Bóng đá Đồng Tháp: Thời oanh liệt nay nay còn đâu!
Những lùm xùm vừa qua về chuyện thuê (mượn) sân Cao Lãnh như khoét sâu thêm về sự tụt dốc thê thảm của bóng đá Đồng Tháp. Thật khó tưởng tượng cho một đội bóng từng được coi là “anh cả miền Tây” giờ lại tan hoang đến nao lòng.
Càng chuyên nghiệp, Đồng Tháp càng tụt hậu
Ở miền Tây, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long đều có những đội bóng từng chơi ở các hạng cao nhất của đất nước. Nhưng tất cả cũng chẳng thể sánh bằng Đồng Tháp trên nhiều mặt. Không chỉ là cái nôi đào tạo nên nhiều tên tuổi nức tiếng của bóng đá Việt Nam một thời như Phạm Anh Tuấn, Lai Hồng Vân, Huỳnh Quốc Cường, Trang Văn Thành, Trần Công Minh…, ở các giải đấu cao nhất, Đồng Tháp cũng đã từng ghi danh trên bảng vàng thành tích với 2 chức Vô địch Quốc gia.
Đầu tiên là chức vô địch năm 1989 chỉ sau 1 năm thăng hạng. Đến năm 1996, đội chủ sân Cao Lãnh thêm một lần nữa đăng quang. Nhưng khi bóng đá Việt Nam lên chuyên nghiệp, Đồng Tháp rơi vào tình cảnh khó khăn. Tài chính là nút thắt quan trọng để gỡ rối cho đội chủ sân Cao Lãnh.
Trong guồng quay ấy, những nhà quản lý về mặt nhà nước cũng đã tạo điều kiện chuyển đổi mô hình để hy vọng, Đồng Tháp tiếp tục hanh thông trên con đường bóng đá chuyên nghiệp. Công ty cổ phần bóng đá Đồng Tháp ra đời với hy vọng, sẽ cứu vãn được số phận đang long đong của đội bóng này. Nhưng nghịch lý là càng giao cho tư nhân quản lý, Đồng Tháp lại tụt dốc thê thảm.
Khi còn thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước, Đồng Tháp từng gây tiếng vang mạnh mẽ với vị trí thứ ba ở V.League 2010. Nhưng dưới sự điều hành của công ty cổ phần bóng đá Đồng Tháp, thành tích của đội bóng này không chỉ nghèo nàn đi thông thấy mà bản thân đội còn mất giá trầm trọng. Từ V.League, Đồng Tháp tụt dần xuống hạng Nhất và tệ hơn nữa là xuống hạng Nhì, giải đấu được coi là phong trào, của bóng đá Việt Nam. Đó là tình cảnh không mấy ai có thể tưởng tượng nổi cho một địa phương có truyền thống bóng đá hùng mạnh nhất khu vực miền Tây.
Nỗi âu lo bủa vây các HLV và cầu thủ nơi đây
Video đang HOT
Đồng Tháp ngày càng vắng người tài
Không chỉ số phận lênh đênh của đội lớn, công tác đào tạo trẻ của Đồng Tháp cũng đã tụt hậu so với trước đây rất nhiều. Đồng Tháp từng một thời là cái nôi đào tạo trẻ nức tiếng, giới thiệu được rất nhiều gương mặt nổi bật cho các Đội tuyển Việt Nam. Đơn cử như trong thành phần của U20 Quốc gia năm 2004, Đồng Tháp có đến 6 cầu thủ góp mặt và tất cả đều đá chính. Họ sau này trở thành những cầu thủ nổi tiếng như Việt Cường, Quý Sửu, Thanh Bình, Tấn Trường, Phong Hòa, Phước Thạnh… Tiếp đến, Đồng Tháp còn cho ra lò nhiều cầu thủ chất lượng khác như Thanh Hiền, Bửu Ngọc, Thanh Hào… Tất cả đều là những “viên ngọc” có sức hút đối với các CLB trong nước.
Nhưng trong gần chục năm trở lại đây, Đồng Tháp đã mất vị thế hẳn trong thành phần các ĐTQG khi không còn giới thiệu được gương mặt nào đáng giá. Một số cầu thủ cho thấy sự triển vọng trong màu áo của Đồng Tháp nhưng nhanh chóng rơi vào cảnh “sớm nở tối tàn”. Người của Đồng Tháp cho rằng, sự thiếu đồng bộ giữa đơn vị chủ quản (tư nhân) của CLB Đồng Tháp và Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ (thuộc quản lý của nhà nước) đã góp phần đẩy bóng đá Đồng Tháp vào cảnh thoái trào. Nó khác với trước đây khi tạo nên một “trục thống nhất giữa các tuyến trẻ và đội lớn” nên công việc “trồng người” rất trôi chảy và tạo được tính hiệu quả cao.
Trò hay phải có thầy giỏi. Trên phương diện này, bóng đá Đồng Tháp thời gian qua đã mất đi nhiều HLV tên tuổi. HLV Trần Công Minh từng thiết tha quay về theo tiếng gọi của quê hương (từ Long An, Thành Long) nhưng nay cũng đã bỏ xứ ra đi để làm công tác đào tạo trẻ ở Học viện Juventus Việt Nam. HLV Phạm Công Lộc từng dẫn dắt Đồng Tháp tạo nên hiện tượng ở V.League thì hiện tại đang xuất tướng trong màu áo của Công an Nhân Dân sau một thời gian lui về “ở ẩn”. Những HLV kỳ cựu một thời như Phạm Anh Tuấn, Lai Hồng Vân cũng đã chia tay hẳn với bóng đá để làm những công việc ngoài chuyên môn.
Tất cả đều là những HLV có tay nghề nhưng bởi những lý do khác nhau, trong đó có vấn đề cơ chế, chính sách, cách làm…, nên họ đã không còn mặn mà cống hiến cho bóng đá Đồng Tháp. Trong lúc đó, không nhiều người đang làm công tác chuyên môn hiện tại ở bóng đá xứ bưng biền này được đánh giá cao. Việc mất (thiếu) những người thầy giỏi người Đồng Tháp trong lúc không hút được nhân tài từ các nơi khác là nguyên nhân khác đẩy bóng đá nơi này rơi vào cảnh thoái trào.
Sẽ xây dựng đội mới?
Bất đồng quan điểm giữa cơ quan quản lý nhà nước và công ty cổ phần đã đặt Đồng Tháp trước một thách thức lớn. Những người có trách nhiệm với bóng đá Đồng Tháp đã manh nha ý định xây dựng lực lượng trẻ hiện có để bắt đầu tìm lại hình ảnh của bóng đá Đồng Tháp từ hạng ba.
Khán đài là lễ hội
Khác với nhiều tỉnh thành ở miền Tây, bóng đá được ví như một “tôn giáo” của người Đồng Tháp. Mỗi khi sân Cao Lãnh có trận là người dân Đồng Tháp kéo về tề tựu để tạo ra một lễ hội trên khán đài. Có một thời, các trận đấu trên sân Cao Lãnh diễn ra vào lúc 15h30 giữa cái nắng như thiêu đốt nhưng sức nóng của mặt trời không thể cản đường giới mộ điệu túc cầu đến sân. Họ sẵn lòng rời nhà từ giữa trưa để có thể đội nắng nóng kiếm 1 chỗ đứng trên sân Cao Lãnh, cổ vũ cho đội nhà.
Café cuối tuần: Nỗi buồn bóng đá tỉnh lẻ
Trận chung kết ngược hạng Nhất Long An- Đồng Tháp đã kết thúc với tỷ số 1-0, đã tiễn CLB Đồng Tháp, đội bóng từng là nòng cốt của đội tuyển Việt Nam, phải xuống hạng Nhì. Bóng đá tỉnh lẻ đang thất thế.
Đội bóng từng 2 lần lên ngôi ở giải vô địch quốc gia sẽ chia tay sân chơi chuyên nghiệp từ mùa sau. Nên nhớ SLNA và Đồng Tháp chính là những đội bóng hoàng kim bóng đá thời bao cấp. Những năm gần đây, Đồng Tháp chật vật vì gánh nặng tài chính, cùng với việc quản lý lỏng lẻo tuyến trẻ, do đó ngày càng trượt dốc.
Hòa niệm về một đội bóng
Cách đấy khoảng 2 thập kỷ trước, có tuyến trẻ khá tốt nên Đồng Tháp là thế lực của sân cỏ Việt Nam, 2 lần đứng trên đỉnh cao ở giải vô địch quốc gia. Họ là đội đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam có một chiến thắng tại Cúp C2 châu Á (nay là AFC Cup).
Năm 1997, Đồng Tháp với tư cách là nhà đương kim vô địch Việt Nam thắng CLB Churchill (Ấn Độ) 1-0 trên sân khách. Đó là giai đoạn rực rỡ nhất của bóng đá Đồng Tháp dưới sự dẫn dắt của HLV Đoàn Minh Xương.
Bất luận thế nào thì việc "tượng đài" bóng đá vùng miền Tây là Đồng Tháp sụp đổ là điều đáng tiếc của bóng đá Việt Nam. Ảnh VPF
Cho đến 2010, bóng đá Đồng Tháp từng lấy lại vị thế khi đội hình quy tụ nhiều cầu thủ tốt như Tấn Trường, Được Em, Samson...đã lọt vào vị trí thứ 3. V.League 2016 là lần cuối cùng Đồng Tháp góp mặt ở sân chơi cao nhất của bóng đá Việt Nam, Trần Công Minh đã ngồi ghế nóng thay HLV Phạm Công Lộc nhưng không thể cứu được con tàu sắp đắm.
Trong 4 năm thi đấu tại hạng Nhất, không những không quay trở lại V.League mà Đồng Tháp luôn phải thi đấu chật vật. Bảng xếp hạng của Đồng Tháp từ mùa giải V.League 2017 đến nay lần lượt thứ 7/7, 3/10, 9/12 và giờ đây là 12/12. Nguyên nhân chính là tiềm lực tài chính của họ cạn dần theo thời gian, những người tâm huyết lần lượt rời khỏi đội bóng. Nhiều năm nay, những người có tay nghề chuyên môn đành lỗi hẹn với quê hương, bán xới đi mưu sinh các địa phương khác.
Chuẩn bị cho mùa giải 2020, trợ lý Nguyễn Anh Tông đã được bổ nhiệm làm HLV trưởng dẫn dắt Đồng Tháp, thay thế HLV Trần Công Minh. Đồng Tháp cũng phải xây dựng lại bộ khung với dàn cầu thủ có nhiều xáo trộn, chỉ đặt mục tiêu trong nhóm dẫn đầu ở giải hạng nhất năm nay là khó khăn. Vụ 11 cầu thủ của Đồng Tháp liên quan đến việc dàn xếp tỷ số tại giải U21 QG 2019 trong đó 8 cầu thủ nằm trong biên chế đội 1 Đồng Tháp tham dự giải hạng Nhất QG năm 2020 bị cấm thi đấu khiến, đội bóng xứ bưng biền đã phải chạy vạy mượn quân khắp nơi để tham gia giải đấu.
Giật mình
Bất luận thế nào thì việc "tượng đài" bóng đá vùng miền Tây là Đồng Tháp sụp đổ là điều đáng tiếc của bóng đá Việt Nam. Nhưng nó phản ánh thực tại của một nền bóng đá đã xuống cấp, không còn hợp với xu thế mới. Những cái tên như : Công Minh, Tấn Thành, Quốc Cường và thủ môn Thanh Nhạc thi đấu đặc biệt xuất sắc tại SEA Games 18 ở Chiang Mai chỉ còn là hoài niệm.
Bóng đá V.League 2020 đã sạch bóng các đội bóng miền Tây. Ảnh VPF
Việc nhà cựu vô địch Long An hay một đội bóng khác của miền Tây là Cần Thơ cũng phải chật vật để trụ hạng thành công cũng do vấn đề tài chính cho thấy lứa cán bộ quản lý CLB theo mô hình bao cấp đang gặp khó khăn nhiều với xu thế bóng đá mới. không mạnh vì gạo, bạo vì tiền là không giữ được cả quân, lẫn tướng, cầu thù Đồng Tháp đi đá khắp nới.
Bóng đá V.League 2020 đã sạch bóng các đội bóng miền Tây. Trong khi đó phía bắc Nam Định, SLNA, Hải Phòng và Thanh Hóa đang khá chật vật với các cuộc chiến trụ hạng. Người ta đang thấy, khi không đi theo xu thế kinh doanh sân cỏ: bán bản quyền truyền hình, vé vào sân, áo quần và đồ lưu niệm thì các đội bóng tỉnh lẻ đang gặp quá nhiều khó khăn. Các ông chủ chỉ thích các đội bóng nằm ở các thành phố lớn, tiện cho việc quảng bá thương hiệu.
Đây là điều đáng tiếc, bởi bóng đá miền Tây nói riêng và tỉnh lẻ nói chung mang những nét riêng. Hãy tưởng tượng nếu chiều cuối tuần không thấy đầy ắp người trên sân Thiên Trường, Thanh Hóa hay những cuộc biểu dương lực lượng của cộng đồng cổ động viên xứ Nghệ thì V.League nhạt đi rất nhiều. Bản sắc địa phương là điều V.League rất cần để giải đấu hấp dẫn và đa sắc màu hơn, nhất là Đồng Tháp, SLNA vốn được coi là có truyền thống đào tạo trẻ.
HLV Vũ Quang Bảo chính thức trở lại với nghiệp cầm quân Vị cựu HLV trưởng CLB Thanh Hóa và XSKT Cần Thơ vừa chính thức trở lại với nghiệp cầm quân bằng việc nhận lời dẫn dắt CLB Công An Nhân Dân. Theo thông tin mới nhận, Ban lãnh đạo CLB Công An Nhân Dân (CAND) vừa đưa ra quyết định thay HLV Phạm Công Lộc bằng nhà cầm quân kỳ cựu Vũ Quang...