Bóng đá Trung Quốc sa sút vì những điều luật lạ đời
Thất bại của tuyển U22 Trung Quốc trước U22 Việt Nam trong trận giao hữu hôm 8/9 như hồi chuông cảnh báo cho sự đi xuống của bóng đá ở đất nước tỷ dân.
“Có nhiều nguyên nhân lý giải cho sự tụt lùi của bóng đá Trung Quốc, thế nhưng cốt lõi nằm ở định hướng phát triển không rõ ràng của liên đoàn bóng đá nước này”, chuyên gia bóng đá châu Á Martin Lowe chia sẻ với Zing.vn.
LĐBĐ Trung Quốc (CFA) ban bố nhiều điều luật chuyển nhượng phức tạp áp dụng cho các CLB tại giải quốc nội. Sau vài tháng, liên đoàn lại ra một quy chế mới. Để kìm hãm cơn cuồng mua sắm của những đội bóng vào năm 2017, CFA quyết định cắt giảm số cầu thủ ngoại thi đấu trên sân.
Cầu thủ trẻ Zhang Huachen của Shanghi SIPG chỉ đá 15 phút trước khi được rút ra sân.
Mỗi đội giờ chỉ được phép tung ra sân 3 cầu thủ nước ngoài và danh sách đăng ký thi đấu trước trận gồm 18 người chỉ được tối đa 5 ngoại binh. Các CLB phải có hai cầu thủ thuộc nhóm tuổi U23 Trung Quốc và một trong số đó đá chính.
Chuyên gia Martin Lowe không hiểu vì sao CFA ra được điều luật ngược đời như vậy. “Tất cả đều thấy những CLB Trung Quốc đối phó với CFA thành công thế nào”, chuyên gia người Anh nói.
Video đang HOT
Để giúp nội binh có thêm tầm ảnh hưởng và không bị bỏ ngoài cuộc khi chứng kiến những ngoại binh chiếm lĩnh sân đấu, CFA ra tiếp điều luật nếu hai đội có cùng điểm số, bên nào sở hữu cầu thủ Trung Quốc ghi nhiều bàn hơn sẽ xếp trên. The Sun dùng từ “điên rồ” với sáng kiến trên.
Quá nhiều điều luật được CFA đưa ra đẩy bóng đá Trung Quốc vào mớ hỗn độn. Chuyên gia Martin Lowe nói: “Họ có định hướng phát triển, nhưng mọi thứ diễn ra quá chậm. CFA dường như bỏ quên công tác đào tạo trẻ. Điều đó khiến Trung Quốc không sản sinh ra lứa cầu thủ tiềm năng nào”.
Có HLV Guus Hiddink, bóng đá trẻ Trung Quốc vẫn chưa cho thấy sự tiến triển.
Đầu tư nửa vời, cộng thêm thiếu sự kiên nhẫn, bóng đá Trung Quốc tụt lùi trên bản đồ thế giới. CFA dường như không quan tâm điều đó. Tháng trước, HLV lừng danh Marcello Lippi bất chấp dư luận để triệu tập trung phong Elkeson, một cầu thủ không có gốc gác Trung Quốc, lên tuyển.
Sau 6 năm thi đấu tại Trung Quốc, Elkeson được phép nhập tịch. Hôm nay, tiền đạo người Brazil nhiều khả năng có màn ra mắt đội tuyển trong trận gặp Maldives tại vòng loại World Cup 2022. Elkeson có thể không phải cầu thủ nhập tịch cuối cùng lên tuyển bởi ông Lippi còn muốn nhiều hơn nữa.
Trao niềm tin cho cầu thủ nhập tịch đồng nghĩa chất lượng nội binh của Trung Quốc rất kém. Mads Davidsen, cánh tay đắc lực của HLV Sven-Goran Eriksson ở Shanghai SIPG từ năm 2014 tới 2016, từng nhận xét kỹ thuật của những cầu thủ trẻ tại đây rất bình thường vì không được HLV giỏi chỉ dẫn.
“Nhiều cầu thủ Trung Quốc không thể thi đấu nhanh, chơi một chạm. Kỹ thuật cơ bản của họ như con số 0. Tôi từng thấy nhiều cầu thủ trẻ mắc sai lầm sơ đẳng trong khống chế và xử lý bóng. Họ mất nhiều động tác để tiếp bóng, và không được đào tạo kỹ thuật”, ông Davidsen nói với GBTimes.
Cầu thủ nhập tịch Elkeson không được lòng người hâm mộ Trung Quốc.
Bóng đá Trung Quốc đang trải qua cuộc chuyển biến lớn. Dù những gì CFA làm không phải hoàn toàn tiêu cực, song vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Người dân Trung Quốc chưa thể hiện tình yêu mãnh liệt với bóng đá khi chỉ có 190.000 sinh viên đăng ký đá bóng ở các địa phương vào năm 2015.
Nhiều bậc phụ huynh cổ xúy con cái tham gia tập luyện bóng đá. Tuy nhiên, lớp trẻ quan tâm đến con đường học vấn hơn. “Học sinh muốn những tấm vé vào đại học. Chỉ có như thế, chúng mới tìm được việc làm dễ dàng”, Liang Wenzhen, một CĐV 33 tuổi, nói.
Bóng đá Trung Quốc chưa thể thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng. Quá nhiều sự đối nghịch diễn ra tại giải Chinese Super League. Chuyên gia Lowe kết luận: “Nhiều điều luật mới ra đời biến bóng đá Trung Quốc thành mớ hỗn độn. Ảnh hưởng của nó sẽ còn lan tỏa tới cả thành tích của đội tuyển quốc gia”.
Theo Zing
"Siêu tiền vệ" bật đèn xanh, M.U đón ngay về thay thế Lukaku!
Gương mặt bổ sung hàng tấn công đầy tiềm năng dành cho HLV Ole Gunnar Solskjaer.
Manchester United đang có một mùa hè bận rộn, tuy nhiên bước đầu cho thấy dấu hiệu suôn sẻ thông qua những trận giao hữu tiền mùa giải. Đội chủ sân Old Trafford đã sở hữu 2 bản hợp đồng tiềm năng, trong đó Daniel James và Aaron Wan-Bissaka đều cho thấy dấu hiệu hoà nhập rất tốt cùng toàn đội. Tuy nhiên, vấn đề nhân sự vẫn là điều khiến thuyền trưởng Ole Gunnar Solskjaer rất đau đầu, bởi lẽ Romelu Lukaku gần như chắc chắn sẽ rời Old Trafford. Mới đây, tiền đạo người Bỉ cũng không có tên trong danh sách di chuyển đến Na Uy của Man Utd.
Trước viễn cảnh Romelu Lukaku rời đi, HLV Solskjaer sẽ phải bổ sung thêm ít nhất một ngôi sao tấn công, người có khả năng thay thế tiền đạo sinh năm 1993 và đóng góp nhiều bàn thắng lẫn kiến tạo cho các đồng đội ở mùa giải mới. Rất nhiều cái tên được thượng tầng Quỷ đỏ nhắm đến. Gareth Bale là gương mặt mà BLĐ Man Utd không thể bỏ qua. Động thái huỷ đàm phán với phía CLB Trung Quốc mới đây của Real Madrid cũng mở ra cơ hội lớn cho Quỷ đỏ thành Manchester tiếp tục đàm phán thương vụ này.
Hơn thế nữa, theo Marca, Gareth Bale mong muốn kết thúc sự nghiệp ở Old Trafford. Đây là tín hiệu không thể tích cực hơn để Man Utd chiêu mộ "siêu tiền vệ" 54 triệu bảng (theo Transfermarkt) về Nhà hát của những giấc mơ.
Bale muốn đến Man Utd?
Liệu thương vụ này có nhanh chóng thành công tốt đẹp hay không, khi mà Gareth Bale đã bày tỏ ý định của bản thân? Hãy chờ xem!
Theo TTVN
Chuyển nhượng HOT 24/7: Chelsea giữ chân thành công SAO trẻ Với việc chi ra mức lương 100.000 bảng/tuần trong 5 năm, Chelsea đã giữ chân thành công một ngôi sao triển vọng. Chelsea giữ chân thành công Callum Hudson-Odoi. Những thuyết phục của tân HLV trưởng Frank Lampard đã có hiệu quả khi tài năng trẻ Callum Hudson-Odoi đã quyết định gắn bó tương lai với Chelsea. Mới đây anh đã đồng ý...