nền bóng đá toàn dân (không dựa vào vài trung tâm đào tạo trẻ).
Video đang HOT
Báo chí Trung Quốc tiết lộ ông Hiddink nhận mức lương 4,7 triệu USD/năm. Nhiệm vụ của nhà cầm quân người Hà Lan là đưa đội trẻ Trung Quốc giành quyền dự vòng chung kết U23 châu Á và góp mặt tại Olympic Tokyo diễn ra tại Thái Lan và Nhật Bản vào năm 2020.
HLV Hiddink là thương vụ đầu tư tốn kém của CFA. Ảnh: Sina.
Trong khi đó, HLV Lippi có thể nhận mức lương 28 triệu USD/năm, đổi lại CFA muốn chiến lược gia người Italy đưa ĐTQG Trung Quốc đến World Cup 2022. Những quyết định của CFA cho thấy bóng đá Trung Quốc muốn tìm kiếm trái ngọt theo lối tắt, đồng thời bỏ qua định hướng đường dài.
Tháng trước, HLV Lippi bất chấp dư luận để thực hiện mục tiêu dự World Cup 2022 của tuyển Trung Quốc. Giữa làn sóng phản đối của người hâm mộ, ông thầy người Italy làm điều chưa từng có trong lịch sử bóng đá nước này khi triệu tập Elkeson, cầu thủ nhập tịch “không có gốc gác Trung Quốc” lên tuyển.
Chuyên gia Cameron Wilson gọi quyết định của HLV Lippi là bằng chứng cho thấy cuộc cải tổ của CFA đang lạc lối và thiếu hiệu quả. Những giá trị truyền thống bóng đá Trung Quốc gìn giữ bao năm qua cuối cùng bị phá vỡ, nhường bước cho cuộc chạy đua thành tích.
“Tôi không nghĩ cầu thủ trẻ sẽ còn động lực phát triển. Ở những nước phát triển, cầu thủ nhí được tự do chơi bóng và không vấp phải sức ép nào. Còn tại Trung Quốc, dường như có một thế lực đang kìm hãm sự phát triển của cầu thủ trẻ”, Wilson kết luận.
Hồi đầu năm 2018, đội U23 Trung Quốc bị loại ngay vòng bảng giải U23 châu Á trên sân nhà. Tới ASIAD cùng năm, Olympic Trung Quốc tiếp tục dừng bước sớm. Tuần rồi, U22 Trung Quốc dưới quyền Guus Hiddink gục ngã trước U22 Việt Nam trong trận giao hữu tại Vũ Hán.
Niềm an ủi chỉ đến với CĐV Trung Quốc khi ĐTQG nước này đè bẹp Maldives 5-0 tại vòng loại World Cup 2022. Dù vậy, trận đấu đó chưa nói lên nhiều điều. Ngược lại, thất bại của tuyển U22 Trung Quốc mới thật sự đáng lo. Ngay cả khi được HLV Hiddink tài ba dẫn dắt, đội trẻ Trung Quốc vẫn lạc lối.
Theo Zing
Nhập tịch có phải là con đường dẫn đến thành công cho bóng đá Trung Quốc?
Sau quá nhiều thất bại ở các giải quốc tế, đội tuyển Trung Quốc muốn hướng đến thành công ngay lập tức bằng việc sử dụng cầu thủ nhập tịch. Nhưng cách nay có giúp cho bóng đá Trung Quốc qua mặt, hay đơn giản là bắt kịp Nhật Bản và Hàn Quốc hay không lại là chuyện khác?
Thực tế là đã xuất hiện cầu thủ nhập tịch trong danh sách đội tuyển Trung Quốc chuẩn bị cho trận đấu với Maldives vào ngày 10/9 tới đây, tại vòng loại World Cup 2022. Đó là tiền đạo Elkeson de Oliveira Cardoso (cao 1m80, 30 tuổi).
Bóng đá châu Á cũng từng chứng kiến đội tuyển Qatar với nhiều cầu thủ gốc nước ngoài vô địch Asian Cup 2019. Tuy nhiên, đặc điểm của bóng đá Qatar và các quốc gia khối Ả rập khác xa với bóng đá Trung Quốc hay các quốc gia thuộc khu vực phía Đông châu Á.
Đặc điểm của thể thao thuộc khối Ả rập nói chung, chứ không riêng gì bóng đá là VĐV chính gốc người bản xứ rất ít khi thi đấu thể thao đỉnh cao, quốc gia càng giàu trong khối các nước này thì số lượng VĐV chính gốc bản địa càng hiếm.
Cầu thủ nhập tịch Elkeson de Oliveira Cardoso sẽ khoác áo đội tuyển Trung Quốc, trong trận đấu với Maldives tại vòng loại World Cup, vào ngày 10/9 tới đây
Thành ra, chuyện các nước như Saudi Arabia, Bahrain, UAE, hay Qatar nhập khẩu VĐV từ nước ngoài, trong đó có nhập khẩu cầu thủ bóng đá là bình thường. Bằng ngược lại, có lẽ họ không có đủ người để thi đấu thể thao đỉnh cao.
Và cầu thủ nhập tịch của Qatar thật ra cũng được đào tạo tại chính Qatar từ nhỏ, ở học viện bóng đá Aspire danh tiếng. Tức là các cầu thủ nhập tịch của Qatar dù là gốc nước ngoài nhưng vẫn được thổi cái hồn của bóng đá Ả rập, lối chơi thiên về kỹ thuật của các quốc gia Ả rập từ lúc còn rất nhỏ.
Họ phát triển không khác những người bản địa, nên lối chơi chung của họ khi lớn lên và khoác áo đội tuyển quốc gia không mất đi bản sắc địa phương.
Nhưng bóng đá Trung Quốc thì khác, người dân Trung Quốc khác với người dân Qatar, ở chỗ dân Trung Quốc mê bóng đá đến cháy bỏng. Giới trẻ Trung Quốc khát khao được chơi bóng và được tham gia các lò đào tạo.
Chỉ là phương pháp đào tạo, và có thể là thời gian chưa cho phép người Trung Quốc thành công ngay tức thì.
Có thể phương pháp này giúp HLV Marcello Lippi hài lòng, vì ông chỉ muốn đội tuyển Trung Quốc thành công ngay lập tức, trên tư cách HLV có thể chỉ dẫn dắt đội tuyển trong thời gian ngắn hạn.
Tuy nhiên, nếu tiếp tục sử dụng ồ ạt các cầu thủ nhập tịch, chính giới bóng đá Trung Quốc sẽ gián tiếp đẩy các trung tâm đào tạo trẻ, các học viện bóng đá trẻ của họ đi vào ngõ cụt, bởi cầu thủ nhập tịch sẽ cạnh tranh cơ hội vươn lên của các tài năng bóng đá bản địa.
Và đây tiếp tục là hiện trạng cho thấy sự thiếu kiên nhẫn và thiếu định hướng có chiều sâu của những người làm công tác điều hành, quản lý bóng đá Trung Quốc. Họ từng tốn rất nhiều tiền cho các học viện bóng đá trẻ, nhưng giờ đang đi ngược lại với định hướng của chính họ ngày nào: Hướng về các cầu thủ nhập tịch mà bỏ qua khâu đào tạo trẻ.
Rồi ngay cả khi nhập tịch cho các cầu thủ, vẫn chẳng có gì đảm bảo rằng bóng đá Trung Quốc nói chung và đội tuyển Trung Quốc nói riêng sẽ bắt kịp các nền bóng đá đáng để học hỏi tại châu Á, gồm Nhật Bản và Hàn Quốc - những nền bóng đá kiên định với khâu đào tạo trẻ trong nhiều thập niên liên tiếp, rồi gặt hái thành công!
Theo Thiện Nhân (Dantri)
Cầu thủ nhập tịch ghi 2 bàn, Trung Quốc đại thắng ngày ra quân Chỉ phải tiếp đón đối thủ yếu là Maldives, Trung Quốc đã giành chiến thắng với tỷ số 5-0. Trong đó, cầu thủ nhập tịch Elkeson đã lập cú đúp trong ngày ra mắt. Cầu thủ nhập tịch ghi 2 bàn, Trung Quốc đại thắng ngày ra quân Ở lượt đấu đầu tiên bảng A, Trung Quốc được nghỉ. Họ bắt đầu chiến...