Bóng đá Nam Tư và nuối tiếc lịch sử
Một thế hệ với hàng loạt cá nhân vĩ đại của bóng đá Nam Tư đã không thể gắn bó với nhau và cùng cống hiến cho chỉ một màu cờ sắc áo.
Năm 1991, Red Star Belgrade tạo nên lịch sử khi giành chức vô địch cúp C1 châu Âu sau khi đánh bại Olympique Marseille hùng mạnh trong trận chung kết với những tên tuổi sau này trở thành tượng đài của bóng đá thế giới như Dejan Savicevic, Darko Pancev, Sinisa Mihajlovic…
Với lực lượng ngày đó, thật khó tin rằng ĐT Nam Tư không tạo ra bất kỳ dấu ấn nào trong giai đoạn 1991-1995. Sự khắc nghiệt của những xung đột tại bán đảo Balkan đã hủy hoại đi một thế hệ huyền thoại của bóng đá thế giới.
Mùa hè lịch sử
VCK U20 thế giới được tổ chức tại Chile vào năm 1987 là giải đấu mà cả thế giới buộc phải nhìn nhận Nam Tư dưới một con mắt khác. Davor Suker, Robert Prosinecki, Zvonimir Boban là một vài cái tên đáng chú ý của đội U20 Nam Tư khi ấy. Tuy nhiên, tại thời điểm giải đấu diễn ra, tất cả đều chưa có tiếng tăm gì.
Cố nhà báo Toma Mihajlovic là phóng viên duy nhất theo chân ĐT U20 tới Chile vào những ngày hè năm đó.
U20 Nam Tư vô địch VCK U20 thế giới năm 1987, phần lớn cầu thủ trong số này đều trở thành huyền thoại của bóng đá thế giới. Ảnh: Getty.
“Chẳng ai có hy vọng vào đội bóng. Tôi nghĩ họ sẽ chơi ba trận vòng bảng rồi bị loại. Nhưng tất cả đã thay đổi khi tới Chile. Đó là một đất nước tươi đẹp, những khách sạn lớn, và rất nhiều cô gái xinh ngoài đường phố”, ông nói với Guardian .
LĐBĐ Nam Tư (FSJ) khi đó đã quyết định để những ngôi sao lớn là Sinisa Mihajlovic, Vladimir Jugovic và Alen Boksic ở nhà. Họ tin rằng việc thi đấu tại giải VĐQG Nam Tư sẽ mang tới nhiều kinh nghiệm cho cầu thủ hơn là tới tận Nam Mỹ xa xôi.
Chính bản thân FSJ cũng không đặt hy vọng gì nhiều vào lứa U20 này. Song tất cả đã lầm.
U20 Nam Tư thắng trận mở màn 4-2 trước đội chủ nhà Chile để rồi nhận ra thực tế: nếu thắng nốt hai trận còn lại, họ sẽ được ở lại Chile lâu thêm nữa thay vì phải về Nam Tư đầy khó khăn và lạc hậu.
Đội bóng của những Davor Suker, Robert Prosinecki, Predrag Mijatovic đá chết bỏ thắng nốt hai trận còn lại của vòng bảng trước Úc và Togo.
Vòng knock-out bắt đầu đầy khó khăn với U20 Nam Tư khi Prosinecki, người chơi nổi bật nhất của đội bóng ở vòng bảng, bị CLB chủ quản Red Star Belgrade gọi trở về đá cúp Châu Âu với Club Brugge.
Prosinecki buộc phải nhờ sự trợ giúp của Chủ tịch FIFA khi đó, Joao Havelange, mới có thể ở lại Chile. Đáp lại, Prosinecki sút phạt trực tiếp tung lưới Brazil ở tứ kết vào phút 89, đưa Nam Tư bước vào vòng bán kết gặp Đông Đức của Matthias Sammer.
Cơn địa chấn một lần nữa ghi tên những chàng trai Balkan khi Nam Tư vượt qua Đông Đức bằng bàn thắng đúng phút 89 của Davor Suker để trở thành hiện tượng lớn nhất của giải đấu.
Trận chung kết mới thử thách lớn thực sự khi đối thủ là Tây Đức hùng mạnh. U20 Nam Tư gặp tổn thất nghiêm trọng khi hai con át chủ bài trên hàng công Nam Tư là Mijatovic và Prosinecki đều không thể thi đấu vì nhận đủ thẻ phạt.
Robert Prosinecki trở thành cầu thủ hay nhất giải đấu và sau này từng thi đấu cho cả Real Madrid lẫn Barca. Ảnh: FIFA.
Video đang HOT
Song Nam Tư vẫn còn Zvonimir Boban. Tiền vệ mới 19 tuổi khi ấy đã sút tung lưới Tây Đức đưa những chàng trai Balkan vươn lên dẫn trước khi trận đấu chỉ còn 5 phút.
Dù vua phá lưới Marcel Witeczek đã gỡ hòa chỉ hai phút sau đó để kéo trận đấu tới loạt đấu súng. Nhưng định mệnh đã đưa Nam Tư lên ngôi khi chính Witeczek sút trượt luân lưu.
Cả đội Nam Tư ở lại Chile ăn chơi nhảy múa hai ngày sau khi vô địch. Tất cả tổ chức sinh nhật cho Robert Jarni, hàn lại răng cho Dubravko Pavlicic. Đó là thứ không khí thực sự hòa đồng, vui vẻ, không chút mâu thuẫn của những cậu bé chưa tới tuổi 20.
“Khi trở về Nam Tư sau 3 tuần của giải đấu, toàn bộ cầu thủ đều đã khóc”, Toma Mihajlovic khẳng định.
Phần lớn đều không hiểu đó gần như là lần cuối cùng mà tất cả còn có thể chơi cùng nhau dưới màu áo Liên Bang Nam Tư.
“Nghiền nát cả thế giới”
Tháng 3/1991, chiến tranh Nam Tư bùng nổ. ĐT Nam Tư cực mạnh ngày ấy với nòng cốt là thế hệ lên ngôi tại VCK U20 thế giới 1987 cùng những ngôi sao lớn của bóng đá thế giới như Dragan Stojkovic, Dejan Savicevic, Darko Pancev… bị ảnh hưởng nặng nề.
10 ngày trước khi EURO 1992 khởi tranh, FIFA ra quyết định cấm Nam Tư dự giải. Suất tham dự rơi vào tay Đan Mạch, đội sau đó đi thẳng đến chức vô địch.
Tại Vòng loại World Cup 1994, Nam Tư được chia vào bảng 5 nhưng FIFA vẫn xác nhận cấm tham dự đội tuyển này. Dĩ nhiên, Nam Tư không thể tham dự giải đấu và những ngôi sao lớn của bóng đá nước này như Savicevic, Stojkovic chấp nhận đứng ngoài cuộc tại sân chơi World Cup.
ĐT Croatia tách ra từ Liên bang Nam Tư giành huy chương đồng trong lần đầu tiên tham dự World Cup. Ảnh: Getty.
Croatia là một trong số các quốc gia mới được thành lập sau khi Liên bang Nam Tư tan rã. Hơn 1 năm sau ngày tuyên bố độc lập, Croatia gia nhập FIFA. Tuy nhiên, phải đợi đến tháng 6/1993, Croatia mới được xác nhận là thành viên của LĐBĐ châu Âu (UEFA). Khi ấy, đã quá muộn để Croatia có thể tham dự vòng loại World Cup 1994.
Giải đấu lớn đầu tiên Croatia tham dự sau khi độc lập là EURO 1996. Họ ngay lập tức tạo nên bất ngờ và chứng minh tiềm lực vô hạn của bóng đá Nam Tư cũ khi lọt vào tới bán kết và chỉ chấp nhận thất bại trước nhà vô địch sau đó, ĐT Đức.
Với thế hệ vô địch U20 World Cup 1987 như Robert Prosinecki, Davor Suker và Zvonimir Boban, Croatia thực sự là người khổng lồ trong bóng tối. World Cup 1998, Croatia giành huy chương đồng sau khi đánh bại cả Hà Lan lẫn Đức ở vòng knock-out, trực tiếp viết nên câu chuyện cổ tích lãng mạn bậc nhất ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Tất cả đều hiểu Croatia nói riêng hay bóng đá Nam Tư nói chung mạnh, nhưng xuất sắc như ĐT Croatia tại World Cup 1998 là điều hiếm ai dám nghĩ tới.
Croatia thực tế không phải mảnh ghép duy nhất của Liên bang Nam Tư hùng mạnh một thời tại World Cup 1998. Chính ĐT Nam Tư cũng có mặt tại mùa hè nước Pháp với đội hình cực mạnh.
Sự nghiệp đỉnh cao ở cấp độ ĐTQG của Dragan Stoijkovic và rất nhiều ngôi sao khác của Liên bang Nam Tư bị gián đoạn vì chiến tranh. Ảnh: Getty.
Bên cạnh những ngôi sao lớn như Stojkovic hay Savicevic, ĐT Nam Tư còn có Dejan Stankovic, Sinisa Mihajlovic, Predrag Mijatovic hay Savo Milosevic. Minh chứng cho sức mạnh của ĐT Nam Tư là họ đứng nhì bảng, bằng điểm với Đức sau trận hòa 2-2 với nhà vô địch EURO 1996 ở vòng bảng.
Không như Croatia, ĐT Nam Tư “chỉ” dừng bước tại vòng 1/8 sau thất bại sát nút 1-2 trước Hà Lan. Dẫu vậy, những dấu ấn lớn mà Croatia và Nam Tư để lại tại World Cup 1998 cho thấy nếu đội tuyển của Liên bang Nam Tư còn hiện diện, họ đủ hùng mạnh để cạnh tranh sòng phẳng với những thế lực như Brazil, Pháp, Italy hay Argentina.
Năm 2007, Srecko Katanec, tượng đài của bóng đá Nam Tư chia sẻ như sau với cây bút Jonathan Wilson của Guardian về chân dung ĐT Nam Tư trọn vẹn nếu không bị tan đàn xẻ nghé:
“Khi ấy, chúng tôi sẽ nghiền nát cả thế giới”.
Man Utd thắng ấn tượng Liverpool: Dùng vô chiêu thắng hữu chiêu
Theo nhà báo Jonathan Wilson của tờ Guardian, một trong những lý do giúp Man Utd của Solskjaer bay cao sau trận thắng Liverpool là... "không có triết lý cố định".
Sir Alex Ferguson có "triết lý bóng đá" không? Có lẽ, trong 39 năm sự nghiệp, kể từ khi ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp huấn luyện ở East Stirlingshire cho tới cái ngày ông quyết định nghỉ hưu vào năm 2013, người ta có thể chỉ ra vài nguyên tắc thiết yếu nhưng về cơ bản triết lý của "ông già gân" thay đổi tùy theo hoàn cảnh.
HLV Solskjaer không được xem là "triết gia bóng đá" như Pep Guardiola hay Jurgen Klopp
"Ngài máy sấy tóc" không có công thức chung và sau đó đã đưa ra một vài lý thuyết về cách chơi bóng đá. Nhưng có lẽ, tài sản lớn nhất của ông ấy trong suốt sự nghiệp là khả năng tổ chức, tạo động lực và phát triển.
Tuy nhiên, gần đây, người ta cho rằng những HLV bóng đá phải là những nhà triết gia. Pep Guardiola với chiến thuật "juego de posición" (định hướng vị trí), Jrgen Klopp và trường phái Gegenpressing và nhiều HLV khác đã học theo Vítor Frade (một giáo sư khoa học thể thao ở Bồ Đào Nha) vì lý thuyết tuần hoàn chiến thuật.
Kể từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu vào năm 2013, danh hiệu duy nhất không thuộc về "triết gia bóng đá" là của Leicester (với HLV Ranieri) vào năm 2016, ngay cả khi lối chơi của Leicester đã được định hướng rõ ràng.
Đó là một trong những lý do người ta hoài nghi về khả năng thành công của HLV Solskjaer, người vốn không có triết lý rõ ràng nào ngoài việc tham khảo ý kiến của Sir Alex Ferguson. Nhưng điều nghịch lý là "sự vô chiêu" của Solsa lại đang mở ra con đường thành công cho Man Utd.
Khi Noel Cantwell đến Old Trafford vào năm 1960, ông cảm thấy choáng vì lối suy nghĩ quá giản đơn của CLB. Ông ấy đến từ West Ham, nơi mà các cầu thủ thường gặp nhau ở một quán cafe sau mỗi buổi tập để thảo luận về xu hướng và sáng tạo mới nhất. Tại Man Utd thời điểm ấy, việc tập luyện chỉ xoay quanh nâng vài quả tạ, chạy nước rút, tập một chút đánh đầu, sút bóng hay tập luyện vài kỹ năng chơi bóng ở khu đất trống.
Sir Matt Busby cũng nói về mô hình tại CLB của mình. Thế nhưng, vài HLV khác như Harry Potts ở Burnley, Bill Nicholson ở Tottenham, Alf Ramsey ở Ipswich, Don Revie ở Leeds, Bill Shankly ở Liverpool đã bắt đầu đề cập tới thứ bóng đá có tổ chức, được gọi là "bóng đá có hệ thống" ở thời điểm đó.
Việc không có triết lý cụ thể giúp Man Utd dễ thay đổi, dễ thích nghi ở thời điểm khó khăn hơn là Liverpool
Noel Cantwell tỏ thái độ gay gắt với Sir Matt Busby: "Làm sao ông có thể thành công nếu không nỗ lực và thấu hiểu cách chơi bóng?".
Tuy nhiên, sau đó, Man Utd đã giành được hai chức vô địch bóng đá Anh trong thập niên 1960 và 1 lần vô địch cúp C1 vào năm 1968.
Hóa ra mô hình hoạt động của Sir Matt Busby đủ tốt khi sở hữu Bobby Charlton, Denis Law và George Best, ba trong số những người vĩ đai nhất thế giới. Nhưng hãy xem những gì xảy ra tiếp theo. Khi Charlton già đi, Law phải vật lộn với chấn thương đầu gối và Best đang bị ngự trị bởi "con quỷ trong lòng" (nghiên rượu) thì Man Utd có dấu hiệu đi xuống.
Sir Matt Busby nghỉ hưu năm 1969 (1 năm sau khi vô địch cúp C1), mọi thứ nhanh chóng đổ vỡ. Man Utd đã xuống hạng vào năm 1974 và không thể giành chức vô địch giải đấu cao nhất của Anh cho tới năm 1993. Không có triết lý dẫn đường, Man Utd như con thuyền trôi dạt.
Họ là CLB thành công nhất nước Anh với 20 chức vô địch nhưng chủ yếu, những danh hiệu ấy thuộc về ba HLV. Họ tài ba hơn bất kỳ ai nhưng Man Utd lại dựa quá nhiều vào một "thủ lĩnh" trên băng ghế huấn luyện.
Ngược lại, Liverpool, họ là CLB có triết lý nhất ở Anh. Kenny Dalglish, Joe Fagan và Bob Paisley đều phát triển chiến thuật từ di sản của Bill Shankly đặt ra. Họ đã chơi với 4 hậu vệ sớm hơn bất kỳ CLB nào ở thập niên 1970 và 1980. Họ đã thống trị bóng đá Anh và châu Âu bằng cách đẩy đội hình lên cao, chơi pressing và nắm quyền kiểm soát bóng.
Sự sa sút của Liverpool trong thập niên 1990 là câu chuyện đáng bàn. Ảnh hưởng của thảm họa Hillsborough là điều bất cứ ai cũng có thể nói. Nó đã gây ra thảm họa khủng khiếp cho CLB. Thế nhưng Graeme Souness có lẽ không phải là người phù hợp để đảm bảo tính liên tục của truyền thống.
Bên cạnh đó là ảnh hưởng khách quan như cách trận đấu được vận hành và vấn đề kinh tế. Sự xuất hiện của Premier League và truyền hình vệ tinh đã mở ra cơ hội tài chính cho nhiều CLB. Man Utd rõ ràng thích nghi nhanh hơn và nhanh nhạy hơn trong việc khai thác kinh tế.
Sự ra đời của luật cấm thủ môn bắt bóng sau đường chuyền về của đồng đội khiến việc chơi kiểm soát bóng trở nên khó khăn. Việc ôm khư khư triết lý trong nhiều năm rõ ràng là điều cản trở khiến cho Liverpool sa sút, trong thời buổi mà thế giới đổi thay từng ngày.
HLV Solskjaer đang xây dựng lại CLB giống như những gì người thầy Sir Alex Ferguson đã làm ở Man Utd
Ba thập kỷ đã trôi qua kể từ ngày ấy và giờ đây, điều đó lại quay trở lại ám ảnh Liverpool.
Trong những năm qua, Liverpool có triết lý rõ ràng. Jurgen Klopp có thể xem là hình mẫu của "triết gia bóng đá". Phong cách của chiến lược gia người Đức có thể xem là sự phát triển theo hướng hiện đại của phong cách Liverpool cổ điển.
Man Utd sau thời kỳ Sir Alex Ferguson đã thực sự quay cuồng trong đủ loại triết lý như trường phái Anh cổ điển (David Moyes), chủ nghĩa kiểm soát bóng tới cực đoan (Van Gaal), phòng ngự thực dụng với từng khối cô đặc (Mourinho). Và giờ đây, họ đang sống trong chủ nghĩa phục hưng thời kỳ Sir Alex Ferguson của Solskjaer.
Chỉ khoảng hơn 1 năm trở lại đây, đội hình của Man Utd mới trông có vẻ mạch lạc nhưng họ vẫn dựa nhiều vào các cá nhân. Bruno Fernandes đã trở thành ngôi sao đặc biệt ở Old Trafford kể từ khi tới đây vào tháng 1 năm ngoái. Anh đã ghi 19 bàn và có 14 đường kiến tạo thành bàn sau 32 trận ra sân ở Premier League. Nếu như Bruno Fernandes "tắt điện" thì Man Utd nhiều khả năng của im tiếng.
Paul Pogba, Edinson Cavani và Marcus Rashford đều có những khoảnh khắc của thiên tài nhưng Man Utd vẫn chỉ nổi bật và đáng sợ bởi lối chơi phản công. Còn việc bố trí, xây dựng tình huống tấn công của Quỷ đỏ vẫn còn bị nghi ngờ.
Đó lại là điểm mạnh của Liverpool. Họ áp sát thông minh, chặt chẽ, rồi giành lại bóng và tổ chức tấn công nhanh chóng. Bộ ba tấn công của Liverpool đang gặp khó. Điều đó không chỉ cho thấy dấu hỏi về phong độ của Mohamed Salah, Roberto Firmino và Sadio Mané mà còn chỉ ra rằng hàng tiền vệ của Liverpool có vấn đề. HLV Jurgen Klopp đã buộc thay đổi hàng tiền vệ sau khi hai trung vệ trụ cột của họ nghỉ dài hạn.
Ở thời điểm lịch thi đấu ở Premier League ngày càng dày đặc, khiến cho khoảng thời gian lên chiến lược của HLV, sự hồi phục của các cầu thủ trước mỗi trận đấu ngày càng bị ngắn lại. Đồng thời, những ca chấn thương xuất hiện với mật độ dày lên. Điều đó làm khó cho Liverpool bởi họ không dễ thích nghi khi sự liên kết trong đội hình đã bị phá vỡ.
Việc trung thành với một triết lý khiến Jurgen Klopp đang gặp khó ở mùa giải "hỗn loạn"
Trong khi đó, lúc này, Man Utd, một CLB không quá chú trọng tới triết lý, lại đang hưởng lợi nhờ sự tỏa sáng của cá nhân và bùng nổ ở một vài khoảnh khắc. Họ sở hữu một hệ thống triết lý không phức tạp (do đó có thể dễ thay đổi) và bên cạnh đó, như thời Sir Alex Ferguson, giá trị tinh thần và đoàn kết đang ngày càng mạnh mẽ ở Man Utd.
Sự bay cao của Man Utd "không triết lý" có thể đi ngược với xu thế phát triển của bóng đá hiện đại nhưng nó có thể mang tới lợi thế cho Man Utd ở mùa giải "hỗn loạn" như thời điểm này.
7 đội bóng lớn tranh nhau chữ ký của Lingard Bất chấp việc không được thường xuyên ra sân, tiền vệ Jesse Lingard vẫn đang là cầu thủ được săn đón gắt gao tại châu Âu. Ở mùa giải năm nay, tiền vệ người Anh mới chỉ có đúng 3 lần ra sân cho Quỷ đỏ. Hợp đồng hiện tại giữa Lingard và MU chỉ còn thời hạn đến mùa hè 2022. Bản...