Bốn yếu tố, một mục tiêu
Sau 2 năm đối phó với COVID-19 kể từ khi ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên vào ngày 23/1/2020, tình hình dịch bệnh hiện nay tại Singapore theo đánh giá của các nhà chức trách là “vẫn nằm trong tầm kiểm soát”.
Từ tháng 11/2021, Singapore bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp sang sống chung với COVID-19. Cuộc sống của người dân tại quốc gia này đang ở “ trạng thái bình thường mới” cả trong sinh hoạt thường ngày lẫn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-2 tại Singapore. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kinh tế cũng đang dần hồi phục. Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) nước này thông báo nền kinh tế trong quý IV năm ngoái tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, qua đó nâng tốc độ tăng trưởng cả năm 2021 lên 7,2%, trái ngược với sự suy giảm 5,4% trong năm 2020 vốn là mức tồi tệ nhất kể từ năm 1965 thành lập nước. MTI cũng dự báo nền kinh tế Singapore có thể đạt tăng trưởng 3-5% năm nay.
Vậy đâu là những yếu tố góp phần làm nên thành công của Singapore trong cuộc chiến chống COVID-19? Trước hết phải kể đến vai trò của chính phủ. Khi đại dịch bắt đầu bùng phát với những thông tin về các ca nhiễm virus đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc), Bộ trưởng Y tế (MOH) khi đó là ông Gan Kim Yong đã đưa ra ý tưởng tập hợp một nhóm gồm đại diện của các bộ liên quan để nghiên cứu, nắm bắt tình hình và đưa ra các chính sách phản ứng linh hoạt, kịp thời đối phó với “kẻ địch đáng gờm vô hình” này.
Video đang HOT
Vì vậy, Lực lượng liên bộ đặc trách COVID-19 (MTF) được thành lập ngày 21/1/2020, ngay cả trước khi Singapore phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên. MTF là lực lượng chịu trách nhiệm chính đưa ra và điều hành xuyên suốt các chính sách. Lực lượng này luôn có phản ứng kịp thời trước những diễn biến của dịch. Mỗi khi dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi, MTF đều tổ chức họp báo công bố kịp thời các biện pháp mới được điều chỉnh cho phù hợp và đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho người dân. Các quyết định chính sách có tính logic, có bằng chứng, khả thi, minh bạch và được giải thích rõ ràng.
Bên cạnh đó, vaccine đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả phòng chống dịch của Singapore. Các nhà lãnh đạo nước này đã sớm nhận ra rằng việc đối phó với COVID-19 sẽ đòi hỏi những nỗ lực phi thường của chính phủ và người dân, và vaccine sẽ là một “nước đi” quan trọng trong “ván cờ COVID-19″.
Tháng 4/2020, Ban cố vấn về điều trị và vaccine (TxVax) đã được thành lập và có nhiệm vụ đảm bảo Singapore có khả năng tiếp cận sớm với vaccine hiệu quả, ngay khi chúng được cung cấp. Hai nhóm khác được thành lập sau đó – Nhóm lập kế hoạch về vaccine và phương pháp điều trị chịu trách nhiệm giám sát việc xây dựng danh mục vaccine của Singapore và Ủy ban chuyên gia về tiêm chủng COVID-19 (EC19V) – cơ quan sẽ tư vấn cho MOH về chương trình tiêm chủng quốc gia. Tháng 6/2020, Singapore đã ký thỏa thuận mua trước vaccine với hãng Moderna. Chỉ 2 tháng sau, nước này đã nằm trong danh sách đặt hàng vaccine của Pfizer và đến tháng 1/2021 là của Novavax.
Trong danh mục vaccine ngừa COVID-19 của chương trình tiêm chủng quốc gia Singapore có 3 loại vaccine hiệu quả nhất được phát triển cho đến nay. Singapore cũng trở thành một trong những quốc gia đầu tiên phê duyệt và triển khai tiêm vaccine mRNA. TxVax liên hệ chặt chẽ với Nhóm lập kế hoạch đẩy nhanh quá trình ra quyết định, hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, để tham gia và đàm phán với các công ty, với MOH về chính sách, mua sắm và triển khai tiêm vaccine… Các nguồn lực của những cơ quan khác cũng được khai thác bất cứ khi nào được yêu cầu. Đồng thời, EC19V theo dõi chặt chẽ việc phát triển vaccine trên toàn cầu, khai thác các nguồn thông tin khoa học và y tế, cũng như mạng lưới rộng lớn của các thành viên. Cùng với sự giám sát tích cực của MOH và Cơ quan Khoa học y tế (HSA) Singapore, EC19V đã đưa ra các khuyến nghị kịp thời để hướng dẫn việc triển khai vaccine.
Tất cả những nỗ lực này đã giúp Singapore lựa chọn, mua sắm, phê duyệt và triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân từ rất sớm. Nước này đã triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên vào ngày 30/12/2020. Từ tháng 9/2021, Singapore triển khai tiêm mũi tăng cường. Và từ ngày 27/12/2021, nước này đã triển khai tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Chỉ trong vòng 1 năm tính đến ngày 22/1 vừa qua, 88% dân số Singapore đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản và 55% dân số được tiêm mũi tăng cường.
Ngoài ra, công nghệ cũng là yếu tố cần nhắc đến trong thành công của Singapore. Hàng loạt giải pháp về công nghệ đã được áp dụng trên quy mô toàn quốc. Về xét nghiệm, bên cạnh xét nghiệm đem lại kết quả chính xác cao nhất là PCR, Singapore tăng cường sử dụng các công nghệ xét nghiệm nhanh như ART hay mới nhất là công nghệ xét nghiệm phát hiện virus qua hơi thở cho kết quả trong 60 giây do chính các nhà khoa học Singapore phát triển.
Về truy vết, Singapore sử dụng kết hợp 2 công nghệ cơ bản. Thứ nhất là ứng dụng TraceTogether trên điện thoại dùng để truy vết các tiếp xúc gần và thiết bị cứng Token được chính phủ phát miễn phí cho người dân. Thứ hai là công nghệ SafeEntry dùng để đánh dấu, ghi nhận sự có mặt của người dân tại một địa điểm nhất định. Đến nay, tất cả các trụ sở cơ quan, nhà ga, sân bay, siêu thị, nhà hàng, chợ dân sinh… đều lắp đặt thiết bị SafeEntry. Công dụng của các loại công nghệ này là khi phát hiện ra ca mắc COVID-19, cơ quan chức năng có thể lập tức thông báo tới hàng nghìn người có mặt cùng thời điểm với ca nhiễm tại địa điểm đó để tự theo dõi hoặc làm xét nghiệm theo khuyến cáo của chính phủ. Do vậy mà công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch ở Singapore diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, Singapore cũng sử dụng công nghệ phát hiện COVID-19 qua nước thải tại các chung cư, tòa nhà nhằm tầm soát dịch bệnh. Singapore đã đưa ra các quy định một cách khéo léo để việc ứng dụng công nghệ như là một phần của cuộc sống trong “trạng thái bình thường mới”. Đến nay, hơn 90% dân số sử dụng các công nghệ này hằng ngày.
Yếu tố thứ tư không thể thiếu góp phần làm nên thành công chống dịch của Singapore là ý thức trách nhiệm, sự hợp tác và tinh thần đoàn kết, được thể hiện rõ ở lực lượng tuyến đầu cũng như ở những người dân. Tháng 2/2020, trong bài phát biểu đầu tiên về cuộc chiến chống COVID-19, Thủ tướng Lý Hiển Long đã mô tả sự bùng phát dịch bệnh này là một thử nghiệm thực sự về gắn kết xã hội.
Đại đa số người dân Singapore đã chấp nhận và thực hiện nghiêm túc các quy định phòng dịch mà chính phủ đề ra. Họ đã tập hợp lại và ứng phó với đại dịch, tổ chức các phong trào gây quỹ và viện trợ cho người nghèo. Rất nhiều nỗ lực của cộng đồng để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch như các sáng kiến hỗ trợ người lao động nhập cư, các hộ gia đình có thu nhập thấp, người cao niên, sinh viên, người bán hàng rong… đã được thực hiện.
Các cuộc thăm dò của Edelman Trust Barometer cho thấy niềm tin đang giảm dần trên toàn cầu, song Singapore đã đi ngược lại xu hướng này bằng cách ghi nhận mức độ tin tưởng mạnh mẽ vào đạo đức và năng lực của cả chính phủ cũng như của các tổ chức kinh doanh. Một số chuyên gia cho rằng đại dịch COVID-19 đã làm tăng thêm tầm quan trọng của chủ nghĩa tập thể và đoàn kết, bên cạnh tinh thần tự cường vốn là một phần cốt lõi trong đặc tính quốc gia của Singapore. Trong thông điệp ngày Quốc khánh 9/8/2021, Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá sự gắn kết xã hội của Singapore đã được “giữ vững”.
Tuy nhiên, thành công này của Singapore hiện đang gặp phải thách thức mới khi làn sóng Omicron đã bắt đầu xuất hiện với số ca mắc COVID-19 tăng nhanh trong những ngày vừa qua. Theo đánh giá của một số chuyên gia, khi làn sóng Omicron đạt đỉnh thì số ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày ở Singapore có thể lên tới 20.000 đến 25.000 ca. Những kinh nghiệm mà Singapore thu được trong 2 năm chống dịch vừa qua sẽ là là bài học hữu ích để nước này có thể tiếp tục thực hiện mục tiêu vừa kiểm soát đại dịch hiệu quả, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống người dân trong trạng thái bình thường mới.
Hàn Quốc thành lập nhóm công tác về trạng thái 'bình thường mới'
Chính phủ Hàn Quốc ngày 10/10 cho biết trong tuần tới sẽ thành lập nhóm công tác triển khai việc chuyển về trạng thái "bình thường mới" sống chung với COVID-19, trong đó đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine.
Giới chức y tế cho biết nhóm công tác do Thủ tướng Kim Boo-kyum đứng đầu và sẽ tổ chức có cuộc họp đầu tiên trong tuần tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hanam, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kế hoạch, các chuyên gia thuộc khu vực tư nhân sẽ tham gia cuộc họp cùng giới chức chính phủ, thảo luận cách thức thực hiện những chuyển đổi về mặt kinh tế, giáo dục, an ninh, các biện pháp kiểm soát và kiểm dịch đối với virus SARS-CoV-2. Dựa trên các cuộc thảo luận, chính phủ dự kiến sẽ lập ra lộ trình dần đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.
Chính phủ Hàn Quốc đã cân nhắc dần chuyển sang giai đoạn "sống chung với COVID-19" từ ngày 9/11, theo đó COVID-19 sẽ được coi như một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp giống như cúm mùa, và các quy định giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng.
Trước đó, chính phủ tuyên bố cần tiêm chủng đầy đủ cho 70% trong dân số 51 triệu người để trở lại cuộc sống bình thường.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hồi tháng 2, tính đến ngày 10/10, Hàn Quốc có 39,92 triệu người, tương đương 77,7% dân số, đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Số người được tiêm đủ liều vaccine là 30,43 triệu người, tương đương 59,3% dân số.
Quốc hội Pháp thông qua dự luật về thẻ vaccine Ngày 13/1, với 249 phiếu thuận và 63 phiếu chống, Thượng viện Pháp đã phê chuẩn các biện pháp mới về phòng chống dịch COVID-19 do Chính phủ nước này đề xuất, trong đó có dự luật về thẻ vaccine. Toàn cảnh một phiên họp Thượng viện Pháp tại thủ đô Paris. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo dự luật trên, người dân cần...